Cán cân thương mại thâm hụt mạnh trong 15 ngày đầu tháng 7 khiến kim ngạch xuất siêu lũy kế từ đầu năm giảm. Đáng quan tâm là kim ngạch xuất khẩu liên tiếp có chiều hướng giảm.

Trung Quốc nhập khẩu rau quả chiếm tỷ trọng đến 74,6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, kim ngạch xuất khẩu rau quả 6 tháng đầu năm ước đạt 2 tỷ USD, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm 2017. Riêng trong tháng 6/2018, xuất khẩu rau quả ước đạt 340 triệu USD, tăng 25% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, trong 6 tháng đầu năm, mặt hàng rau quả xuất khẩu sang các thị trường chính đều có kim ngạch tăng khá. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính của rau quả Việt Nam, với tỷ trọng chiếm tới 74,6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả trong 6 tháng đầu năm, tương đương với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,2 tỷ USD, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2017.
Ngoài Trung Quốc, trong 6 tháng qua, thị trường Hoa Kỳ tiếp tục nhập khẩu rau quả của Việt Nam với số lượng lớn khi kim ngạch đạt tới 50,9 triệu USD, tăng 14,6%. Tại các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, kim ngạch xuất khẩu cũng lần lượt tăng 8%, 15,4% và hơn 26% so với cùng kỳ năm 2017.
Đánh giá về tình hình xuất khẩu rau quả 6 tháng qua, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, việc xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc có lợi thế về nhu cầu tiêu thụ, vị trí địa lý, tập quán cũng như thị hiếu tiêu dùng khá tương đồng với Việt Nam.
Tuy nhiên, Cục Xuất nhập khẩu cũng lưu ý, yêu cầu về chất lượng hàng hóa tại thị trường Trung Quốc cũng ngày càng nâng lên và đây là xu hướng chung trên thị trường thế giới.
Chính vì vậy, ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp xuất khẩu rau quả của Việt Nam cần chú trọng tới việc tìm hiểu mùa vụ tại thị trường Trung Quốc, quy hoạch và phân bổ trồng các mặt hàng rau quả phù hợp và không trùng đúng vụ mùa của họ, tránh trường hợp “được mùa mất giá”.
Cũng theo nhận định của Cục Xuất nhập khẩu, triển vọng xuất khẩu hàng rau hoa quả của Việt Nam rất khả quan trong thời gian tới. Theo chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, diện tích chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả sang sản xuất cây ăn trái ngày càng lớn.
Do đó, việc mở rộng thị trường xuất khẩu là rất cần thiết trong bối cảnh hiện tại. Để làm được điều này, các doanh nghiệp xuất khẩu cần sản xuất theo nhu cầu và bám sát được vào các tiêu chuẩn, yêu cầu chất lượng, an toàn thực phẩm của các thị trường xuất khẩu.
Bên cạnh đó cần tích cực đổi mới công nghệ gieo trồng, giảm giá thành để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm rau quả xuất khẩu.
Nguồn: VOV.vn
Cán cân thương mại thâm hụt mạnh trong 15 ngày đầu tháng 7 khiến kim ngạch xuất siêu lũy kế từ đầu năm giảm. Đáng quan tâm là kim ngạch xuất khẩu liên tiếp có chiều hướng giảm.
Trung Quốc đang là thị trường có mức tăng trưởng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong những tháng vừa qua.
6 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu thủy sản đạt 860,67 triệu USD, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm 2017.
5 tháng đầu năm 2018, Việt Nam giảm nhập khẩu thép từ thị trường thế giới, đặc biệt là từ Trung Quốc, sau khi Mỹ tung “đòn” áp thuế nhằm ngăn chặn thép giá rẻ từ Trung Quốc.
6 tháng đầu năm 2018 lượng hạt điều xuất khẩu đạt 175.078 tấn, trị giá 1,7 tỷ USD, tăng 15,7% về lượng và tăng 15,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2017.
Nếu như tháng 5/2018 xuất khẩu phân bón của cả nước đã lấy lại đà tăng trưởng, thì nay sang tháng 6 giảm trở lại, giảm 33,3% về lượng và 33,3% trị giá so với tháng trước tương ứng với 65,4 nghìn tấn; 21,1 triệu USD.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, thủy sản của Việt Nam xuất khẩu ra thị trường nước ngoài trong 6 tháng đầu năm 2018 tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 3,97 tỷ USD. Riêng tháng 6/2018 đạt 764,04 triệu USD, giảm nhẹ 0,2% so với tháng 5/2018.
Trong 2 quí đầu năm cả nước xuất khẩu 1,88 triệu tấn dầu thô, thu về 1,05 tỷ USD, giảm rất mạnh 50,9% về lượng và giảm 31,4% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2018 nhập khẩu xăng dầu vào Việt Nam đạt 7,07 triệu tấn, kim ngạch 4,66 tỷ USD, tăng 11,5% về lượng và tăng 40,4% về kim ngạch so với 6 tháng đầu năm 2017.
100% nhãn tươi, nhãn khô, sầu riêng, măng cụt mà Việt Nam nhập khẩu từ Thái về đều đem xuất khẩu sang Trung Quốc? Những số liệu Việt Nam xuất khẩu trái cây công bố thật "hoành tráng", nhưng thật ra phần lớn là... xuất khẩu giùm cho Thái!
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự