Tính đến hết tháng 7/2018, lượng tiêu xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt 21,3 nghìn tấn, trị giá 66,2 triệu USD, giảm 3,2% về lượng và giảm 6% trị giá so với tháng 6/2018 – đây là tháng giảm thứ tư liên tiếp.

7 tháng đầu năm nay, lượng bông nhập về Việt Nam đã đạt trên 1 triệu tấn, tăng 29,3% so với cùng kỳ năm 2017, trị giá 1,87 tỷ USD, tăng 32,9%.
Hàng dệt may là nhóm hàng xuất khẩu chủ lực, mang về rất nhiều ngoại tệ cho Việt Nam, chỉ đứng sau nhóm hàng điện thoại và linh kiện. Trong 7 tháng đầu năm 2018 đạt 16,52 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, nguyên liệu đầu vào của ngành dệt may là mặt hàng bông đang thiếu hụt nghiêm trọng, lượng bông sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được 2% nhu cầu thị trường.
Trong năm 2017, kim ngạch nhập khẩu bông tăng mạnh 41,7% so với năm trước đó, đạt gần 2,36 tỷ USD và trong 7 tháng đầu năm nay, lượng bông nhập về Việt Nam đã đạt trên 1 triệu tấn, tăng 29,3% so với cùng kỳ năm 2017, trị giá 1,87 tỷ USD, tăng 32,9%. Tính trung bình mỗi tháng, nước ta chi gần 268 triệu USD nhập khẩu bông. Giá bông nhập khẩu 7 tháng đầu năm nay tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1.873,8 USD/tấn.
Bông nhập khẩu chủ yếu có xuất xứ từ Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Australia. Trong đó, nhập từ thị trường Mỹ chiếm tới 52,8% trong tổng lượng bông nhập khẩu của cả nước và chiếm 54,2% trong tổng kim ngạch, đạt 528.436 tấn, tương đương 1,02 tỷ USD, tăng 16,9% về lượng và tăng 20,7% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Giá nhập khẩu trung bình tăng 3,2%, đạt 1.923,6 USD/tấn.
Bông nhập khẩu từ thị trường Ấn Độ cũng tăng tương đối mạnh, tăng gần 44% cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 185.208 tấn, tương đương 314,56 triệu USD, chiếm trên 18% trong tổng lượng bông nhập khẩu của cả nước. Giá trung bình đạt 1.698,4 USD/tấn, tăng 0,4%.
Brazil tuy là thị trường đứng thứ 3 về cung cấp bông cho Việt Nam, chỉ chiếm trên 9% trong tổng lượng bông nhập khẩu của cả nước, đạt 91.826 tấn, tương đương 170,21 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ năm ngoái thì tăng mạnh nhất 297,6% về lượng và tăng 309,5% về kim ngạch. Giá cũng tăng 3%, đạt 1.853,6 USD/tấn.
Bông xuất xứ từ Australia nhập vào Việt Nam cũng tăng trên 100% kim ngạch, đạt 121,89 triệu USD; lượng tăng 96%, đạt 60.613 tấn và giá tăng 3%, đạt 2.011 USD/tấn.
Riêng bông khẩu từ Đài Loan 7 tháng đầu năm nay sụt giảm rất mạnh cả về giá, lượng và kim ngạch. Cụ thể, giá giảm 31,4%, đạt 1.338,7 USD/tấn, lượng giảm 25,8%, đạt 532 tấn và kim ngạch giảm 49%, đạt 0,71 triệu USD.
Lượng bông nhập từ Trung Quốc giảm rất mạnh 41,8% và kim ngạch cũng giảm 37,7%, đạt 317 tấn, tương đương 0,83 triệu USD. Giá ở mức cao nhất trong tất cả các thị trường, đạt trung bình 2.604 USD/tấn.
Nhập khẩu bông 7 tháng đầu năm 2018
ĐVT: USD
Thị trường | 7T/2018 | +/- so với cùng kỳ* | ||
Lượng | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng cộng | 1.000.516 | 1.874.762.310 | 29,34 | 32,92 |
Mỹ | 528.436 | 1.016.500.471 | 16,9 | 20,68 |
Ấn Độ | 185.208 | 314.555.107 | 43,41 | 43,99 |
Brazil | 91.826 | 170.212.284 | 297,64 | 309,47 |
Australia | 60.613 | 121.885.267 | 96,1 | 101,9 |
Bờ Biển Ngà | 22.056 | 42.500.251 | 18,7 | 30,41 |
Hàn Quốc | 2.862 | 3.799.688 | 112,31 | 101,99 |
Indonesia | 2.866 | 3.702.216 | 48,81 | 62,05 |
Pakistan | 897 | 1.106.441 | -25,93 | -24,96 |
Trung Quốc | 317 | 825.497 | -41,83 | -37,7 |
Achentina | 436 | 716.245 | -85,91 | -87,02 |
Đài Loan(TQ) | 532 | 712.197 | -25,8 | -49,07 |
*Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Tính đến hết tháng 7/2018, lượng tiêu xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt 21,3 nghìn tấn, trị giá 66,2 triệu USD, giảm 3,2% về lượng và giảm 6% trị giá so với tháng 6/2018 – đây là tháng giảm thứ tư liên tiếp.
Tháng 7/2018 kim ngạch xuất khẩu giấy và vản phẩm giảm 14,8% so với tháng 6/2018 xuống còn 85,4 triệu USD, nhưng nếu tính chung từ đầu năm đến hết tháng 7/2018 đạt 591,5 triệu USD, tăng 59,1% so với cùng kỳ 2017.
Cà phê của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường các nước EU, đạt 453.988 tấn, tương đương 838,31 triệu USD.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm nay tăng khá mạnh trên 13% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 35,73 tỷ USD, trong đó có nhiều mặt hàng là nguyên liệu sản xuất và hàng thương mại, tiêu dùng.
Trong nhóm hàng nhiên liệu nhập khẩu, thì khí đốt hóa lỏng nhập khẩu chiếm thị phần thấp nhất 0,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước, so với cùng kỳ tăng cả lượng và trị giá. Trong đó, Trung Quốc là thị trường chủ lực chiếm 36,1% tổng lượng nhóm hàng.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu nhóm hàng xơ sợi dệt trong 7 tháng đầu năm 2018 tăng mạnh 17% về lượng và tăng 33,3% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 580.831 tấn, tương đương gần 1,36 tỷ USD.
Trung Quốc là thị trường chủ lực cung cấp mặt hàng thuốc trừ sâu và nguyên liệu cho Việt Nam, chiếm 50,1% tỷ trọng.
Đặc biệt Trung Quốc là thị trường được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 11,25% tổng kim ngạch.
Nếu như 7 tháng đầu năm 2018 hàng rau quả đã góp vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước 2,3 tỷ USD, thì ngược lại cũng phải nhập khẩu trên 900 triệu USD mặt hàng này.
Lượng sắt thép phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam sau khi sụt giảm liên tục trong 3 tháng của quí 2/2018 thì sang tháng 7/2018 nhập khẩu tăng trở lại.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự