Cà phê của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường các nước EU, đạt 453.988 tấn, tương đương 838,31 triệu USD.

Đặc biệt Trung Quốc là thị trường được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 11,25% tổng kim ngạch.
Số liệu từ TCHQ cho biết, kim ngạch xuất khẩu bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc của Việt Nam trong tháng 7/2018 đạt 49,1 triệu USD, giảm 9,84% so với tháng 6/2018 nhưng tăng 2,94% so với tháng 7/2017. Tính chung từ đầu năm đến hết tháng 7/2018 kim ngạch đạt 359,4 triệu USD chiếm 0,27% tỷ trọng, tăng 12,29% so với cùng kỳ 2017.
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường Trung Quốc, Mỹ, Campuchia, Hàn Quốc, Nhật Bản – đây là những thị trường đều đạt kim ngạch trên 20 triệu USD, trong đó xuất khẩu nhiều nhất sang Trung Quốc đạt 40,4 triệu USD, chiếm 11,25% tổng kim ngạch nhóm hàng nhưng so với cùng kỳ giảm nhẹ 0,78%, nếu tính riêng tháng 7/2018 chỉ đạt 4,1 triệu USD, giảm 31,04% so với tháng 6/2018 và giảm 26,34% so với tháng 7/2017.
Đứng thứ hai về kim ngạch là thị trường Mỹ, đạt 30,6 triệu USD tăng 29,06% so với cùng kỳ, tính riêng tháng 7/2018 đạt 4,7 triệu USD, tăng 3,79% so với htangs 6/2018 và tăng 16,93% so với tháng 7/2017.
Kế đến là Campuchia, Hàn Quốc, Nhật Bản đều có tốc độ tăng trưởng, tăng lần lượt 7,76%; 18,55% và 3,58%.
Xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á nói chung chiếm thị phần khá lớn 24,6% và các nước EU chiếm 17%.
Nhìn chung, 7 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu nhóm hàng này sang các thị trường đều có tốc độ tăng trưởng chiếm 78,6%. Đáng chú ý, thời gian này mức độ tăng trưởng từ các thị trường truyền thống chỉ ở mức thấp, thay vào đó là các thị trường mới nổi như Đức tăng 87,42% tuy chỉ đạt 15,3 triệu USD; Australia tăng 50,25% đạt 12,3 triệu USD và Ấn Độ tăng 49,69% đạt 415 nghìn USD.
Ở chiều ngược lại xuất sang UAE và Séc giảm mạnh, giảm tương ứng 44,27% và 46,97%.
Thị trường xuất khẩu bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 7T/2018
Thị trường | T7/2018 (USD) | +/- so với T6/2018 (%)* | 7T/2018 (USD) | +/- so với cùng kỳ 2017 (%)* |
Trung Quốc | 4.150.715 | -31,04 | 40.468.746 | -0,78 |
Hoa Kỳ | 4.712.609 | 3,79 | 30.664.980 | 29,06 |
Campuchia | 3.877.095 | -13,92 | 29.362.326 | 7,76 |
Hàn Quốc | 3.849.880 | -15,59 | 29.233.656 | 18,55 |
Nhật Bản | 3.728.839 | 5,48 | 24.301.491 | 3,58 |
Ấn Độ | 41 | -67,10 | 414.706 | 49,69 |
Anh | 1.577.864 | 15,02 | 10.180.244 | 6,54 |
Ả Rập Xê Út | 38 | -85,80 | 931.000 | -31,85 |
Ba Lan | 1.043.704 | -26,94 | 8.488.867 | 13,91 |
UAE | 223 | -58,41 | 4.862.307 | -44,27 |
Canada | 800 | -10,37 | 5.570.325 | 10,66 |
Đài Loan | 1.848.157 | -14,36 | 14.923.734 | 41,24 |
Đức | 2.067.183 | -10,66 | 15.353.627 | 87,42 |
Ghana |
| -100,00 | 581.000 | 37,28 |
Hà Lan | 2.340.481 | 22,74 | 12.171.036 | 24,50 |
Hồng Kông (TQ) | 617 | -6,92 | 3.743.932 | -21,18 |
Indonesia | 390 | -33,96 | 8.359.428 | 44,34 |
Lào | 727 | 1,45 | 4.974.458 | 10,01 |
Malaysia | 1.075.757 | 36,39 | 6.949.073 | 13,05 |
Myanmar | 1.543.434 | 11,16 | 7.064.956 | 28,94 |
Nam Phi | 289 | 45,83 | 1.836.177 | 11,06 |
Nga | 1.389.091 | -13,44 | 7.636.241 | 22,40 |
Australia | 1.762.319 | -12,72 | 12.372.908 | 50,25 |
Pháp | 2.345.337 | -1,38 | 14.551.680 | 3,16 |
Philippines | 1.598.349 | -23,19 | 13.728.685 | 14,61 |
Séc | 250 | 406,24 | 558.000 | -46,97 |
Singapore | 1.182.027 | 11,24 | 6.785.747 | -3,22 |
Thái Lan | 1.486.850 | -33,00 | 11.477.424 | 6,21 |
(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Cà phê của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường các nước EU, đạt 453.988 tấn, tương đương 838,31 triệu USD.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm nay tăng khá mạnh trên 13% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 35,73 tỷ USD, trong đó có nhiều mặt hàng là nguyên liệu sản xuất và hàng thương mại, tiêu dùng.
Trong nhóm hàng nhiên liệu nhập khẩu, thì khí đốt hóa lỏng nhập khẩu chiếm thị phần thấp nhất 0,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước, so với cùng kỳ tăng cả lượng và trị giá. Trong đó, Trung Quốc là thị trường chủ lực chiếm 36,1% tổng lượng nhóm hàng.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu nhóm hàng xơ sợi dệt trong 7 tháng đầu năm 2018 tăng mạnh 17% về lượng và tăng 33,3% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 580.831 tấn, tương đương gần 1,36 tỷ USD.
7 tháng đầu năm nay, lượng bông nhập về Việt Nam đã đạt trên 1 triệu tấn, tăng 29,3% so với cùng kỳ năm 2017, trị giá 1,87 tỷ USD, tăng 32,9%.
Trung Quốc là thị trường chủ lực cung cấp mặt hàng thuốc trừ sâu và nguyên liệu cho Việt Nam, chiếm 50,1% tỷ trọng.
Nếu như 7 tháng đầu năm 2018 hàng rau quả đã góp vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước 2,3 tỷ USD, thì ngược lại cũng phải nhập khẩu trên 900 triệu USD mặt hàng này.
Lượng sắt thép phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam sau khi sụt giảm liên tục trong 3 tháng của quí 2/2018 thì sang tháng 7/2018 nhập khẩu tăng trở lại.
Theo số liệu thống kê, nếu như tháng 6/2018 kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm của Việt Nam sụt giảm, thì sang tháng 7/2018 đã tăng trở lại, tăng 13,9% đạt 76,3 triệu USD.
Nếu như 7 tháng đầu năm 2018 Việt Nam thu về 1,98 tỷ USD từ xuất khẩu hạt điều, nhưng ngược lại cũng phải nhập tới 1,52 tỷ mặt hàng này, chiếm 1,15% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự