Xăng dầu của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Campuchia chiếm 23,4% trong tổng lượng xăng dầu xuất khẩu của cả nước.

Sau khi tăng trưởng hai tháng liên tiếp, sang đến tháng 5/2019 xuất khẩu phân bón đã suy giảm trở lại cả về lượng và trị giá, giảm lần lượt 4,0% và 4,5% tương ứng với 77,9 nghìn tấn, trị giá 25,58 triệu USD.
Tính chung từ đầu năm đến hết tháng 5/2019, xuất khẩu phân bón đạt 284,6 nghìn tấn, trị giá 90 triệu USD, giảm 30,8% về lượng và 31,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Phân bón của Việt Nam đã góp mặt tại hơn 10 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó Campuchia là thị trường chủ lực, chiếm 33,87% tổng lượng phân bón xuất khẩu, đạt 96,39 nghìn tấn, trị giá 33,74 triệu USD, giảm 33,23% về lượng và giảm 31,69% về trị giá so với cùng kỳ, giá xuất bình quân 350,08 USD/tấn, tăng 2,3%. Riêng tháng 5/2019, Việt Nam cũng đã xuất sang Campuchia 37,13 nghìn tấn phân bón các loại, trị giá 13 triệu USD, tăng 69,22% về lượng và 79,35% trị giá so với tháng 4/2019, giá xuất bình quân 351,9 USD/tấn, tăng 5,99%. Nếu so với tháng 5/2018, thì phân bón xuất sang thị trường này giảm 17,81% về lượng và 14,93% trị giá, mặc dù giá xuất bình quân tăng 3,5%.
Thị trường đứng thứ hai là Malaysia đạt 41,81 nghìn tấn, trị giá 7,4 triệu USD, giảm 41,9% về lượng và 48,85% trị giá so với cùng kỳ. Giá xuất bình quân cũng giảm 1,197% chỉ có 177,22 USD/tấn.
Kế đến là thị trường Lào, tuy chỉ đứng thứ ba sau Campuchia và Malaysia, nhưng tốc độ xuất khẩu phân bón sang Lào đều tăng trưởng cả lượng và trị giá, tăng lần lượt 18,44% và 7,48% tương ứng với 25,7 nghìn tấn, trị giá 8,7 triệu USD, giá xuất bình quân 341,07 USD/tấn, giảm 9,25% so với cùng kỳ.
Nhìn chung, lượng phân bón xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm nay sang các quốc gia và vùng lãnh thổ đều tăng trưởng, số thị trường này chiếm trên 55%, theo đó xuất sang thị trường Nhật Bản tăng vượt trội, gấp 4,2 lần về lượng (tương ứng 324,53%) và gấp hơn 8,1 lần về trị giá (tương ứng 718,3%), tuy chỉ đạt 8,5 nghìn tấn, trị giá 3,87 triệu USD. Giá xuất bình quân tăng mạnh 92,75%, đạt 451,6 USD/tấn. Ngược lại, xuất sang thị trường Philippines giảm mạnh, 91,02% về lượng và 91,37% trị giá, chỉ với 2,5 nghìn tấn, trị giá 809 nghìn USD. Giá xuất bình quân 317,02 USD/tấn, giảm 3,86% so với cùng kỳ.
Bên cạnh thị trường Nhật Bản có tốc độ tăng mạnh, thì xuất sang thị trường Angola cũng tăng khá, 97,22% về lượng và gấp hơn 2,2 lần về trị giá (tương ứng 116,84%) đạt 71 tấn, trị giá 82,8 nghìn USD.
Đáng chú ý, cơ cấu thị trường xuất khẩu phân bón 5 tháng đầu năm nay có thêm thị trường Myanmar và Mozambique với lượng xuất đạt lần lượt 12,8 nghìn tấn; 1,08 nghìn tấn.
Thị trường xuất khẩu phân bón 5 tháng năm 2019
Thị trường | 5T/2019 | +/- so với cùng kỳ năm 2018 (%)* | ||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Campuchia | 96.397 | 33.746.237 | -33,23 | -31,69 |
Malaysia | 41.812 | 7.409.842 | -41,9 | -48,85 |
Lào | 25.779 | 8.792.321 | 18,44 | 7,48 |
Hàn Quốc | 23.213 | 6.263.192 | 24,43 | -0,62 |
Nhật Bản | 8.584 | 3.876.574 | 324,53 | 718,3 |
Thái Lan | 7.231 | 2.381.665 | 27,58 | 42,49 |
Philippines | 2.552 | 809.025 | -91,02 | -91,37 |
Đài Loan | 1.342 | 402.657 | -7,45 | -2,05 |
Angola | 71 | 82.886 | 97,22 | 116,84 |
(*Tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Xăng dầu của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Campuchia chiếm 23,4% trong tổng lượng xăng dầu xuất khẩu của cả nước.
Sau khi tăng trưởng hai tháng liên tiếp (tháng 3, 4), kim ngạch xuất khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu trong tháng 5/2019 đã giảm trở lại, giảm 2% so với tháng 4/2019, tương ứng với 61 triệu USD.
Dầu thô của Việt Nam xuất khẩu gần 42% sang thị trường Trung Quốc, với 719.669 tấn, tương đương 371,52 triệu USD, tăng mạnh 77,6% về lượng và tăng 66,6% về kim ngạch.
Xăng dầu từ thị trường Đông Nam Á nhập khẩu về Việt Nam chiếm gần 60% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu của cả nước.
Tháng 5/2019, xuất khẩu giấy và sản phẩm tiếp tục tăng trưởng, tính chung 5 tháng đầu năm đã đóng góp kim ngạch của cả nước 0,4%, trong đó hai thị trường Đức và Anh tăng mạnh nhập khẩu giấy và sản phẩm từ Việt Nam.
Trong rổ hàng hóa xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2019, điện thoại và linh kiện dẫn đầu kim ngạch, đạt 19,71 tỷ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ, tính riêng tháng 5/2019 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này là 3,7 tỷ USD, giảm 4,4% so với tháng 4/2019 – đây là tháng giảm thứ hai liên tiếp, số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam.
Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) trong tháng 5/2019 đạt 353 triệu USD, tăng 28,47% so với tháng trước đó và tăng 3,92% so với cùng tháng năm ngoái.
Việt Nam là đối tác thương mại hàng đầu của Brazil trong ASEAN; ngược lại, Brazil cũng là đối tác thương mại lớn nhất, quan trọng nhất của Việt Nam tại khu vực Nam Mỹ.
Tháng 4/2019, xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu của cả nước tăng cả lượng và trị giá so với tháng trước đó, cụ thể tăng 6,8% về lượng đạt 93,8 nghìn tấn, tăng 8,6% về trị giá đạt 111,14 triệu USD – đây là tháng tăng thứ hai liên tiếp.
Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản 4 tháng đầu năm 2019 đạt trên 5,8 tỷ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2018.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự