-Phần lớn các nhóm hàng nhập từ Trung Quốc đều tăng kim ngạch; trong đó nhóm máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng mạnh nhất 136,9%, đạt 309,38 triệu USD.

Kim ngạch xuất khẩu bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc trong 5 tháng 2018 sang các thị trường đều có kim ngạch tăng trưởng chiếm 75%, trong đó xuất sang Ghana và Indonesia tăng vượt trội.
Năm 2017, ngành bánh kẹo xuất khẩu đã thu về 595,5 triệu USD, tăng 11,69% so với năm 2016. Tính riêng tháng 12/2017, kim ngạch xuất khẩu bánh kẹo tăng 3,7% so với tháng trước, đạt 58,1 triệu USD. Với tốc độ tăng trưởng 2 con số và nhìn vào tốc độ mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp trong ngành bánh kẹo, cho thấy đây là ngành hàng có triển vọng xuất khẩu cao. Không chỉ vậy, ngành bánh kẹo đang dần chiếm lĩnh thị trường nội địa. Sang năm 2018, tốc độ xuất khẩu nhóm hàng này vẫn giữ được đà tăng trưởng.
Số liệu từ TCHQ, tháng 5/2018 kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc đạt 54,3 triệu USD, tăng 2,54% so với tháng 4/2018 và tăng 11,58% so với tháng 5/2017, nâng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này 5 tháng 2018 lên 256,27 triệu USD, chiếm 0,27% tỷ trọng tổng kim ngạch, tăng 14,61% so với cùng kỳ năm 2017.
Bánh kẹo và sản phẩm phẩm từ ngũ cốc của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang các nước Đông Nam Á, chiếm 24,7% tổng kim ngạch. Ngoài ra xuất sang các nước EU chiếm 16,4% và các nước khác chiếm 58,7%.
Trong số thị trường xuất khẩu nhóm hàng này thì Trung Quốc là thị trường đạt kim ngạch cao nhất 30,6 triệu USD trong 5 tháng, tăng 2,38%, đứng thứ hai là Mỹ đạt 21,4 triệu USD, tăng 33,55% so với cùng kỳ, kế đến là Campuchia, Hàn Quốc, Nhật Bản….
Nhìn chung, 5 tháng đầu năm nay xuất khẩu bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc sang các thị trường đều có kim ngạch tăng trưởng chiếm 75%, trong số này những thị trường tăng trên 100% như : Indonesia tăng gấp 1,4 lần (tức tăng 137,98%) tuy chỉ đạt 7,3 triệu USD; Đức tăng 1,2 lần (122,63%) đạt 10,9 triệu USD.
Đặc biệt, trong 5 tháng 2018 thị trường Ghana tăng nhập khẩu bánh kẹo và sản phẩm ngũ cốc từ thị trường Việt Nam, tuy kim ngạch chỉ đạt 421,8 nghìn USD nhưng tăng đột biến gấp 2,3 lần (229%) so với cùng kỳ năm 2017. Tính riêng tháng 5, kim ngạch xuất sang thị trường này chỉ có 22,1 nghìn USD, giảm 90,88% so với tháng 4.
Bên cạnh những thị trường với kim ngạch tăng mạnh, thì thị trường kim ngạch suy giảm chỉ chiếm 25%, trong đó xuất sang thị trường Séc giảm mạnh nhất 65,44% với 258 nghìn USD.
Thị trường xuất khẩu bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc 5T/2018
Thị trường | T5/2018 | +/- so với tháng 4/2018 (%) | 5T/2018 (USD) | +/- so với cùng kỳ 2017 (%) |
Pháp | 2.218.949 | 28,12 | 9.828.203 | -2,17 |
Australia | 2.133.100 | -5,15 | 8.591.484 | 49,70 |
Hà Lan | 1.749.343 | -9,25 | 7.920.339 | 26,81 |
Thái Lan | 1.701.580 | 3,10 | 7.771.329 | 2,36 |
Indonesia | 983.296 | -48,16 | 7.379.189 | 137,98 |
Anh | 1.660.133 | 17,19 | 7.230.285 | 5,64 |
Ba Lan | 1.230.855 | -11,87 | 6.016.677 | 13,61 |
Malaysia | 870.229 | -28,93 | 5.082.670 | 26,14 |
Nga | 1.489.060 | 61,59 | 4.646.929 | 11,93 |
Singapore | 1.082.013 | 29,59 | 4.539.581 | -15,00 |
Myanmar | 1.187.246 | 76,73 | 4.133.075 | 18,46 |
UAE | 348.407 | -51,19 | 4.101.687 | -33,84 |
Canada | 795.457 | -5,44 | 3.877.969 | 12,57 |
Lào | 659.559 | -14,01 | 3.531.586 | 14,84 |
Hồng Kông (Trung Quốc) | 554.223 | 6,70 | 2.462.787 | -25,77 |
Nhật Bản | 3.481.834 | 2,02 | 17.035.464 | 4,78 |
Đức | 2.835.813 | 46,79 | 10.992.602 | 122,63 |
Đài Loan | 2.444.583 | 5,59 | 10.915.608 | 54,66 |
Philippines | 2.171.660 | 13,36 | 10.049.458 | 14,20 |
Nam Phi | 268.83 | 631,53 | 1.349.261 | 2,19 |
Saudi Arabia |
| -100,00 | 623.238 | -48,92 |
Ghana | 22.135 | -90,88 | 421.82 | 229,00 |
Séc | 48.397 |
| 258.067 | -65,44 |
Ấn Độ |
|
| 248.22 | 25,55 |
(Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
-Phần lớn các nhóm hàng nhập từ Trung Quốc đều tăng kim ngạch; trong đó nhóm máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng mạnh nhất 136,9%, đạt 309,38 triệu USD.
Australia và các nước Đông Nam Á là hai thị trường chủ lực xuất khẩu sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ của Việt Nam. Kim ngạch từ hai thị trường này chiếm 5,4% tỷ trọng.
Nhập khẩu than từ Nhật Bản tăng đột biến gấp 371,8 lần về lượng và tăng gấp 134,1 lần về trị giá so với cùng kỳ.
Xuất khẩu rau quả Việt Nam đã trở thành điểm sáng trong 2 năm trở về đây khi kim ngạch ngày càng tăng, thậm chí vượt gạo, nông sản chủ lực. Thế nhưng, một tỉ lệ không nhỏ trong con số này là hàng tạm nhập, tái xuất từ Thái Lan.
Không chỉ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch, mà tốc độ xuất khẩu nhóm hàng sản phẩm từ sắt thép sang thị trường Myanmar tăng đột biến, gấp 1,4 lần so với cùng kỳ.
Hàng hóa xuất khẩu sang Đức đa số đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhóm hàng chè tăng mạnh nhất 132,3%, đạt 0,97 triệu USD.
Nhập khẩu đá quý, kim loại quý 5 tháng tăng 20,6%, đạt 256,84 triệu USD.
Cả 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của nước ta đều có sự tăng trưởng manh và đạt tổng trị giá kim ngạch 74,06 tỷ USD, chiếm trên 71,3% tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Trung Quốc nhập khẩu rau quả chiếm tỷ trọng đến 74,6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam
5 tháng đầu năm 2018, sản phẩm gốm sứ của Việt Nam tăng xuất khẩu sang thị trường Indonesia, Achentina và Campuchia đều có kim ngạch tăng mạnh gấp hơn 1,2 lần mỗi thị trường so với cùng kỳ 2017.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự