Từ vị trí là khu vực chủ lực về xuất khẩu, khối các doanh nghiệp trong nước hiện chỉ còn đóng góp chưa tới 30% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước so với mức 63% của 10 năm trước.

Tổng số tiền thuế Việt Nam phải đóng để xuất khẩu vào thị trường Mỹ cao thứ 2, chỉ xếp sau Trung Quốc.
Theo Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng, kim ngạch hàng hóa của Việt Nam xuất sang Mỹ là gần 31 tỉ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, cán cân thương mại Việt Nam trong 9 tháng qua thặng dư 24,1 tỉ USD, tương đương 78% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này.
Trong 8 tháng năm 2017, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ đạt hơn 30,16 tỉ USD, chiếm 1,99% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa nước này và đứng thứ 12 trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ. Trong cùng thời gian trên, hàng hóa Việt Nam đã phải đóng trên 2,2 tỉ USD tiền thuế, xếp thứ 2 trong tốp 15 quốc gia đóng thuế nhập khẩu hàng hóa cao nhất vào Mỹ, chỉ xếp sau Trung Quốc (khoảng 8,85 tỉ USD tiền thuế với kim ngạch xuất khẩu hơn 318 tỉ USD). Ước tính, số tiền thuế hàng nhập khẩu xuất xứ từ Việt Nam phải đóng chiếm đến 10,11% số tiền thu thuế hàng nhập khẩu của Mỹ trong 8 tháng đầu năm nay.
Theo Hiệp hội May mặc và Giày dép Mỹ (AAFA), vì lý do này, sản phẩm và hàng hóa từ Việt Nam đang bị mất lợi thế cạnh tranh hơn nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác vì thuế đóng quá cao, cao hơn cả các nước phát triển cũng như những nước trong khu vực. Có những dòng hàng Việt Nam bị đánh thuế trên 30% và trung bình của ngành dệt may là 17%. Các nước trong khối ASEAN như Indonesia chỉ đóng khoảng hơn 823 triệu USD, Thái Lan 298 triệu USD, Campuchia 278 triệu USD...
Mặc dù vậy, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ tiếp tục vượt qua các đối thủ cạnh tranh, thậm chí khi không được hưởng lợi từ bất kỳ chương trình ưu đãi thương mại hay hiệp định thương mại tự do nào. Theo ông Jon Fee, cố vấn cấp cao, Công ty Alston & Bird LLP, trong 12 tháng tính đến ngày 31.8, nhập khẩu hàng may mặc vào Mỹ từ Việt Nam vẫn tăng 8,74% và giày dép tăng 11,83%. Tuy vậy, các chuyên gia của Mỹ cho rằng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn do Mỹ đang thắt chặt hơn các quy định, quy chuẩn về an toàn các sản phẩm nhập khẩu nhằm giảm thâm hụt thương mại.
Theo Nhipcaudautu.vn
Từ vị trí là khu vực chủ lực về xuất khẩu, khối các doanh nghiệp trong nước hiện chỉ còn đóng góp chưa tới 30% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước so với mức 63% của 10 năm trước.
Liên quan đến yêu cầu công nhận tương đương cho ngành cá tra Việt Nam trong chương trình thanh tra cá da trơn của Mỹ, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP cho biết, nhiều khả năng tháng 3-2018 sẽ là thời hạn cuối để Mỹ đưa ra quyết định.
Máy nghiền cà phê dạng công nghiệp, hoạt động bằng điện, có cấu tạo và công nghệ cho phép nghiền nhiều loại hàng hóa khác nhau, được sử dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau phù hợp phân loại nhóm 84.79, mã số 8479.82.10, thuế suất thuế NK 0%.
Cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam trong nửa đầu tháng 10 tiếp tục đạt mức thặng dư 707 triệu đô la Mỹ, đưa cán cân thương mại hàng hóa của cả nước từ đầu năm đến giữa tháng 10 đạt mức thặng dư gần 1,09 tỉ đô la Mỹ, một kết quả đảo chiều so với những tháng đầu năm.
Lô hàng nhập từ Trung Quốc có dấu hiệu vi phạm đã bị hải quan Hải Phòng giữ lại khiến một doanh nghiệp của Lào nhờ Đại sứ quán Lào và Bộ Công thương can thiệp.
Sau Liên minh châu Âu (EU), Mỹ là thị trường nhập khẩu thủy hải sản thứ hai trên thế giới áp dụng chương trình giám sát thủy hải sản nhập khẩu.
Hoa Kỳ vẫn là quốc gia "mua" nhiều hàng Made in Vietnam nhất trong 9 tháng đầu năm. Qua đó, Việt Nam đã xuất siêu sang Hoa Kỳ 24,14 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến hết 9 tháng/2017, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 308,12 tỷ USD, tăng 21,3% so với cùng kỳ năm 2016; trong đó tổng trị giá xuất khẩu đạt 154,32 tỷ USD, tăng 20% và tổng trị giá nhập khẩu đạt 153,99 tỷ USD, tăng 22,7%.
Các mặt hàng thực phẩm đông lạnh có thuế suất nhập khẩu cao thường bị gian lận nhiều nhất, trong đó có thịt gà
Khi áp lực về thị trường Trung Quốc đang là một mối lo thì nguồn tiêu thụ từ các siêu thị nước ngoài đang được nhận định là một cơ hội đối với nông sản Việt.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự