Sắt thép nhập khẩu cả 9 tháng đầu năm giảm 9,9% so với cùng kỳ nhưng kim ngạch vẫn tăng 12,1%, đạt 10,34 triệu tấn, trị giá 7,51 tỷ USD.

Quan hệ giữa Việt Nam – Vương quốc Anh phát triển trên mọi lĩnh vực và hợp tác kinh tế thương mại tăng trưởng. Năm 2017, thương mại giữa hai nước là 6,1 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Anh đạt 5,4 tỷ USD và nhập khẩu đạt 700 triệu USD.
Trong 9 tháng đầu năm nay, thương mại hai chiều đạt 4,8 tỷ USD, xuất khẩu thu về 4,2 tỷ USD, tăng 9,68% và nhập khẩu 594,6 triệu USD tăng 14,56% so với cùng kỳ năm 2017.
Như vậy, 9 tháng đầu năm 2018 Việt Nam đã xuất siêu sang Anh trên 3,7 tỷ USD.
Tính riêng tháng 9/2018, Việt Nam đã xuất khẩu sang Anh 521,4 triệu USD, giảm 6,35% so với tháng 8/2018 nhưng tăng 2,93% so với tháng 9/2017.
Trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang Anh trong 9 tháng đầu năm 2018 đạt kim ngạch trên 100 triệu USD chiếm 25%, trong đó điện thoại và linh kiện chiếm tỷ trọng lớn 38,7% đạt 1,6 tỷ USD, tăng 15,08%. Đứng thứ hai là nhóm hàng dệt may đạt 579,2 triệu USD, tăng 743,% kế đến là giày dép đạt 483,3 triệu USD, giảm 5,77% so với cùng kỳ năm trước.
Đặc biệt, thời gian này Anh tăng mạnh nhập khẩu sản phẩm từ sắt thép, sản phẩm cao su và đá quý kim loại quý từ Việt Nam, tăng lần lượt 73,49%; 40,11% và 53% tuy chỉ đạt tương ứng 46,8 triệu USD; 12,9 triệu USD; 2,7 triệu USD.
Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Anh đều tăng trưởng, số nhóm hàng này chiếm 71,4% và ngược lại kim ngạch suy giảm chỉ chiếm 28,5% trong đó hạt tiêu có kim ngạch giảm nhiều nhất 34,34% mặc dù lượng tăng 7,63%, tương ứng 3,5 nghìn tấn; 14,9 triệu USD; giá xuất bình quân 4.157,35 USD/tấn, giảm 38,99%.
Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Anh 9 tháng năm 2018
Mặt hàng | 9T/2018 | +/- so với cùng kỳ (%)* | ||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng |
| 4.256.843.824 |
| 9,68 |
Điện thoại các loại và linh kiện |
| 1.650.814.919 |
| 15,08 |
Hàng dệt, may |
| 579.293.462 |
| 7,43 |
Giày dép các loại |
| 483.378.141 |
| -5,77 |
Hàng thủy sản |
| 232.040.325 |
| 20,26 |
Gỗ và sản phẩm gỗ |
| 209.494.894 |
| -0,57 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
| 184.956.465 |
| 11,33 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác |
| 139.860.741 |
| 44,95 |
Hạt điều | 10.776 | 97.522.538 | -12,55 | -16,83 |
Sản phẩm từ chất dẻo |
| 80.931.810 |
| 8,73 |
Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù |
| 69.161.035 |
| 13,1 |
Cà phê | 37.905 | 68.455.292 | 50,07 | 16,54 |
Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận |
| 61.063.948 |
| 6,43 |
Sắt thép các loại | 67.656 | 54.209.802 | 12,4 | 27,73 |
Sản phẩm từ sắt thép |
| 46.824.380 |
| 73,49 |
Kim loại thường khác và sản phẩm |
| 26.120.580 |
| 20,8 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng |
| 25.913.390 |
| 34,88 |
Sản phẩm gốm, sứ |
| 15.369.914 |
| -19,76 |
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc |
| 15.076.693 |
| 20,65 |
Hạt tiêu | 3.597 | 14.954.000 | 7,63 | -34,34 |
Sản phẩm từ cao su |
| 12.977.548 |
| 40,11 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày |
| 12.181.731 |
| 2,96 |
Xơ, sợi dệt các loại | 9.586 | 10.796.745 | -24,23 | -3,58 |
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm |
| 10.357.168 |
| 39,06 |
Hàng rau quả |
| 4.549.620 |
| -4,74 |
Dây điện và dây cáp điện |
| 4.457.654 |
| -6,72 |
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm |
| 2.781.199 |
| 53,14 |
Cao su | 1.791 | 2.511.140 | 57,66 | 14,55 |
Giấy và các sản phẩm từ giấy |
| 1.528.904 |
| 12,01 |
(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập nhiều từ Anh các nhóm hàng dược phẩm, phế liệu sắt thép, sản phẩm hóa chất, máy móc thiết bị….
Tính đến nay, Anh là một trong 15 nhà đầu tư hàng đầu vào Việt Nam.
Giáo dục và du lịch tiếp tục là những lĩnh vực hợp tác quan trọng giữa hai nước. Hiện có khoảng 12.000 sinh viên Việt Nam đang theo học tại Anh và con số này đang tiếp tục tăng một cách nhanh chóng. Du lịch cũng tăng trưởng nhanh, với gần 300.000 khách du lịch Anh tới Việt Nam trong năm 2017. Qua 8 năm triển khai và thúc đẩy mối quan hệ Đối tác chiến lược, Anh và Việt Nam đã thiết lập và duy trì các cơ chế đối thoại thường xuyên về một loạt vấn đề quốc tế như tăng cường luật pháp quốc tế, bảo vệ môi trường cũng như hòa bình và an ninh khu vực.
Việt Nam và Anh là những đối tác ủng hộ tự do thương mại mạnh mẽ ở châu Âu và châu Á, tích cực thúc đẩy việc sớm ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam (EVFTA) trong năm 2018.
Việt Nam và Anh mong muốn duy trì quan hệ thương mại suôn sẻ khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu, bao gồm thông qua việc đảm bảo tính liên tục trong hoạt động kinh doanh với việc chuyển tiếp EVFTA trong thời kỳ chuyển tiếp Brexit.
Hai bên cũng thỏa thuận tiếp tục tham vấn lẫn nhau về khả năng Anh gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Theo Vinanet.vn
Sắt thép nhập khẩu cả 9 tháng đầu năm giảm 9,9% so với cùng kỳ nhưng kim ngạch vẫn tăng 12,1%, đạt 10,34 triệu tấn, trị giá 7,51 tỷ USD.
Hiện nay, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Đông và châu Phi, là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trên thế giới.
Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng đầu năm 2018 cả nước xuất khẩu 4,89 triệu tấn gạo, thu về 2,46 tỷ USD, tăng 5,9% về lượng và tăng 20,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù lượng và kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 9/2018 tăng trưởng, nhưng tính chung từ đầu năm đến hết tháng 9/2018 giảm cả lượng và trị giá so với cùng kỳ 2017.
Số lượng nhóm hàng “tỷ USD” của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm hơn 50% tổng số nhóm hàng xuất khẩu “tỷ USD” của cả nước, trong đó giới doanh nghiệp này chiếm ưu thế lớn trong lĩnh vực công nghệ cao.
Tình hình xuất khẩu cao su trong tháng 9/2018 sụt giảm bởi tác động từ giá cao su trên thị trường thế giới biến động không đồng nhất. Tại thị trường nội địa, giá mủ cao su giảm do mưa kéo dài và ảnh hưởng nặng của bệnh rụng lá...
9 tháng đầu năm 2018, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam – Malaysia đạt 8,6 tỷ USD tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước.
Là đối tác thương mại lớn thứ 4 của nhau trong ASEAN, quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Indoneis tăng trưởng đều đặn ở mức 6,5%/năm trong giai đoạn 2012 – 2016, năm 2017 đạt 6,5 tỷ USD và 9 tháng đầu năm 2018 đạt trên 6 tỷ USD. Hai nước sẽ phấn đấu nâng kim ngạch thương mại lên 10 tỷ USD vào năm 2020.
Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh trong tháng 8/2018 giảm 4,5% so với tháng 7/2018 chỉ đạt 80 triệu USD – đây là tháng giảm thứ ba liên tiếp.
Sau khi suy giảm kim ngạch hai tháng liên tiếp, thì nay sang tháng 8/2018 xuất khẩu nhóm hàng đá quý và kim loại quý đã lấy lại đà tăng trưởng, tăng 23,8% so với tháng 7/2018 đạt 61,4 triệu USD.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự