Hiện nay, 100% thực phẩm nhập khẩu khi thông quan đều phải kiểm tra chuyên ngành, nhưng tới đây, 95% thực phẩm nhập khẩu sẽ được bỏ qua thủ tục này.

8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu phân bón đều giảm ở hầu hết các thị trường, trong đó xuất khẩu sang thị trường Thái Lan là giảm mạnh nhất.
Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam cho biết, tháng 8/2015, cả nước đã xuất khẩu 57,7 nghìn tấn phân bón các loại, trị giá 21,5 triệu USD, giảm 22,7% về lượng và giảm 24,7% về trị giá so với tháng 7 – đây là tháng thứ hai giảm liên tiếp. Tính chung 8 tháng đầu năm 2015, cả nước đã xuất khẩu 578 nghìn tấn, trị giá 208,2 triệu USD, giảm 25,37% về lượng và giảm 24,12% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014.
Mặt hàng phân bón của Việt Nam có mặt trên 8 quốc gia trên thế giới, trong đó Cămpuchia là thị trường xuất khẩu chính, chiếm 32,7% tổng lượng xuất khẩu, với 189,2 nghìn tấn, trị giá 72,5 triệu USD, giảm 38,8% về lượng và giảm 38,89% về trị giá.
Nhìn chung, 8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu phân bón đều giảm ở hầu hết các thị trường, trong đó xuất khẩu sang thị trường Thái Lan là giảm mạnh nhất, giảm 64,57% về lượng và giảm 67,7% về trị giá so với 8 tháng 2014, với 15,2 nghìn tấn, trị giá 4,6 triệu USD.
Thị trường giảm mạnh đứng thứ hai là Đài Loan, giảm 53,81% về lượng và giảm 64,04% về trị giá, tương đương với 2,6 nghìn tấn, trị giá 672,9 nghìn USD.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường xuất khẩu phân bón 8 tháng 2015.
Theo Hương Nguyễn
NhanhieuViet.gov.vn
Hiện nay, 100% thực phẩm nhập khẩu khi thông quan đều phải kiểm tra chuyên ngành, nhưng tới đây, 95% thực phẩm nhập khẩu sẽ được bỏ qua thủ tục này.
2017 là năm đầu tiên xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng 2 con số nhờ doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ và thiết kế.
Cán cân thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và các thành viên APEC 10 tháng 2017 thâm hụt 24,36 tỷ USD, bằng 20,2% kim ngạch xuất khẩu sang khối này. Từ năm 2010 đến 10/2017, bình quân mỗi năm Việt Nam nhập siêu từ các thành viên APEC 23,73 tỷ USD.
Điện thoại và linh kiện điện thoại là mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn nhất của Việt Nam sang khối APEC trong 10 tháng đầu năm 2017
Trong 10 tháng năm 2017, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Viêt Nam trong các thành viên APEC, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt 73,3 tỷ USD, tăng 27,2% so với cùng kỳ năm trước và chiếm tỷ trọng 27,6% trong tổng trị giá thương mại song phương giữa Việt Nam và các thành viên APEC.
Gạo Việt đang có nguy cơ mất dần thị phần, vị thế độc tôn ngay trên chính “sân nhà”, trước tiên là ở các kênh phân phối hiện đại.
Mật ong Việt Nam có lượng thủy phần lớn, dễ lên men do khai thác và nuôi không hợp lý.
Hiện nay, Trung Quốc là thị trường cung cấp hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, nhiều sản phẩm của Việt Nam có nguồn gốc từ quốc gia láng giềng này.
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 10 năm 2017 ước đạt 2,74 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 10 tháng đầu năm 2017 đạt 29,76 tỷ USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2016.
Khi không có TPP, các DN Việt vẫn xuất khẩu được vào thị trường Mỹ nếu đáp ứng tốt các tiêu chí an toàn sản phẩm, nguồn cung cấp có trách nhiệm, tuân thủ và minh bạch được áp dụng...
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự