Tháng 7/2018 kim ngạch xuất khẩu giấy và vản phẩm giảm 14,8% so với tháng 6/2018 xuống còn 85,4 triệu USD, nhưng nếu tính chung từ đầu năm đến hết tháng 7/2018 đạt 591,5 triệu USD, tăng 59,1% so với cùng kỳ 2017.

Trung Quốc là thị trường chủ lực cung cấp mặt hàng thuốc trừ sâu và nguyên liệu cho Việt Nam, chiếm 50,1% tỷ trọng.
Sau khi sụt giảm ở tháng 6/2018, thì nay sang tháng 7/2018 nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu kim ngạch đã tăng trở lại, tăng 5,9% đạt 83,2 triệu USD, nâng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này 7 tháng đầu năm 2018 lên 394 triệu USD, giảm 10,41% so với cùng kỳ năm 2018.
Như vậy, bình quân mỗi ngày Việt Nam chi đến 2,5 triệu USD để nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu. Trong đó, nguồn nhập khẩu chủ yếu là từ Trung Quốc, chiếm trên 50% tỷ trọng đạt 270,3 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ tốc độ nhập khẩu từ thị trường này giảm 15,32%.
Được biết, trung bình khoảng 5 năm trở lại đây, mỗi năm Việt Nam chi khoảng 500 triệu USD để nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu từ Trung Quốc. Trong số này, chiếm 48% là thuốc trừ cỏ (19.000 tấn), còn thuốc trừ sâu và trừ bệnh chiếm khoảng 32% (16.400 tấn), ngoài ra còn một lượng thuốc điều hòa sinh trưởng, khoảng 900 tấn.
Mặt khác, Trung Quốc là công xưởng sản xuất thuốc bảo vệ thực vật của thế giới, chiếm 40% lượng thuốc xuất khẩu đi các nước. Các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật về nội địa không chỉ để bán sử dụng ở Việt Nam, mà còn phối trộn, sang chai đóng gói và xuất đi các nước khác.
Vì thủ tục nhanh gọn, thuận tiện trong vận chuyển, giá cả cạnh tranh, và đặc biệt, các nhà nhập khẩu của Việt Nam có thể đặt hàng trực tiếp các nhà sản xuất Trung Quốc theo nhu cầu của thị trường Việt Nam, nên việc nhập khẩu thuốc trừ sâu từ Trung Quốc ngày một gia tăng.
Bên cạnh đó, dù là nước nông nghiệp, lượng thuốc trừ sâu sử dụng nhiều nhưng Việt Nam phải nhập khẩu gần như 100% thuốc trừ sâu, do không đủ năng lực, trình độ để sản xuất.
Ngoài thị trường Trung Quốc, Việt Nam còn nhập nhiều từ các nước Đông Nam Á chiếm 14,1% tỷ trọng, tương ứng 76,2 triệu USD, giảm 3,64% so với cùng kỳ. Nhập từ các nước EU tăng nhẹ 6,44%, đạt 68,7 triệu USD, chiếm 12,7% tỷ trọng. Bên cạnh đó, Việt Nam còn nhập từ các nước khác như Đức, Singapre, Thái Lan, Hàn Quốc ….
Nhìn chung, 7 tháng đầu năm nay nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu từ các thị trường đều tăng trưởng chiếm tới 60%, trong đó nhập từ thị trường Thụy Sỹ tăng đột biến, gấp hơn 2,07 lần (tức tăng 107,37%) tuy kim ngạch chỉ đạt 6,6 triệu USD, nếu tính riêng tháng 7/2018 thì nhập từ thị trường này chỉ đạt 915,9 nghìn USD, tăng 24,95% so với tháng 6/2018 và tăng gấp 2,02 lần (tức tăng 102,49%) so với tháng 7/2017.
Ở chiều ngược lại, thị trường với kim ngạch suy giảm chỉ chiếm 40%, trong đó giảm mạnh ở thị trường Nhật Bản 22,51%, tương ứng với 18,3 triệu USD. Tính riêng tháng 7/2018 giảm 32,97% so với tháng 6/2018 với 1,5 triệu USD và giảm 55,85% so với tháng 7/2017.
Thị trường nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu 7T/2018
Thị trường | T7/2018 (USD) | +/- so với T6/2018 (%)* | 7T/2018 (USD) | +/- so với cùng kỳ 2017 (%)* |
Trung Quốc | 41.177.604 | 5,3 | 270.353.568 | -15,32 |
Ấn Độ | 7.445.278 | 42,77 | 45.446.249 | 15,48 |
Đức | 6.964.412 | 7,25 | 42.985.520 | 4,42 |
Singapore | 3.862.532 | 31,61 | 30.041.791 | 10,83 |
Thái Lan | 4.949.705 | 26,59 | 23.934.357 | -19,4 |
Hàn Quốc | 4.211.213 | -12,14 | 19.698.488 | -19,3 |
Nhật Bản | 1.586.273 | -32,97 | 18.393.872 | -22,51 |
Pháp | 2.832.795 | 33,4 | 13.952.582 | -2,88 |
Malaysia | 2.370.055 | 54,34 | 12.743.124 | 20,22 |
Anh | 1.664.687 | -23,78 | 9.927.532 | 29,2 |
Indonesia | 1.327.886 | -22,04 | 9.560.483 | -18,69 |
Thụy Sỹ | 915.915 | 24,95 | 6.610.395 | 107,37 |
Đài Loan | 827.609 | -7,58 | 5.947.294 | 5,14 |
Hoa Kỳ | 840.198 | 64,53 | 5.649.055 | 17,7 |
Bỉ | 280.988 | 29,79 | 1.868.154 | 37,57 |
(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Tháng 7/2018 kim ngạch xuất khẩu giấy và vản phẩm giảm 14,8% so với tháng 6/2018 xuống còn 85,4 triệu USD, nhưng nếu tính chung từ đầu năm đến hết tháng 7/2018 đạt 591,5 triệu USD, tăng 59,1% so với cùng kỳ 2017.
Cà phê của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường các nước EU, đạt 453.988 tấn, tương đương 838,31 triệu USD.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm nay tăng khá mạnh trên 13% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 35,73 tỷ USD, trong đó có nhiều mặt hàng là nguyên liệu sản xuất và hàng thương mại, tiêu dùng.
Trong nhóm hàng nhiên liệu nhập khẩu, thì khí đốt hóa lỏng nhập khẩu chiếm thị phần thấp nhất 0,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước, so với cùng kỳ tăng cả lượng và trị giá. Trong đó, Trung Quốc là thị trường chủ lực chiếm 36,1% tổng lượng nhóm hàng.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu nhóm hàng xơ sợi dệt trong 7 tháng đầu năm 2018 tăng mạnh 17% về lượng và tăng 33,3% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 580.831 tấn, tương đương gần 1,36 tỷ USD.
7 tháng đầu năm nay, lượng bông nhập về Việt Nam đã đạt trên 1 triệu tấn, tăng 29,3% so với cùng kỳ năm 2017, trị giá 1,87 tỷ USD, tăng 32,9%.
Đặc biệt Trung Quốc là thị trường được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 11,25% tổng kim ngạch.
Nếu như 7 tháng đầu năm 2018 hàng rau quả đã góp vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước 2,3 tỷ USD, thì ngược lại cũng phải nhập khẩu trên 900 triệu USD mặt hàng này.
Lượng sắt thép phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam sau khi sụt giảm liên tục trong 3 tháng của quí 2/2018 thì sang tháng 7/2018 nhập khẩu tăng trở lại.
Theo số liệu thống kê, nếu như tháng 6/2018 kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm của Việt Nam sụt giảm, thì sang tháng 7/2018 đã tăng trở lại, tăng 13,9% đạt 76,3 triệu USD.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự