Gỗ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong năm 2015, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 6,9 tỷ USD, đưa Việt Nam thành nước xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ 4 trên thế giới, sau Trung Quốc, Đức và Ý.

Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2016, Việt Nam đã nhập khẩu trên 1,7 triệu tấn lúa mì, trị giá 374,6 triệu USD, tăng 47,8% về lượng và tăng 16,8% về trị giá so với cùng kỳ 2015, tính riêng tháng 6/2016 nhập khẩu lúa mì về Việt Nam giảm cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 39,2% và giảm 38,6% tương ứng với 182,6 nghìn tấn, trị giá 38 triệu USD – đây là tháng thứ hai nhập khẩu mặt hàng này suy giảm liên tiếp.
Nhập khẩu lúa mì từ đầu năm đến hết tháng 6/2016
| Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | So với tháng trước (%) | |
Lượng | Trị giá | |||
Tháng 1 | 426.977 | 98.226.725 | +665,2 | +738,1 |
Tháng 2 | 276.490 | 61.465.385 | -35,2 | -37,4 |
Tháng 3 | 173.202 | 40.051.092 | -37,4 | -34,8 |
Tháng 4 | 404.446 | 81.070.841 | +133,5 | +102,4 |
Tháng 5 | 300.431 | 61.852.609 | -25,7 | -23,7 |
Tháng 6 | 182.646 | 38.003.368 | -39,2 | -38,6 |
(Nguồn: Số liệu từ TCHQ)
Việt Nam chủ yếu nhập khẩu lúa mì từ Austrlaia, chiếm 45,9% tổng lượng lúa mì nhập khẩu, đạt 799,9 nghìn tấn, trị giá 189,2 triệu USD, tăng 19,47% về lượng nhưng giảm 0,95% về trị giá. Đứng thứ hai là thị trường Braxin, với 333,6 nghìn tấn, trị giá 63,7 triệu USD, tăng 8,55% về lượng và giảm 13,49% về trị giá, kế đến là Canada, tuy nhiên nhập khẩu từ thị trường này giảm cả lượng và trị giá, giảm tương ứng 53,66% và giảm 59,54%, với 33,6 nghìn tấn, trị giá 8,9 triệu USD.
Đáng chú ý, trong nửa đầu năm nay, thị trường cung cấp lúa mì cho Việt Nam so với cùng kỳ năm 2015, có thêm hai thị trường mới đó là Nga và Urkaira với lượng nhập lần lượt 48,3 nghìn tấn, 745 tấn.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về nguồn cung cấp lúa mì 6 tháng 2016
Thị trường | 6 tháng 2016
| So sánh với cùng kỳ 2015(%) | ||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng cộng | 1.739.755 | 374.699.031 | +47,8 | +16,8 |
Australia | 799.978 | 189.278.451 | 19,47 | -0,95 |
Braxin | 333.623 | 63.755.285 | 8,55 | -13,49 |
Hoa Kỳ | 89.743 | 23.595.643 | -84,51 | -91,56 |
Canada | 33.644 | 8.954.892 | -53,66 | -59,54 |
Một điểm đặc biệt trong thời gian này là lần đầu Pháp xuất khẩu lúa mì sang Việt Nam sau 25 năm. Lần cuối cùng nước này xuất khẩu lúa mì sang Việt Nam là vào mùa vụ 1990-1991 với 13,750 tấn,
Hãng thông tấn Reuters cho biết, một lô hàng 66,000 tấn lùa mì từ Pháp đang trên đường tới Việt Nam, Theo bình luận của Reuters, khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường thế giới đã giúp Pháp giành được lô hàng lúa mì đầu tiên xuất sang Việt Nam trong vòng 25 năm qua,
Hiện nay, Pháp cũng là nước sản xuất lúa mì lớn nhất trong Liên minh châu Âu (EU).
Nguồn: VITIC/Business Recorder, nhipcaudautu,vn/vinanet
Gỗ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong năm 2015, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 6,9 tỷ USD, đưa Việt Nam thành nước xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ 4 trên thế giới, sau Trung Quốc, Đức và Ý.
Trung Quốc là thị trường chính Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất trong nửa đầu năm nay, chiếm 52% tổng kim ngạch, đạt 2,6 tỷ USD, tăng 3,99% so với cùng kỳ.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2016 lượng thép nhập khẩu về Việt Nam là 9,66 triệu tấn , trị giá 3,8 tỷ USD (tăng 39,98% về lượng nhưng giảm 0,26% về trị giá). Lượng thép nhập khẩu 6 tháng đã gần bằng 2/3 tổng lượng thép nhập khẩu trong cả năm 2015 (là 15,098 triệu tấn).
Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu nông sản, được thị trường nước ngoài đánh giá cao nhưng 90% nông sản xuất khẩu dưới dạng thô nên giá trị thấp.
Sáu tháng đầu năm, ngành thủy sản liên tục gặp khó khăn trong nuôi trồng và khai thác thủy sản. Hạn hán, xâm ngập mặn ở các tỉnh ĐBSCL làm ảnh hưởng đến nuôi trồng sản xuất tôm, cá tra. Sự cố môi trường xảy ra ở 4 tỉnh miền Trung tuy không ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu cho chế biến XK nhưng cũng gây lo ngại cho các nhà NK nước ngoài, dẫn đến việc cảnh báo tăng cường kiểm tra hàng thủy sản NK từ Việt Nam.
Tính chung từ đầu năm cho đến hết tháng 6 đã nhập khẩu 303,9 triệu USD, giảm 5,67% so với cùng kỳ năm 2015.
Mặt hàng phân bón của Việt Nam đã có mặt tại 8 quốc gia trên thế giới, trong đó chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Campuchia, chiếm 27,9%...
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 6 tháng đầu năm 2016 đạt gần 10,85 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2015, chiếm 13,2% trong tổng kim xuất khẩu của cả nước. Trong đó, doanh nghiệp có vốn FDI đạt kim ngạch gần 6,6 tỷ USD, chiếm 60,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước.
Giá thủy sản xuất khẩu tuần
Giá rau quả xuất khẩu tuần
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự