Sau khi suy giảm kim ngạch ở tháng 9/2018 thì sang tháng 10/2018 xuất khẩu giấy và sản phẩm từ giấy của Việt Nam đã tăng trở lại.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, lượng hạt tiêu xuất khẩu của cả nước trong 10 tháng đầu năm 2018 tăng 8,1% so với cùng kỳ, đạt 207.824 tấn, nhưng giá trị thu về lại giảm mạnh 33,2%, đạt 679,94 triệuUSD.
Khối lượng hạt tiêu xuất khẩu tháng 10/2018 ước đạt 15.020 tấn, tương đương 45,54 triệu USD, giảm 14% về khối lượng và giảm 10% về kim ngạch so với tháng 9/2018; so với cùng tháng năm ngoái cũng tăng 36% về lượng nhưng giảm 10,6% về kim ngạch.
Giá hạt tiêu xuất khẩu trong tháng 10/2018 tăng 4,6% so với tháng 9/2018 nhưng giảm mạnh 34,3% so với cùng tháng năm 2017, đạt trung bình 3.032 USD/tấn. Tinh chung trong cả 10 tháng đầu năm 2018, giá xuất khẩu cũng giảm mạnh 38,2% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 3.271,7 USD/tấn.
Hạt tiêu xuất khẩu sang thị trường Mỹ - thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại hạt tiêu của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm nay, giá cũng giảm tới 39,4% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 3.508 USD/tấn. Lượng hạt tiêu xuất khẩu sang Mỹ mặc dù tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2017 nhưng kim ngạch lại giảm 32,6%, đạt 37.928 tấn, tương đương 133,05 triệu USD, chiếm 18,3% trong tổng lượng hạt tiêu xuất khẩu của cả nước và chiếm 19,6% trong tổng kim ngạch.
Giá hạt tiêu xuất khẩu sang EU - thị trường lớn thứ 2 cũng giảm mạnh 38% so với cùng kỳ, đạt 3.830 USD/tấn. Lượng hạt tiêu xuất sang EU tăng 5,9%, nhưng trị giá thu về lại giảm 34,3%, đạt 24.338 tấn, trị giá 93,22 triệu USD, chiếm 11,7% trong tổng lượng và chiếm 13,7% trong tổng kim ngạch.
Hạt tiêu xuất khẩu sang Ấn Độ - thị trường lớn thứ 3, giá cũng giảm mạnh 36,9% so với cùng kỳ, đạt 3.146 USD/tấn; lượng xuất khẩu tăng mạnh 28,7% so với cùng kỳ, nhưng trị giá lại giảm 18,9%, đạt 17.745 tấn, tương đương 55,83 triệu USD, chiếm trên 8% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của cả nước.
Hạt tiêu của Việt Nam xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á nói chung chiếm gần 6% trong tổng lượng hạt tiêu xuất khẩu của cả nước, đạt 11.691 tấn, tương đương 39,16 triệu USD, tăng 23,6 % về lượng nhưng giảm 23,6% về kim ngạch so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu sang thị trường này cũng giảm 38%, đạt trung bình 3.349,7 USD/tấn.
Nhìn chung, xuất khẩu hạt tiêu sang gần như toàn bộ các thị trường trong 10 tháng đầu năm nay đều sụt giảm kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ có 2 thị trường đạt mức tăng cả về lượng và kim ngạch đó là: Ba Lan tăng 103,9% về lượng và tăng 27,8% về kim ngạch, đạt 1.721 tấn, tương đương 5,74 triệu USD; Singapore tăng 110,8% về lượng và tăng 19,6% về kim ngạch, đạt 1.703 tấn, tương đương 5,55 triệu USD.
Xuất khẩu sụt giảm mạnh ở các thị trường như: Thổ Nhĩ Kỳ giảm 39,7% về lượng và giảm 62% về kim ngạch, đạt 2.414 tấn, tương đương 6,68 triệu USD; U.A.E giảm 30,6% về lượng và giảm 57,7% về kim ngạch, đạt 8.564 tấn, tương đương 24,93 triệu USD; Tây Ban Nha giảm 25,8% về lượng và giảm 53,7% về kim ngạch, đạt 2.175 tấn, tương đương 7,44 triệu USD.
Xuất khẩu hạt tiêu 10 tháng đầu năm 2018
ĐVT: USD
Thị trường | 10T/2018 | +/- so với cùng kỳ (%)* | ||
Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng cộng | 207.824 | 679.943.636 | 8,11 | -33,23 |
Mỹ | 37.928 | 133.054.517 | 11,23 | -32,62 |
Ấn Độ | 17.745 | 55.829.706 | 28,66 | -18,85 |
Pakistan | 9.338 | 29.204.676 | 20,6 | -27,82 |
Đức | 7.065 | 26.440.974 | 5,4 | -35,58 |
U.A.E | 8.564 | 24.928.119 | -30,56 | -57,74 |
Hà Lan | 5.783 | 24.562.417 | 5,18 | -30,21 |
Ai Cập | 7.006 | 18.980.810 | -5,6 | -42,57 |
Thái Lan | 4.572 | 18.385.236 | 20,38 | -25,89 |
Anh | 3.753 | 15.451.560 | 2,46 | -36,9 |
Hàn Quốc | 4.064 | 14.218.345 | -7,99 | -45,35 |
Nhật Bản | 2.522 | 12.185.251 | 21,25 | -28,25 |
Philippines | 4.380 | 11.378.603 | 19,09 | -24,83 |
Nga | 3.790 | 10.574.971 | -9,48 | -48,03 |
Canada | 2.330 | 8.674.328 | 4,53 | -33,35 |
Pháp | 2.476 | 8.515.054 | 30,59 | -23,78 |
Nam Phi | 2.357 | 8.511.323 | 2,97 | -35,2 |
Australia | 1.937 | 7.946.592 | 6,02 | -28,52 |
Tây Ban Nha | 2.175 | 7.439.271 | -25,84 | -53,73 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 2.414 | 6.680.458 | -39,7 | -62,05 |
Ba Lan | 1.721 | 5.744.472 | 103,91 | 27,81 |
Singapore | 1.703 | 5.553.674 | 110,77 | 19,61 |
Ukraine | 1.757 | 5.078.850 | 47,03 | -8,5 |
Malaysia | 1.036 | 3.844.315 | -11,83 | -42,3 |
Italia | 935 | 3.279.560 | 0 | -41,84 |
Bỉ | 430 | 1.791.337 | -14,51 | -52,85 |
Kuwait | 489 | 1.693.687 | 9,89 | -31,69 |
(*Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Sau khi suy giảm kim ngạch ở tháng 9/2018 thì sang tháng 10/2018 xuất khẩu giấy và sản phẩm từ giấy của Việt Nam đã tăng trở lại.
10 tháng đầu năm 2018 kim ngạch nhập khẩu máy móc, phụ tùng đạt 27,61 tỷ USD, giảm 1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng đầu năm 2018 kim ngạch nhập khẩu rau quả của cả nước đạt gần 1,44 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2017.
Mặc dù không phải là thị trường chủ lực, nhưng 10 tháng đầu năm 2018 xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu sang thị trường Bờ Biển Ngà tăng vượt trội, vươn lên dẫn đầu tăng gấp 18,4 lần về lượng và 9,8 lần về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Mặc dù tháng 10 năm 2018, xuất khẩu đá quý kim loại quý của Việt Nam tăng trưởng trở lại đạt 62,15 triệu USD, nâng kim ngạch 10 tháng năm 2018 lên 508,42 triệu USD, nhưng ngược lại cũng phải nhập tới 570,14 triệu USD. Như vậy, tính từ đầu năm đến hết tháng 10/2018 đã nhập siêu 61,71 triệu USD, tăng 95,7% so với cùng kỳ.
Sau khi xuất khẩu giảm ở tháng 9/2018 thì nay sang tháng 10/2018 xơ sợi xuất khẩu đã tăng trở lại, 8,6% về lượng và 7,8% trị giá đạt 124,8 nghìn tấn; 335,35 triệu USD.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) 10 tháng đầu năm 2018 đạt 4,4 tỷ USD, tăng nhẹ 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhập siêu từ Hàn Quốc trị giá 23,99 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2018, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
10 tháng đầu năm 2018, lượng cà phê cả nước xuất khẩu 1,59 triệu tấn, thu về trên 3 tỷ USD, tăng 34% về lượng và tăng 10,9% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Nếu như tháng 9/2018 xuất khẩu hàng mây, tre cói và thảm sang thị trường Ấn Độ tăng trưởng, thì nay sang tháng 10/2018 tốc độ xuất sang thị trường này tiếp tục giữ đà tăng 16,12%. Nếu tính chung 10 tháng năm 2018 thì tăng đột biến, tăng gấp 16,6 lần (tức tăng 1556,02%) tuy kim ngạch chỉ đạt 4,53 triệu USD.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự