Cán cân thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và các thành viên APEC 10 tháng 2017 thâm hụt 24,36 tỷ USD, bằng 20,2% kim ngạch xuất khẩu sang khối này. Từ năm 2010 đến 10/2017, bình quân mỗi năm Việt Nam nhập siêu từ các thành viên APEC 23,73 tỷ USD.

Hiện nay, Trung Quốc là thị trường cung cấp hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, nhiều sản phẩm của Việt Nam có nguồn gốc từ quốc gia láng giềng này.
Theo dữ liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết tháng 9, tổng trị giá kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 41,479 tỷ USD, đứng thứ nhất trong số trên 200 quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có quan hệ ngoại thương. Trị giá kim ngạch này tăng tới 15,23% so với cùng kỳ 2016, tương đương con số tăng thêm 5,482 tỷ USD.Danh mục các nhóm hàng nhập khẩu chính từ Trung Quốc được cơ quan Hải quan thống kê cũng được xem là lớn nhất trong các đối tác thương mại của nước ta với 45 nhóm hàng chính, từ nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, máy móc thiết bị đến hàng tiêu dùng, rau quả…
Trong đó, hết tháng 9 có 7 nhóm hàng đạt trị giá từ 1 tỷ USD trở lên gồm: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (gần 8,154 tỷ USD); Điện thoại các loại và linh kiện (đạt 5,667 tỷ USD); Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 5,102 tỷ USD); Vải (4,398 tỷ USD); Sắt thép (đạt 3,172 tỷ USD); Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày (đạt gần 1,528 tỷ USD); Sản phẩm từ chất dẻo (1,35 tỷ USD).
Các mặt hàng khác đáng chú ý là: Hóa chất (912 triệu USD); sản phẩm hóa chất (857 triệu USD); sản phẩm từ sắt thép (826 triệu USD)...
Theo Nhipcaudautu.vn
Cán cân thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và các thành viên APEC 10 tháng 2017 thâm hụt 24,36 tỷ USD, bằng 20,2% kim ngạch xuất khẩu sang khối này. Từ năm 2010 đến 10/2017, bình quân mỗi năm Việt Nam nhập siêu từ các thành viên APEC 23,73 tỷ USD.
Điện thoại và linh kiện điện thoại là mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn nhất của Việt Nam sang khối APEC trong 10 tháng đầu năm 2017
Trong 10 tháng năm 2017, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Viêt Nam trong các thành viên APEC, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt 73,3 tỷ USD, tăng 27,2% so với cùng kỳ năm trước và chiếm tỷ trọng 27,6% trong tổng trị giá thương mại song phương giữa Việt Nam và các thành viên APEC.
Gạo Việt đang có nguy cơ mất dần thị phần, vị thế độc tôn ngay trên chính “sân nhà”, trước tiên là ở các kênh phân phối hiện đại.
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng Mười ước tính đạt 19,4 tỷ USD, tăng 0,3% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 5,2 tỷ USD, tăng 2,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 14,2 tỷ USD, giảm 0,4%.
Mật ong Việt Nam có lượng thủy phần lớn, dễ lên men do khai thác và nuôi không hợp lý.
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 10 năm 2017 ước đạt 2,74 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 10 tháng đầu năm 2017 đạt 29,76 tỷ USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2016.
Khi không có TPP, các DN Việt vẫn xuất khẩu được vào thị trường Mỹ nếu đáp ứng tốt các tiêu chí an toàn sản phẩm, nguồn cung cấp có trách nhiệm, tuân thủ và minh bạch được áp dụng...
Tính đến hết tháng 9/2017, cán cân thương mại Việt Nam thặng dư 24,1 tỷ USD trong thương mại hàng hóa với Mỹ, tương đương 78% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm bắt được thông tin, lợi ích mà Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) mang lại dẫn đến “bỏ quên” các ưu đãi lẽ ra được hưởng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự