Việt Nam đã bắt đầu chào bán cà phê vụ mới, nhưng giao dịch khá trầm lắng do chênh lệnh lớn giữa giá chào bán và giá chào mua.

Kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và ngô chiếm thế áp đảo trong chủng loại hàng hóa nhập từ thị trường Achentina, chiếm 92,1% trong tổng kim ngạch 7 tháng đầu năm 2018.
Hiện nay, Achentina là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam ở khu vực Nam Mỹ, là thị trường nhập khẩu “tỷ USD” thứ 2 ở châu Mỹ (tính hết tháng 7) chỉ sau thị trường Hoa Kỳ.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, tháng 7/2018 Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Achentina 83,79 triệu USD, giảm 2,11% so với tháng 6/2018 và giảm mạnh 64,42% so với tháng 7/2017. Tính chung 7 tháng đầu năm 2018 kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này đạt 1,3 tỷ USD, giảm 18,15% so với cùng kỳ 2017.
Ngành chăn nuôi nước ta đang phụ thuộc lớn vào việc nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và chủ yếu đang dựa vào Achentina. Theo bảng số liệu từ TCHQ nhập khẩu từ thị trường Achentina trong 7 tháng đầu năm 2018, thức ăn gia súc & nguyên liệu, ngô là hai mặt hàng chủ lực, chiếm tới 91,2% tổng kim ngạch, đạt 1,2 tỷ USD, trong đó thức ăn gia súc nguyên liệu chiếm thị phần lớn 52%, đạt 700,30 triệu USD, giảm 25,85% so với cùng kỳ 2017. Nếu tính riêng tháng 7/2018 thì nhập khẩu nhóm hàng này từ Achentina giảm 27,24% so với tháng 6/2018 xuống còn 53,27 triệu USD và giảm 55,8% so với tháng 7/2017.
Đứng thứ hai về kim ngạch là mặt hàng ngô với lượng nhập trong tháng 113,12 nghìn tấn, trị giá 23,07 triệu USD, tăng đột biến gấp 5,82 lần về lượng (tức tăng 482,26%) và gấp 5,85 lần trị giá (tức tăng 485,27%) so với tháng 6/2018, giá nhập bình quân 203,99 USD/tấn. Tính cung 7 tháng 2018, lượng ngô nhập từ thị trường Achentina là 2,76 triệu tấn, trị giá 539,08 triệu USD, tăng 16,15% về lượng và 17,14% trị giá so với cùng kỳ, giá nhập bình quân 194,63 USD/tấn.
Kế đến là hàng nguyên phụ liệu dệt may, da giày với kim ngạch đạt 3,8 triệu USD trong tháng 7, tăng 28,89% so với tháng 6/2018, nâng kim ngạch 7 tháng đầu năm 2018 lên 18,08 triệu USD, giảm 29,5% so với cùng kỳ 2017.
Kế đến là các mặt hàng gỗ và sản phẩm, dược phẩm và bông.
Nhìn chung 7 tháng 2018 nhập khẩu từ thị trường Achentina đều suy giảm kim ngạch chiếm 66,6%, trong đó giảm mạnh nhất là nhóm hàng bông giảm tới 85,91% về lượng và 87,02% trị giá, tương ứng với 436 tấn; 716,2 nghìn USD. Nhóm hàng giảm nhiều đứng thứ hai là dược phẩm giảm 66,17% tương ứng 2,3 triệu USD.
Theo Vinanet.vn
Việt Nam đã bắt đầu chào bán cà phê vụ mới, nhưng giao dịch khá trầm lắng do chênh lệnh lớn giữa giá chào bán và giá chào mua.
Nhu cầu tôm Thái Lan trên thị trường Mỹ dự báo tiếp tục tăng mạnh, trong khi thị phần cá tra của Việt Nam tại Mỹ cũng bị cạnh tranh bởi Trung Quốc.
Giá xuất khẩu tháng 9/2015 tăng 0,21% so với tháng trước và tăng tới 11,14% so với tháng 9/2014. Tính chung 9 tháng đầu năm 2015, giá hạt điều xuất khẩu tăng 10,25% so với cùng kỳ năm 2014.
Kể từ tháng 5/2015, Anh vượt qua Đức trở thành thị trường lớn nhất về nhập khẩu tôm Việt Nam trong khối EU. Tháng 8/2015, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Anh chiếm 4,7% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam trong khi xuất khẩu tôm sang Đức chiếm 3,1%.
Tính chung 9 tháng năm 2015, kim ngạch tân dược nhập khẩu ước đạt 1.656 triệu USD, tăng 11,59% (tương đương 172 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2014.
Nhiều doanh nghiệp và chuyên gia cho rằng xuất khẩu rau quả của VN có thể còn vượt xa mức 2 tỉ USD trong năm nay nếu như giảm cước, phí thủ tục và vận chuyển...
Tính chung 9 tháng đầu năm 2015, kim ngạch nhập khẩu giấy các loại ước đạt 1,06 tỷ USD, tăng 2,05% so với cùng kỳ năm trước (tương ứng với kim ngạch 21 triệu USD).
Nhiều nước mở cửa thị trường cho trái cây tươi của VN nhưng xuất khẩu vẫn khó do cước vận chuyển bằng đường hàng không chiếm tới 50% giá thành, khó cạnh tranh với trái cây của các nước.
8 tháng năm 2015, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Ảrập Xêút đạt 42,46 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 4,2% tổng xuất khẩu cá tra của Việt Nam.
Theo thống kê của Bộ Công Thương, xuất khẩu trái cây Việt Nam liên tục tăng, từ 827 triệu USD (2012) lên 1 tỷ USD (2013) và 1,477 tỷ USD (2014). Với kết quả tăng trưởng khả quan này, năm 2015, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu trái cây lên 2 tỷ USD. Liệu đích ngắm ấy có quá xa?
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự