Hiện trang web dạy nấu ăn Cooky đã có hơn 60.000 thành viên và có gần 21.000 công thức nấu ăn và làm bánh.

Chính sách “visa khởi nghiệp” nhằm mục đích thu hút nhân tài là các cho công dân nước ngoài đến Mỹ đầu tư bị hoãn lại thay vì sẽ được thực thi vào ngày 17-7 như dự kiến.
Ở một thời điểm mà mọi quốc gia trên thế giới đều đang tìm mọi cách để thu hút và giữ chân các nhân tài tới nước họ và gây dựng các công ty đổi mới, thì chính quyền ông Trump lại đang phát đi những tín hiệu cho thấy họ đang làm những việc ngược lại
Ông Bobby Franklin
Nhà Trắng nói sẽ tạm dừng thực thi chính sách này tới ngày 14-3 năm sau và trong thời gian đó sẽ đánh giá lại chương trình.
“Sai lầm lớn”
Được biết với tên gọi Luật doanh nhân quốc tế và được giới công nghệ Mỹ tại Thung lũng Silicon đặc biệt hoan nghênh, chính sách visa khởi nghiệp từng được thông qua vào cuối nhiệm kỳ của tổng thống Barack Obama.
Tại thời điểm đó, chính quyền Mỹ ước tính có khoảng 3.000 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn cấp visa này.
Theo luật này, các doanh nhân không phải người Mỹ khi mở công ty, nếu nhận được 100.000 USD tài trợ của chính phủ hoặc huy động được 250.000 USD vốn đầu tư mạo hiểm (các khoản đầu tư cho công ty khởi nghiệp) sẽ được phép ở lại Mỹ trong thời hạn 30 tháng và có thể gia hạn để có điều kiện thu hút thêm nguồn vốn và phát triển doanh nghiệp.
“Một sai lầm lớn” - ông Steve Case, đồng sáng lập kiêm cựu giám đốc điều hành Công ty American Online (AOL) và hiện là giám đốc điều hành (CEO) của Quỹ đầu tư Revolution LLC, nhận xét về quyết định của chính quyền trên tài khoản Twitter.
Ông viết: “Các doanh nhân nhập cư là những người tạo ra việc làm chứ không phải những người đi xin việc”.
Bà Tahmina Watson - luật sư chuyên về nhập cư ở thành phố Seattle, trung tâm công nghệ của nước Mỹ, cũng là người từng hỗ trợ soạn thảo luật visa khởi nghiệp - cho biết: “Luật này rất quan trọng vì tất cả những lựa chọn visa chúng ta hiện có đều không phù hợp với các nhà sáng lập doanh nghiệp. Nó sẽ giúp khỏa lấp khoảng trống (về vấn đề visa) đã tồn tại trong một thời gian dài”.
Chẳng hạn với luật này, các sinh viên quốc tế du học tại Mỹ vẫn có thể tiếp tục ở lại đây sau khi tốt nghiệp nếu họ bắt tay khởi động thành lập ngay một công ty.
Đơn xin cấp visa khởi nghiệp của họ sẽ cần chứng minh được họ đã huy động được một số vốn tối thiểu để có thể gây dựng doanh nghiệp và chủ động với công việc của mình.
Giới công nghệ giận dữ
Báo Seattle Times cũng ghi nhận phản ứng giận dữ của giới lãnh đạo công nghệ tại Seattle sau quyết định này của chính quyền.
Ông Michael Schutzler - người đứng đầu Hiệp hội Công nghiệp công nghệ Washington, cũng là người từng góp phần xây dựng luật visa khởi nghiệp - bức xúc: “Rất nhiều người muốn khởi nghiệp, nhưng cơ chế cấp visa hiện tại của chúng ta về cơ bản lại đang trục xuất những doanh nhân đó, một điều thực sự điên rồ”.
Cũng theo ông Schutzler, các doanh nhân khởi nghiệp nhập cư chiếm một tỉ lệ lớn trong nhóm các doanh nhân đã và đang góp phần mở mang cho ngành công nghiệp của Seattle.
Do đó, nếu chính sách visa của Mỹ không khuyến khích họ khởi nghiệp tại quốc gia này, đương nhiên họ sẽ tìm tới nơi khác.
Trên thực tế đây chỉ là trường hợp mới nhất trong số các biện pháp mà chính quyền của Tổng thống Trump đã áp dụng để ngăn chặn bớt dòng người nhập cư tới Mỹ, bất chấp sự phản đối của các tổ chức doanh nghiệp.
Ngay từ sắc lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Trump với công dân đến từ 6 quốc gia có phần lớn người dân theo đạo Hồi, một loạt công ty Mỹ đã lên tiếng phản đối.
Hơn 160 hãng công nghệ, trong đó có Amazon, Facebook và Alphabet, đã cùng nhau lên án sắc lệnh hành pháp về nhập cư của ông Trump.
Cùng với đó, cũng chính các hãng công nghệ Mỹ đã phản ứng gay gắt với quyết định hạn chế cấp visa H-1B cho các lao động trình độ cao nước ngoài do chính quyền ban hành.
Canada thành trung tâm khởi nghiệp
Ở sát vách với Mỹ, Canada đã và đang có những chính sách thu hút, khuyến khích các doanh nhân khởi nghiệp tới nước họ. Theo Reuters, ngày 12-6 vừa qua, Canada đã triển khai chương trình visa ngắn hạn dành cho các lao động nhập cư có trình độ cao, động thái được cho là tận dụng bối cảnh chính quyền Mỹ đang triển khai chính sách visa ngặt nghèo hơn với lao động nước ngoài.
D.KIM THOA
Theo Tuoitre.vn
Hiện trang web dạy nấu ăn Cooky đã có hơn 60.000 thành viên và có gần 21.000 công thức nấu ăn và làm bánh.
Sau 9 năm sống và tham gia thị trường start-up ở Việt Nam, Bobby Liu, một chuyên gia từ Singapore đang chờ đợi điều ông gọi là “làn sóng thứ 3” của start-up Việt.
Bạn chỉ cần tìm ý tưởng cho sản phẩm của mình và quảng bá sản phẩm. Nền tảng này giúp bạn hoàn thành những công việc còn lại, ngay cả giao hàng cho khách hay đổi trả sản phẩm sau khi bán.
Nhiều bạn trẻ bỏ học để lao vào mạng xã hội với giấc mơ nổi tiếng và kiếm nhiều tiền, nhưng đó không hề là con đường dễ dàng.
Mới đây các lãnh đạo của dịch vụ lưu trữ, chia sẻ âm nhạc toàn cầu SoundCloud đã thừa nhận họ không còn đủ tiền để duy trì hoạt động.
Bà Thạch Lê Anh, Giám đốc Dự án Vietnam Silicon Valley chia sẻ, các dự án khởi nghiệp đến với Dự án Vietnam Silicon Valley để tư vấn gần như không còn cơ hội sống sót, bởi không gọi được vốn đầu tư, dẫn đến không thử nghiệm được sản phẩm và “chết yểu”.
Những kết luận (câu trả lời) này được rút ra từ thực tế các doanh nghiệp mà người viết đã tư vấn, đã theo dõi quá trình hoạt động của họ, và từ chính startup của mình.
"Tôi nghiệm ra rằng để xây dựng một công ty lớn, có nhiều nhân tài giỏi phải nghĩ lớn. Nghĩ lớn mới có sự chuẩn bị chu đáo, nghĩ lớn thì mới có nhân tài, vì không người giỏi nào lại muốn “chôn vùi” cuộc đời mình vào một công ty bé tẻo teo".
Khi khởi nghiệp, đa số các nhà sáng lập đều tin rằng, chỉ cần có ý tưởng điên rồ, khác biệt hoặc độc đáo là sẽ thành công như Facebook, Google, Uber hoặc Grab, nhưng đó lại là một trong những sai lầm chết người…
Học quản trị kinh doanh nhưng Hồ Đức Thiện (27 tuổi, ở P.Điện Nam Bắc, TX.Điện Bàn, Quảng Nam) đã rẽ hướng khác để làm giàu: mở nông trại nấm bào ngư.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự