Trong các năm qua, Ấn Độ luôn nằm trong nhóm 20/200 quốc gia có mức xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất với Việt Nam.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng đầu năm 2018 cả nước xuất khẩu 2,6 triệu tấn dầu thô, thu về gần 1,46 tỷ USD, giảm mạnh 47,5% về lượng và giảm 26,4% về kim ngạch so với 8 tháng đầu năm 2017.
Riêng trong tháng 8/2018 lượng dầu thô xuất khẩu giảm 11,3% về lượng và giảm 15,9% về kim ngạch so với tháng 7/2018, đạt 368.370 tấn, tương đương 202,1 triệu USD. So với cùng tháng năm ngoái cũng giảm 39,9% về lượng và giảm 16,5% về kim ngạch.
Giá xuất khẩu dầu thô trung bình trong tháng 8/2018 đạt 548,6 USD/tấn, giảm 5,2 % so với tháng 7/2018 nhưng tăng mạnh 38,9% so với tháng 8/2017. Tính trung bình trong 8 tháng đầu năm, giá dầu thô đạt mức 560,8 USD/tấn, tăng 40,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trung Quốc đứng đầu về thị trường tiêu thụ dầu thô của Việt Nam, chiếm gần 30% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu dầu thô của cả nước. Trong 8 tháng đầu năm nay xuất sang thị trường này đạt 769.359 tấn, trị giá 433,77 triệu USD, sụt giảm mạnh 54,7% về lượng và giảm 36,6% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Giá dầu thô xuất sang Trung Quốc đạt 563,8 USD/tấn, tăng 40%.
Thị trường lớn thứ 2 là Thái Lan, chiếm trên 23% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu dầu thô của cả nước, đạt 607.240 tấn, trị giá 343,5 triệu USD, giảm 11,6% về lượng nhưng tăng 23,8% về kim ngạch. Giá dầu thô xuất sang Thái Lan tăng 40% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 565,7 USD/tấn.
Dầu thô xuất sang thị trường Australia tăng mạnh cả giá, lượng và kim ngạch. Cụ thể: lượng xuất đạt 549.312 tấn, tăng 62,9%; kim ngạch 310,911 triệu USD, tăng 126,3%; giá tăng 38,9%, đạt 566 USD/tấn. Xuất khẩu dầu thô sang Australia chiếm trên 21% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu dầu thô của cả nước
Xuất khẩu dầu thô sang Nhật Bản sụt giảm mạnh 64,3% về lượng và giảm 50% về kim ngạch, đạt 263.358 tấn, tương đương 149,48 triệu USD, chiếm trên 10% trong tổng lượng và tổng kim ngạch. Tuy nhiên, giá xuất khẩu sang thị trường này vẫn tăng mạnh trên 40%, đạt 567,6 USD/tấn.
Dầu thô xuất sang Singapore cũng giảm rất mạnh 73,6% về lượng và giảm 63,7% về kim ngạch, đạt 135,244 tấn, tương đương 72,49 triệu USD, nhưng giá xuất khẩu tăng 37,3%, đạt 536 USD/tấn.
Xuất khẩu sang thị trường các nước Đông Nam Á nói chung chiếm trên 31% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu dầu thô của cả nước, đạt 821.669 tấn, tương đương 458,26 triệu USD, giảm 49,6% về lượng và giảm 29,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2017.
Xuất khẩu dầu thô 8 tháng đầu năm 2018
Thị trường | 8T/2018 | +/- so với cùng kỳ (%) | ||
Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng cộng | 2.599.488 | 1.457.821.551 | -47,53 | -26,4 |
Trung Quốc | 769.359 | 433.765.672 | -54,71 | -36,59 |
Thái Lan | 607.240 | 343.499.282 | -11,6 | 23,81 |
Australia | 549.312 | 310.911.692 | 62,87 | 126,27 |
Nhật Bản | 263.358 | 149.475.524 | -64,32 | -50,01 |
Singapore | 135.244 | 72.492.051 | -73,56 | -63,69 |
Mỹ | 132.671 | 68.423.923 | -38,18 | -18,56 |
Malaysia | 79.185 | 42.273.172 | -81,93 | -75,18 |
Hàn Quốc | 40.461 | 23.827.014 | -75,28 | -63,62 |
(*Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Trong các năm qua, Ấn Độ luôn nằm trong nhóm 20/200 quốc gia có mức xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất với Việt Nam.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước trong 8 tháng đầu năm 2018 tăng 7,3% so với 8 tháng đầu năm ngoái, đạt gần 5,6 tỷ USD. Riêng tháng 8/2018 kim ngạch đạt 861,55 triệu USD, tăng 12,6% so với tháng 7/2018 và tăng 2,5% so với tháng 8/2017.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu về Việt Nam 8 tháng đầu năm 2018 đạt gần 8,63 triệu tấn, trị giá hơn 5,74 tỷ USD, tăng nhẹ 0,01% về lượng và tăng 27,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Trong quan hệ thương mại với Việt Nam, Hungary là thị trường xuất khẩu xếp thứ 58 và nhập khẩu xếp thứ 53 trong tổng số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại với Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 8/2018 cả nước nhập khẩu 1,24 triệu tấn sắt thép, tăng 5,1% so với tháng 7/2018, trị giá 904,48 triệu USD, tăng 2,9%. So với tháng 8/2017 giảm 12,4% về lượng nhưng tăng 13,7% về kim ngạch.
Mặc dù kim ngạch chỉ đạt trên 5 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2018, nhưng nhóm hàng than đá nhập từ thị trường Nhật Bản tăng mạnh vượt trội gấp hơn 12,6 lần so với cùng kỳ 2017.
Là thị trường có vị trí địa lý gần hơn so với các quốc gia khác, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, chiếm trên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thức ăn gia súc & nguyên liệu, Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu chủ lực mặt hàng này của Việt Nam.
Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) trong tháng 8/2018 đạt 302 triệu USD, tăng 30,08% so với tháng trước đó và tăng 30,51% so với cùng tháng năm ngoái.
Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng đầu năm 2018 cả nước xuất khẩu triệu 4,53 tấn gạo, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm ngoái, thu về 2,29 tỷ USD, tăng 26,5%.
Kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và ngô chiếm thế áp đảo trong chủng loại hàng hóa nhập từ thị trường Achentina, chiếm 92,1% trong tổng kim ngạch 7 tháng đầu năm 2018.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự