Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công thương) cho biết, năm 2018, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước khu vực châu Phi đạt khoảng 6,6 tỷ USD.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu dầu thô của Việt Nam 7 tháng đầu năm 2018 sụt giảm rất mạnh 48,1% về lượng và giảm 26,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2,32 triệu tấn, tương đương 1,26 tỷ USD.
Riêng tháng 7/2018 lượng dầu thô xuất khẩu đạt 415.425 tấn, thu về 240,29 triệu USD, tăng 32,5% về lượng và tăng 34,4% về kim ngạch so với tháng liền kề trước đó. So với cùng tháng năm trước thì giảm 28,5% về lượng nhưng tăng 11% về kim ngạch.
Trung Quốc – thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng dầu thô của Việt Nam, chiếm gần 31% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu dầu thô của cả nước, đạt 687.460 tấn, tương đương 388,41 triệu USD, sụt giảm rất mạnh 57,1% về lượng và giảm 39,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Dầu thô xuất khẩu sang Thái Lan đạt 494.299 tấn, tương đương 281,08 triệu USD, chiếm trên 22% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm 15% về lượng và giảm 19,9% về kim ngạch.
Tiếp đến xuất khẩu sang thị trường Australia đạt 422.062 tấn, tương đương 240,52 triệu USD, chiếm 19% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 40,8% về lượng và tăng 100,8% về kim ngạch.
Xuất khẩu sang Nhật Bản giảm mạnh 60,5% về lượng và giảm 44,4% về kim ngạch, đạt 217.306 tấn, tương đương 124,58 triệu USD, chiếm 10% trong tổng lượng và tổng kim ngạch.
Trong 7 tháng đầu năm nay, chỉ có 2 thị trường xuất khẩu dầu thô tăng cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái là thị trường Australia như đã nói trên và thị trường Mỹ tăng 21,7% về lượng và tăng 61,7% kim ngạch, đạt 132.671 tấn, tương đương 68,42 triệu USD.
Ngược lại, xuất khẩu sang Malaysia sụt giảm mạnh nhất 80% về lượng và giảm 72,4% về kim ngạch, đạt 79.185 tấn, tương đương 42,27 triệu USD. Xuất khẩu sang Singapore cũng giảm mạnh 73,3% về lượng và giảm 62,3% về kim ngạch, đạt 136.344 tấn, tương đương 75,19 triệu USD.
Xuất khẩu dầu thô 7 tháng đầu năm 2018
Thị trường | 7T/2018 | +/- so với cùng kỳ (%)* | ||
Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng cộng | 2.232.446 | 1.257.456.284 | -48,06 | -26,32 |
Trung Quốc | 687.460 | 388.410.641 | -57,14 | -39,19 |
Thái Lan | 494.299 | 281.081.713 | -15 | 19,93 |
Australia | 422.062 | 240.519.297 | 40,83 | 100,81 |
Nhật Bản | 217.306 | 124.575.171 | -60,54 | -44,4 |
Singapore | 136.344 | 75.192.132 | -73,34 | -62,33 |
Mỹ | 132.671 | 68.423.923 | 21,65 | 61,69 |
Malaysia | 79.185 | 42.273.172 | -80,12 | -72,42 |
Hàn Quốc | 40.461 | 23.827.014 | -48,23 | -25,92 |
(*Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công thương) cho biết, năm 2018, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước khu vực châu Phi đạt khoảng 6,6 tỷ USD.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 11 tháng 2018, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ đạt 1,33 tỷ USD giảm 22,8% trong khi kim ngạch nhập khẩu là 257,96 triệu USD tăng 26,3% so với cùng giai đoạn năm 2017; như vậy Việt Nam xuất siêu sang Thổ Nhĩ Kỳ gần 1,08 tỷ USD.
Kết thúc năm 2018 thương mại giữa Việt Nam và Philippines đạt 4,7 tỷ USD tăng gấp 2,1 lần (tức tăng 181,56%) so với năm 2017, theo đó Việt Nam đã xuất siêu sang Philippines đạt trên 2,2 tỷ USD, tăng 31,79%.
Quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc phát triển mạnh mẽ. Hiện Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất, là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam.
Năm 2018 lượng xăng dầu cả nước nhập khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 11,43 triệu tấn, trị giá 7,64 tỷ USD, tăng 8,6%.
Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) trong tháng 12/2018 đạt 372 triệu USD, tăng 16,74% so với tháng trước đó và tăng 53,43% so với cùng tháng năm ngoái.
Phát triển sản xuất và tạo nguồn hàng chất lượng; Đẩy mạnh phát triển và mở cửa thị trường; Tổ chức tốt hoạt động xuất khẩu và liên kết chuỗi sản xuất, chế biến – đó những giải pháp trọng tâm được Bộ Công Thương thực hiện để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu năm 2019 – năm được đánh giá là nhiều khó khăn, sau mức xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2018.
Theo Bộ Công Thương, hàng hóa nhôm Trung Quốc bán phá giá thời gian qua làm ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể như lợi nhuận giảm, tồn kho tăng, bị ép giá…
Hiệp hội Dệt May Việt Nam đề ra mục tiêu phát triển ngành trong năm 2019 với kim ngạch xuất khẩu đạt 40 tỷ USD, tăng trưởng 10,8%.
Xuất khẩu nhân điều của Việt Nam năm 2018 đạt 3,52 tỷ USD, chiếm thị phần trên 60% tổng giá trị xuất khẩu nhân điều thế giới.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự