Chợ Tốt đang thâm nhập vào hai lĩnh vực nóng nhất hiện nay là rao bán ô tô và bất động sản.

Hiện tại, room cho khối ngoại của công ty là 49% do mảng kinh doanh bốc dỡ hàng hóa, vận tải nội địa và vận tải đường bộ là ngành nghề kinh doanh bị hạn chế sở hữu nước ngoài tại mức 49%.
Tae Kwang Industrial Co. Ltd, một công ty dệt may và hóa chất dầu khí Hàn Quốc đã bày tỏ mong muốn mua lại cổ phần lớn của “ông lớn” trong ngành vận tải biển và logistics là CTCP Gemadept (GMD). Mặc dù Gemadept chưa chính thức công bố thông tin này nhưng thị trường chứng khoán vẫn nóng về câu chuyện này, cổ phiếu GMD đã tăng gần 60% kể từ đầu năm.
Tae Kwang Industry Co. Ltd đã hoạt động tại Việt Nam trong hơn 23 năm qua. Trong đó, Tae Kwang Vina Industrial (Tae Kwang Industry Co. Ltd sở hữu 100%) là công ty giày dép lớn thứ hai tại Việt Nam. Nếu thương vụ thành công, GMD sẽ được nhận chuyển giao toàn bộ yêu cầu về logistics hiện tại của Tae Kwang.
Hiện tại, room cho khối ngoại của GMD là 49% do mảng kinh doanh bốc dỡ hàng hóa, vận tải nội địa và vận tải đường bộ của công ty là ngành nghề kinh doanh bị hạn chế sở hữu nước ngoài tại mức 49%.
GMD sở hữu một loạt cảng biển với các tỷ lệ sở hữu gồm: Cảng Nam Hải (GMD sở hữu 99,98%) đóng góp khoảng 10% doanh thu thuần và 19% lợi nhuận gộp trong năm 2016; Cảng Nam Hải Đình Vũ (84,66%) đóng góp khoảng 19% doanh thu thuần và 34% lợi nhuận gộp trong năm 2016; Cảng Phước Long (100%) đóng góp khoảng 12% doanh thu thuần và 9% lợi nhuận gộp trong năm 2016; Cảng Nam Đình Vũ (60%) đang được xây dựng và sẽ bắt đầu hoạt động từ năm 2018; Cảng Dung Quất (81,60%) đóng góp khoảng 2% doanh thu thuần và 6% lợi nhuận gộp trong năm 2016.
Tại Đại hội cổ đông thường niên vừa qua, cổ đông đã thông qua kế hoạch thoái vốn tại một loạt công ty con. GMD dự kiến hoàn tất thoái vốn một số khoản đầu tư và ghi nhận lợi nhuận lớn trong năm nay. Cụ thể:
Chuyển nhượng 15% vốn còn lại tại Công ty TNHH CJ Việt Nam (sở hữu tòa nhà Gemadept Tower) và ghi nhận 100 tỷ đồng lợi nhuận; Chuyển nhượng 51% cổ phần tại CTCP Tiếp vận và Cảng quốc tế Hoa Sen Gemadept và ghi nhận 100 tỷ đồng lợi nhuận. Công ty này được Tập đoàn Hoa Sen – HSG (sở hữu 45%), Gemadept (sở hữu 51%), vốn điều lệ là 140 tỷ đồng; Chuyển nhượng 51% cổ phần công ty sắp thành lập là Công ty TNHH Vận tải biển Gemadept Holding và Công ty TNHH Tiếp vận Gemadept Holding. GMD cho biết đối tác đang trả giá 125 triệu USD để mua 50% cổ phần 2 công ty này.
Các khoản đầu tư khác được đề xuất thoái vốn sẽ cần nhiều thời gian hơn. Cụ thể: Chuyển nhượng 51%-100% cổ phần của GMD tại 3 công ty cao su do GMD nắm giữ 100% vốn gồm: CTCP Hòn Ngọc Thái Bình Dương (vốn điều lệ 587 tỷ đồng), CTCP Hoa Sen Thái Bình Dương (vốn điều lệ 790 tỷ đồng) và CTCP Niềm kiêu hãnh Thái Bình Dương (vốn điều lệ 92 tỷ đồng); Chuyển nhượng 25% cổ phần tại CTCP Cảng Cái Mép Gemadept - Terminal Link (Gemalink), vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng, GMD sở hữu 75% cổ phần.
Hiền ANh
Theo Infonet.vn
Chợ Tốt đang thâm nhập vào hai lĩnh vực nóng nhất hiện nay là rao bán ô tô và bất động sản.
Chủ tịch Hòa Phát là ông Trần Đình Long hay nói: “Với doanh nghiệp, đứng lại là chết mà đi chậm cũng chết, phải tăng tốc thôi!”
Tại New York, VNG và NASDAQ đã ký thỏa thuận về việc startup công nghệ Việt Nam đầu tiên sẽ IPO trên sàn chứng khoán lớn thứ hai thế giới.
Rocket Internet IPO trên sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt vào tháng 10/2014 đánh dấu là thương vụ IPO lớn nhất tại Đức trong vòng 7 năm và là cơ hội đầu tiên để các nhà đầu tư có thể sở hữu cổ phiếu của một trong những startup phát triển nhanh bậc nhất tại châu Âu thời kỳ đó.
Thị trường thức ăn nhanh Việt Nam đã thu hút hàng loạt tên tuổi tiếng tăm thế giới như Carl’s Jr, Domino’s Inc, Pop Popoyes, Subway Restaurants; Burger King, McDonald’s… Nhưng sau một thời gian “làm mưa làm gió”, không ít thương hiệu lớn phải ngậm ngùi ra đi hoặc thu hẹp quy mô hoạt động.
Cùng việc rầm rộ mở nhà máy, ồ ạt nhập bò Mỹ, tung sản phẩm hữu cơ..., các hãng sữa ở VN đang chi ngàn tỉ cho quảng cáo, khuyến mãi để giành thị phần.
Từ năm 2013, doanh thu của Bibica đã đạt con số 1.000 tỷ đồng. Đến năm 2016, doanh thu đã cán mốc 1.263 tỷ đồng. Mục tiêu đến năm 2021, doanh thu của Bibica đạt 2.681 tỷ đồng và trở thành công ty bánh kẹo hàng đầu Việt Nam.
Không chỉ mì cay 7 cấp độ, cà phê take away, mì bay... cũng từng trở thành kiểu kinh doanh trào lưu, gây sốt nhưng nhanh chóng đi vào thoái trào do thị hiếu khách hàng thay đổi.
Hiệu ứng cánh bướm (butterfly effect) là cách gọi dùng để mô tả một sự thay đổi nhỏ có thể dẫn tới hệ quả vô cùng lớn. Một cánh bướm đập ở Brazil có thể là điểm khởi đầu của một chuỗi sự kiện phức tạp hình thành nên siêu bão ở Texas, cách đó hàng chục nghìn km.
Cuộc chiến giữa taxi với Uber, Grab lên đến đỉnh điểm khi các hãng công nghệ tiếp tục tung chiêu giành khách, còn các hãng taxi đáp lại bằng cách điều chỉnh phương thức kinh doanh nhằm cắt giảm chi phí.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự