Trung Quốc là thị trường chính Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất trong nửa đầu năm nay, chiếm 52% tổng kim ngạch, đạt 2,6 tỷ USD, tăng 3,99% so với cùng kỳ.

Mặt hàng phân bón của Việt Nam đã có mặt tại 8 quốc gia trên thế giới, trong đó chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Campuchia, chiếm 27,9%...
Số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam cho biết, tháng 6/2016, cả nước đã xuất khẩu 95,2 nghìn tấn phân bón các loại, trị giá 29,9 triệu USD, tăng 72,2% về lượng và tăng 98% về trị giá so với tháng 5/3016, nâng lượng phân bón xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2016 lên 332,9 nghìn tấn, trị giá 95,6 triệu USD, giảm 26,75% về lượng và giảm 40,01% về trị giá so với cùng kỳ năm 2015.
Xuất khẩu phân bón tính từ đầu năm đến tháng 6/2016
| Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | So với tháng trước (%) | |
Lượng | Trị giá | |||
Tháng 1 | 46.342 | 15.016.891 | -21,8 | -10,0 |
Tháng 2 | 23.117 | 5.954.284 | -50,1 | -60,3 |
Tháng 3 | 46.761 | 13.204.496 | +102,3 | +121,8 |
Tháng 4 | 65.741 | 16.423.716 | +40,6 | +24,4 |
Tháng 5 | 55.295 | 15.110.539 | -15,9 | -8,0 |
Tháng 6 | 95.243 | 29.914.879 | +72,2 | +98,0 |
(Nguồn: Số liệu từ TCHQ)
Qua bảng số liệu trên cho thấy, tình hình xuất khẩu phân bón nửa đầu năm 2016 biến động, với 3 tháng xuất khẩu suy giảm và 3 tháng xuất khẩu tăng trưởng. Sau khi suy giảm tốc độ hai tháng đầu năm, xuất khẩu phân bón đã lấy lại được đà tăng trưởng trong tháng 3 và tháng 4, sau đó tháng 5 suy giảm và tăng trưởng ở lại vào tháng 6 với tốc độ tăng trưởng khá, chỉ đứng sau tốc độ tăng trưởng của tháng 3.
Mặt hàng phân bón của Việt Nam đã có mặt tại 8 quốc gia trên thế giới, trong đó chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Campuchia, chiếm 27,9% tổng lượng phân bón xuất khẩu, với 93 nghìn tấn, trị giá 29,9 triệu USD, giảm 29,36% về lượng và giảm 39,86% về trị giá so với cùng kỳ. Thị trường xuất khẩu lớn thứ hai là Phillippines, với 47,3 nghìn tấn, trị giá 14,8 triệu USD, giảm 25,89% về lượng và giảm 26,74% về trị giá, kế đến là Malaysia giảm 33,69% về lượng và giảm 66,28% về trị giá so cùng kỳ 2015…
Nhìn chung, nửa đầu năm nay, xuất khẩu phân bón sang các thị trường đều với tốc độ suy giảm cả lượng và trị giá, giảm mạnh nhất là xuất sang trường Hàn Quốc, giảm 49,98% về lượng và giảm 59,2% về trị giá, tương ứng với 34,4 nghìn tấn, trị giá 8,6 triệu USD. Ngoài ra, lượng phân bón xuất khẩu sang một số thị trường với tốc độ suy giảm ít như: Đài Loan, Nhật Bản, giảm lần lượt 11,16% và 10,24%.
Đáng chú ý, xuất khẩu sang thị trường Lào lại tăng trưởng về lượng, tăng 52,21% nhưng kim ngạch suy giảm, giảm 13,11%, với lượng xuất 21,5 nghìn tấn, trị giá 5,2 triệu USD.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường xuất khẩu phân bón nửa đầu năm 2016
Thị trường | 6T/2016 | So sánh với cùng kỳ 2015 | ||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng cộng | 332.955 | 95.631.296 | -26,75 | -40,01 |
Campuchia | 93.078 | 29.937.052 | -29,36 | -39,86 |
Philippines | 47.302 | 14.836.920 | -25,89 | -26,74 |
Malaysia | 39.593 | 6.038.048 | -33,69 | -66,28 |
Hàn Quốc | 34.499 | 8.688.681 | -49,98 | -59,20 |
Lào | 21.519 | 5.268.808 | 52,21 | -13,11 |
Thái Lan | 6.964 | 1.957.582 | -44,36 | -48,43 |
Nhật Bản | 2.568 | 651.250 | -10,24 | -15,55 |
Đài Loan | 1.608 | 390.906 | -11,16 | -17,52 |
Nguồn: VITIC/Vinanet
Trung Quốc là thị trường chính Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất trong nửa đầu năm nay, chiếm 52% tổng kim ngạch, đạt 2,6 tỷ USD, tăng 3,99% so với cùng kỳ.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2016 lượng thép nhập khẩu về Việt Nam là 9,66 triệu tấn , trị giá 3,8 tỷ USD (tăng 39,98% về lượng nhưng giảm 0,26% về trị giá). Lượng thép nhập khẩu 6 tháng đã gần bằng 2/3 tổng lượng thép nhập khẩu trong cả năm 2015 (là 15,098 triệu tấn).
Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu nông sản, được thị trường nước ngoài đánh giá cao nhưng 90% nông sản xuất khẩu dưới dạng thô nên giá trị thấp.
Sáu tháng đầu năm, ngành thủy sản liên tục gặp khó khăn trong nuôi trồng và khai thác thủy sản. Hạn hán, xâm ngập mặn ở các tỉnh ĐBSCL làm ảnh hưởng đến nuôi trồng sản xuất tôm, cá tra. Sự cố môi trường xảy ra ở 4 tỉnh miền Trung tuy không ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu cho chế biến XK nhưng cũng gây lo ngại cho các nhà NK nước ngoài, dẫn đến việc cảnh báo tăng cường kiểm tra hàng thủy sản NK từ Việt Nam.
Tính chung từ đầu năm cho đến hết tháng 6 đã nhập khẩu 303,9 triệu USD, giảm 5,67% so với cùng kỳ năm 2015.
Việt Nam chủ yếu nhập khẩu lúa mì từ Austrlaia, chiếm 45,9% tổng lượng lúa mì nhập khẩu.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 6 tháng đầu năm 2016 đạt gần 10,85 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2015, chiếm 13,2% trong tổng kim xuất khẩu của cả nước. Trong đó, doanh nghiệp có vốn FDI đạt kim ngạch gần 6,6 tỷ USD, chiếm 60,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước.
Giá thủy sản xuất khẩu tuần
Giá rau quả xuất khẩu tuần
Giá rau quả nhập khẩu
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự