Nhóm hàng dầu mỡ động thực vật nhập khẩu từ Thái Lan tăng 395,9%, đạt 14,01 triệu USD.

Hàng hóa xuất khẩu sang Đức đa số đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhóm hàng chè tăng mạnh nhất 132,3%, đạt 0,97 triệu USD.
Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu. Trong 5 tháng đầu năm 2018 Việt Nam xuất khẩu sang Đức đạt 2,85 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ, xuất khẩu chủ yếu là điện thoại và linh kiện máy tính, hàng dệt may, giày dép, cà phê, nông thủy sản…
Trong số rất nhiều nhóm hàng xuất khẩu sang thị trường Đức trong 5 tháng đầu năm nay, thì có 6 nhóm hàng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD. Trong đó, điện thoại và linh kiện đứng đầu về kim ngạch, với 851,44 triệu USD, chiếm 29,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Đức, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tiếp đến nhóm hàng giày dép 381,79 triệu USD, chiếm 13,4%, giảm 3,1%; hàng dệt may 288,25 triệu USD, chiếm 10,1%, tăng 11,7; máy vi tính, điện tử 241,14 triệu USD, chiếm 8,5%, tăng 27,9%; cà phê 208,72 triệu USD, chiếm 7,3%, giảm 22,6%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng 159,5 triệu USD, chiếm 5,6%, tăng 11,4%.
Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Đức 5 tháng đầu năm nay đa số đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhóm hàng chè tăng mạnh nhất 132,3%, đạt 0,97 triệu USD, nhóm hàng bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc cũng tăng mạnh 122,6%, đạt 10,99 triệu USD. Bên cạnh đó, xuất khẩu còn tăng mạnh ở một số nhóm hàng như: Sản phẩm hóa chất tăng 72,5%, đạt 4,15 triệu USD; sắt thép tăng 52,4%, đạt 2,74 triệu USD; hạt điều tăng 49,2%, đạt 42,06 triệu USD; rau quả tăng 31%, đạt 6,17 triệu USD.
Ngược lại, xuất khẩu giấy và các sản phẩm từ giấy; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; hạt tiêu và cà phê sụt giảm mạnh, với mức giảm tương ứng 50,4%, 34,5%, 33,8% và 22,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu sang Đức 5 tháng đầu năm 2018
ĐVT: USD
Nhóm hàng | T5/2018 | % tăng giảm so với T4/2018 | 5T/2018 | % tăng giảm so với cùng kỳ |
Tổng kim ngạch | 604.218.892 | 2,56 | 2.852.905.071 | 8,55 |
Điện thoại các loại và linh kiện | 165.654.202 | -7,36 | 851.442.581 | 16,16 |
Giày dép các loại | 102.466.322 | 22,91 | 381.785.478 | -3,13 |
Hàng dệt, may | 71.034.297 | 21,94 | 288.248.626 | 11,65 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện | 51.528.066 | -0,45 | 241.135.962 | 27,85 |
Cà phê | 33.349.164 | -16,01 | 208.720.054 | -22,55 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác | 34.631.668 | 6,05 | 159.500.422 | 11,36 |
Hàng thủy sản | 17.631.679 | 8,93 | 78.838.909 | 26,81 |
Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù | 15.564.134 | 4,13 | 72.156.306 | 1,2 |
Sản phẩm từ chất dẻo | 10.560.734 | 10,58 | 51.565.334 | 6,62 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng | 7.407.398 | -36 | 50.721.094 | 14,61 |
Gỗ và sản phẩm gỗ | 5.046.640 | -35,94 | 47.153.026 | -12,21 |
Sản phẩm từ sắt thép | 8.704.325 | -14,61 | 43.266.051 | 26,3 |
Hạt điều | 11.327.783 | 35,92 | 42.059.009 | 49,19 |
Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận | 6.609.998 | 35,9 | 27.816.933 | 16,78 |
Cao su | 4.964.103 | 77,19 | 22.798.361 | -6,61 |
Hạt tiêu | 3.732.486 | -4,33 | 16.299.121 | -33,79 |
Sản phẩm từ cao su | 1.928.080 | -0,38 | 13.383.467 | 4,41 |
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm | 2.129.315 | 19,74 | 13.331.954 | 6,52 |
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc | 2.835.813 | 46,79 | 10.992.602 | 122,63 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày | 1.798.013 | 13,51 | 9.062.695 | 13,39 |
Kim loại thường khác và sản phẩm | 1.493.939 | 11,94 | 6.241.449 | 42 |
Hàng rau quả | 1.741.637 | 71,58 | 6.170.286 | 30,96 |
Sản phẩm gốm, sứ | 677.816 | -6,23 | 4.591.892 | 17,36 |
Sản phẩm hóa chất | 504.645 | -7,86 | 4.146.471 | 72,49 |
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện | 233.791 | -46,59 | 3.093.647 | -34,53 |
Sắt thép các loại | 573.993 | 17,5 | 2.794.512 | 52,4 |
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm | 497.251 | -4,81 | 1.844.160 | -19,73 |
Chè | 205.310 | -20,46 | 966.987 | 132,33 |
Giấy và các sản phẩm từ giấy | 80.143 | 77,87 | 655.080 | -50,42 |
(Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Nhóm hàng dầu mỡ động thực vật nhập khẩu từ Thái Lan tăng 395,9%, đạt 14,01 triệu USD.
-Phần lớn các nhóm hàng nhập từ Trung Quốc đều tăng kim ngạch; trong đó nhóm máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng mạnh nhất 136,9%, đạt 309,38 triệu USD.
Australia và các nước Đông Nam Á là hai thị trường chủ lực xuất khẩu sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ của Việt Nam. Kim ngạch từ hai thị trường này chiếm 5,4% tỷ trọng.
Nhập khẩu than từ Nhật Bản tăng đột biến gấp 371,8 lần về lượng và tăng gấp 134,1 lần về trị giá so với cùng kỳ.
Xuất khẩu rau quả Việt Nam đã trở thành điểm sáng trong 2 năm trở về đây khi kim ngạch ngày càng tăng, thậm chí vượt gạo, nông sản chủ lực. Thế nhưng, một tỉ lệ không nhỏ trong con số này là hàng tạm nhập, tái xuất từ Thái Lan.
Không chỉ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch, mà tốc độ xuất khẩu nhóm hàng sản phẩm từ sắt thép sang thị trường Myanmar tăng đột biến, gấp 1,4 lần so với cùng kỳ.
Kim ngạch xuất khẩu bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc trong 5 tháng 2018 sang các thị trường đều có kim ngạch tăng trưởng chiếm 75%, trong đó xuất sang Ghana và Indonesia tăng vượt trội.
Nhập khẩu đá quý, kim loại quý 5 tháng tăng 20,6%, đạt 256,84 triệu USD.
Cả 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của nước ta đều có sự tăng trưởng manh và đạt tổng trị giá kim ngạch 74,06 tỷ USD, chiếm trên 71,3% tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Trung Quốc nhập khẩu rau quả chiếm tỷ trọng đến 74,6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự