Mặc dù không phải là thị trường chủ lực, nhưng 10 tháng đầu năm 2018 xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu sang thị trường Bờ Biển Ngà tăng vượt trội, vươn lên dẫn đầu tăng gấp 18,4 lần về lượng và 9,8 lần về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

10 tháng đầu năm 2018, lượng cà phê cả nước xuất khẩu 1,59 triệu tấn, thu về trên 3 tỷ USD, tăng 34% về lượng và tăng 10,9% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê ra thị trường nước ngoài trong tháng 10/2018 đạt 138.111 tấn, tương đương 251,15 triệu USD, tăng 14,5% về lượng và tăng 18,4% về kim ngạch so với tháng liền kề trước đó và cũng tăng 74,7% về lượng và tăng 35,9% về kim ngạch so với cùng tháng năm ngoái. Giá xuất khẩu trong tháng 10 tăng 3,5% so với tháng 9/2018 nhưng giảm 22,2% so với cùng tháng năm 2017, đạt trung bình 1.818,5 USD/tấn.
Tính tổng cộng cả 10 tháng đầu năm 2018, lượng cà phê cả nước xuất khẩu 1,59 triệu tấn, thu về trên 3 tỷ USD, tăng 34% về lượng và tăng 10,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2017. Giá cà phê xuất khẩu giảm 17,3%, đạt 1.893,6 USD/tấn.
Cà phê của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Đức, chiếm 13,3% trong tổng lượng cà phê xuất khẩu của cả nước và chiếm 12,5% trong tổng kim ngạch, đạt 211.103 tấn, trị giá 375,52 triệu USD, tăng 19,7% về lượng nhưng giảm 3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Giá xuất khẩu sang Đức cũng giảm 19%, đạt trung bình 1.778,9 USD/tấn.
Thị trường lớn thứ 2 là Mỹ chiếm 9,5% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước, đạt 150.978 tấn, trị giá 284,43 triệu USD, giảm 1,1% về lượng và giảm 18% về kim ngạch. Giá xuất khẩu sang thị trường này cũng giảm 17%, đạt trung bình 1.883,9 USD/tấn.
Xuất sang Italia chiếm trên 7% trong tổng lượng và tổng kim ngạch, đạt 118.979 tấn, trị giá 215,76 triệu USD, tăng 11% về lượng nhưng giảm 8,4% về kim ngạch. Giá xuất khẩu đạt 1.813,4 USD/tấn, giảm 17,4%.
Nhìn chung xuất khẩu cà phê sang đa số các thị trường trong 10 tháng đầu năm 2018 tăng so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó tăng mạnh ở các thị trường sau: Indonesia tăng 600% về lượng và tăng 918% về kim ngạch, đạt 60.581 tấn, tương đương 119,68 triệu USD; Nam Phi tăng 313,9% về lượng và tăng 239,7% về kim ngạch, đạt 8.713 tấn, tương đương 15,02 triệu USD; Hy Lạp tăng 156,4% về lượng và tăng 105,7% về kim ngạch, đạt 11.135 tấn, tương đương 19,59 triệu USD.
Ngược lại, xuất khẩu cà phê sang thị trường Singapore giảm mạnh nhất 40,3% về lượng và giảm 51,9% về kim ngạch; Thụy Sĩ giảm 37,3% về lượng và giảm 43,5% về kim ngạch; Mexico giảm 8,5% về lượng và giảm 26% về kim ngạch;
Xuất khẩu cà phê 10 tháng đầu năm 2018
Thị trường | 10T/2018 | +/- so với cùng kỳ (%)* | ||
Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng kim ngạch XK | 1.585.037 | 3.001.374.725 | 34,09 | 10,89 |
Đức | 211.103 | 375.520.243 | 19,71 | -2,99 |
Mỹ | 150.978 | 284.426.365 | -1,13 | -17,99 |
Italia | 118.979 | 215.755.678 | 10,94 | -8,39 |
Nhật Bản | 91.798 | 181.130.738 | 20,95 | 0,72 |
Tây Ban Nha | 100.079 | 180.523.147 | 19,99 | -1,54 |
Nga | 76.633 | 159.372.731 | 115,42 | 69,36 |
Philippines | 70.750 | 133.033.920 | 73,45 | 52,15 |
Indonesia | 60.581 | 119.678.490 | 918 | 600,48 |
Algeria | 64.327 | 115.660.977 | 44,86 | 19,01 |
Thái Lan | 57.890 | 105.148.935 | 93,27 | 51,59 |
Bỉ | 58.895 | 103.499.009 | 10,38 | -10,36 |
Trung Quốc | 36.242 | 88.866.796 | 55,54 | 28,6 |
Ấn Độ | 49.734 | 83.308.945 | 41,91 | 16,85 |
Anh | 42.431 | 76.018.460 | 59,29 | 22,17 |
Malaysia | 30.835 | 59.336.458 | 99,46 | 64,08 |
Hàn Quốc | 26.393 | 56.353.413 | -9,62 | -19,34 |
Pháp | 31.261 | 54.811.262 | 10,8 | -7,54 |
Mexico | 29.673 | 49.883.052 | -8,48 | -25,95 |
Australia | 17.520 | 33.972.633 | 80,4 | 44,63 |
Ba Lan | 12.164 | 29.217.873 | 16,71 | 3,38 |
Bồ Đào Nha | 14.617 | 26.185.077 | 44,95 | 17,8 |
Ai Cập | 11.740 | 20.283.911 | 74,86 | 46,84 |
Hy Lạp | 11.135 | 19.588.251 | 156,39 | 105,74 |
Hà Lan | 9.557 | 19.560.890 | 2,01 | -14,29 |
Israel | 6.935 | 17.973.837 | 39,01 | 4,33 |
Nam Phi | 8.713 | 15.016.821 | 313,92 | 239,65 |
Romania | 3.720 | 10.623.287 | 1,33 | -1,02 |
Canada | 4.506 | 8.886.248 | -9,43 | -23,2 |
New Zealand | 2.067 | 3.830.431 | 118,96 | 74,64 |
Đan Mạch | 2.053 | 3.691.889 | 88,35 | 54,36 |
Singapore | 1.169 | 3.227.706 | -40,3 | -51,94 |
Campuchia | 347 | 2.215.714 | 6,77 | 50,56 |
Thụy Sỹ | 244 | 489.849 | -37,28 | -43,47 |
(*Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Mặc dù không phải là thị trường chủ lực, nhưng 10 tháng đầu năm 2018 xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu sang thị trường Bờ Biển Ngà tăng vượt trội, vươn lên dẫn đầu tăng gấp 18,4 lần về lượng và 9,8 lần về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Mặc dù tháng 10 năm 2018, xuất khẩu đá quý kim loại quý của Việt Nam tăng trưởng trở lại đạt 62,15 triệu USD, nâng kim ngạch 10 tháng năm 2018 lên 508,42 triệu USD, nhưng ngược lại cũng phải nhập tới 570,14 triệu USD. Như vậy, tính từ đầu năm đến hết tháng 10/2018 đã nhập siêu 61,71 triệu USD, tăng 95,7% so với cùng kỳ.
Sau khi xuất khẩu giảm ở tháng 9/2018 thì nay sang tháng 10/2018 xơ sợi xuất khẩu đã tăng trở lại, 8,6% về lượng và 7,8% trị giá đạt 124,8 nghìn tấn; 335,35 triệu USD.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, lượng hạt tiêu xuất khẩu của cả nước trong 10 tháng đầu năm 2018 tăng 8,1% so với cùng kỳ, đạt 207.824 tấn, nhưng giá trị thu về lại giảm mạnh 33,2%, đạt 679,94 triệuUSD.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) 10 tháng đầu năm 2018 đạt 4,4 tỷ USD, tăng nhẹ 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhập siêu từ Hàn Quốc trị giá 23,99 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2018, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nếu như tháng 9/2018 xuất khẩu hàng mây, tre cói và thảm sang thị trường Ấn Độ tăng trưởng, thì nay sang tháng 10/2018 tốc độ xuất sang thị trường này tiếp tục giữ đà tăng 16,12%. Nếu tính chung 10 tháng năm 2018 thì tăng đột biến, tăng gấp 16,6 lần (tức tăng 1556,02%) tuy kim ngạch chỉ đạt 4,53 triệu USD.
10 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu xi măng và clanhke sang thị trường Trung Quốc tăng đột biến, gấp 47,3 lần về lượng và 56,7 lần về trị giá.
10 tháng đầu năm 2018, sản phẩm gốm sứ chủ yếu xuất sang các nước Đông Nam Á, chiếm 23,5% tỷ trọng với tốc độ tăng 19,31% so với cùng kỳ.
Là mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu khá cao trong nhóm hàng thủ công mỹ nghệ, chỉ đứng sau mặt hàng gỗ và sản phẩm, thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh đã đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước trên 830 triệu USD trong 10 tháng đầu năm 2018, giảm 0,07% so với cùng kỳ năm trước.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự