Sau 9 năm sống và tham gia thị trường start-up ở Việt Nam, Bobby Liu, một chuyên gia từ Singapore đang chờ đợi điều ông gọi là “làn sóng thứ 3” của start-up Việt.

Những kết luận (câu trả lời) này được rút ra từ thực tế các doanh nghiệp mà người viết đã tư vấn, đã theo dõi quá trình hoạt động của họ, và từ chính startup của mình.
Câu 1: Khi mới khởi nghiệp, việc bán hàng, sản phẩm và xây dựng thương hiệu, cái nào cần làm trước?
Khi sản phẩm chưa ổn đừng vội làm thương hiệu.
Sản phẩm có trước, thương hiệu có sau. Không có chuyện ngược lại. Sản phẩm tồi làm thương hiệu rầm rộ nhiều khi tệ hơn là không làm gì.
Tiền đã ít, đừng ném tiền qua cửa sổ.
Câu 2: Nhưng khi sản phẩm thực sự tốt, mới khởi nghiệp có cần làm thương hiệu không?
Rất cần!
Sản phẩm tốt mà không biết làm thương hiệu thì khác gì “áo gấm đi đêm”. Đối với sản phẩm tốt, truyền miệng từ những người đã dùng rất quan trọng. Nhưng các đối thủ cũng sản phẩm tốt chẳng kém thì làm sao? Lúc đó chiến thắng thuộc về người biết làm thương hiệu một cách bài bản, biết vận dụng những quy luật và nguyên tắc có sức mạnh tạo sự thay đổi.
Nhiều khi để rút ra được một quy luật, rất nhiều doanh nghiệp đã phải trả giá rất đắt.
Câu 3: Cần bao nhiêu lâu để một chiến lược thương hiệu chứng minh lợi ích mang lại cho doanh nghiệp?
(Chiến lược thương hiệu có 3 nội dung, định vị chỉ là một trong 3 nội dung đó).
Không có mốc thời gian làm chuẩn. Thành công hay không phụ thuộc vào 3 yếu tố chính:
- Chiến lược thương hiệu có chuẩn hay không?
- Chuẩn rồi thực thi trong quảng cáo và content có hiệu quả không?
- Cuối cùng, đội ngũ bán hàng thực thi hiệu ứng thương hiệu và truyền thông mang lại thế nào, nhất là chất lượng dịch vụ?
Nhanh thì 6 tháng có thể thấy rõ thành công, chậm thì thậm chí mất vài ba năm.
Theo Doanh Nhân Sài Gòn
Sau 9 năm sống và tham gia thị trường start-up ở Việt Nam, Bobby Liu, một chuyên gia từ Singapore đang chờ đợi điều ông gọi là “làn sóng thứ 3” của start-up Việt.
Bạn chỉ cần tìm ý tưởng cho sản phẩm của mình và quảng bá sản phẩm. Nền tảng này giúp bạn hoàn thành những công việc còn lại, ngay cả giao hàng cho khách hay đổi trả sản phẩm sau khi bán.
Nhiều bạn trẻ bỏ học để lao vào mạng xã hội với giấc mơ nổi tiếng và kiếm nhiều tiền, nhưng đó không hề là con đường dễ dàng.
Mới đây các lãnh đạo của dịch vụ lưu trữ, chia sẻ âm nhạc toàn cầu SoundCloud đã thừa nhận họ không còn đủ tiền để duy trì hoạt động.
Bà Thạch Lê Anh, Giám đốc Dự án Vietnam Silicon Valley chia sẻ, các dự án khởi nghiệp đến với Dự án Vietnam Silicon Valley để tư vấn gần như không còn cơ hội sống sót, bởi không gọi được vốn đầu tư, dẫn đến không thử nghiệm được sản phẩm và “chết yểu”.
Chính sách “visa khởi nghiệp” nhằm mục đích thu hút nhân tài là các cho công dân nước ngoài đến Mỹ đầu tư bị hoãn lại thay vì sẽ được thực thi vào ngày 17-7 như dự kiến.
"Tôi nghiệm ra rằng để xây dựng một công ty lớn, có nhiều nhân tài giỏi phải nghĩ lớn. Nghĩ lớn mới có sự chuẩn bị chu đáo, nghĩ lớn thì mới có nhân tài, vì không người giỏi nào lại muốn “chôn vùi” cuộc đời mình vào một công ty bé tẻo teo".
Khi khởi nghiệp, đa số các nhà sáng lập đều tin rằng, chỉ cần có ý tưởng điên rồ, khác biệt hoặc độc đáo là sẽ thành công như Facebook, Google, Uber hoặc Grab, nhưng đó lại là một trong những sai lầm chết người…
Học quản trị kinh doanh nhưng Hồ Đức Thiện (27 tuổi, ở P.Điện Nam Bắc, TX.Điện Bàn, Quảng Nam) đã rẽ hướng khác để làm giàu: mở nông trại nấm bào ngư.
Một doanh nghiệp khởi nghiệp đã thành công trong việc mang hoa sen Việt Nam sang Pháp dưới dạng sấy khô.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự