5 tháng đầu năm 2019 kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước đạt 1,76 tỷ USD, tăng 5,9% so với 5 tháng đầu năm 2018.

Trong khi Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu được nhập khẩu xong hoàn thiện Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu, thì Tổng cục Hải quan vừa quyết định dừng thông quan đối với hoạt động trên vì cho rằng không phù hợp với quy định của quản lý Nhà nước, gây nhiều hệ lụy xấu.
Văn bản mới của Tổng cục Hải quan gửi đến Bộ TN&MT cho biết: Hiện nay trong quá trình các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu để phục vụ tái chế, sản xuất như thép, cao su, săm lốp, nhiều DN vẫn không có giấy xác nhận đủ các điều kiện về vệ sinh môi trường, kiểm dịch, an toàn kỹ thuật hay chứng minh nguồn gốc xuất xứ đơn hàng.
Mặc dù vậy, Tổng cục Môi trường - Bộ TN&MT vẫn cho phép một số doanh nghiệp được phép nhập khẩu khi chưa có Giấy xác nhận bảo vệ môi trường. Xét về các quy định của pháp luật như Thông tư 41/2015 về yêu cầu Giấy xác nhận là chứng từ bắt buộc thuộc hồ sơ hải quan nhập khẩu của Bộ TN&MT.
Như vậy, việc làm của Bộ TN&MT chưa phù hợp với chính thông tư, quy định của Bộ này quy định. Bên cạnh đó, không phù hợp với các văn bản luật pháp của Bộ Tài chính và quy định quản lý hàng nhập khẩu phế liệu có nguy cơ cao về môi trường, gây khó cho quản lý và hoạt động của cơ quan Hải quan.
Chính vì vậy, theo quy định, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo hải quan các địa phương thực hiện dừng thông quan đối với những trường hợp doanh nghiệp vẫn được nhập khẩu phế liệu nhưng chưa có Giấy xác nhận bảo vệ môi trường đến khi nào các doanh nghiệp trên hoàn thiện được các giấy tờ theo quy định.
Hiện, về nhập khẩu phế liệu, nổi lên hai mặt hàng lớn là sắt thép phế liệu và săm lốp ô tô đã qua sử dụng. Về mặt hàng săm lốp ô tô, theo báo cáo mới nhất của Hải quan các tỉnh như: Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM, các đơn vị này vẫn tồn tại hàng nghìn container săm lốp ô tô vô chủ tại các cảng. Nguyên do là các doanh nghiệp nhập khẩu về nhưng không giải quyết đơn hàng với nhà nhập khẩu hoặc thanh toán vận đơn chuyên chở. Bên cạnh đó, những mặt hàng có nguồn gốc tạm nhập tái xuất nhưng doanh nghiệp chỉ nhập về, không làm thủ tục tái xuất.
Việc tồn tại kẽ hở trong pháp luật về quản lý hàng phế liệu đang gây nhức nhối về quản lý kho vận tại các cảng nhập khẩu, phát sinh chi phí lưu kho, quản lý. Bên cạnh đó, đây là những mặt hàng tiềm ẩn nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường.
Về mặt hàng sắt thép phế liệu nhập khẩu, theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Hải quan, 11 tháng đầu năm cả nước nhập khẩu trên 3,5 triệu tấn sắt thép, đạt kim ngạch hơn 780 triệu USD, tăng hơn 20% về lượng so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu sắt thép phê liệu về Việt Nam chủ yếu phục vụ tái chế sắt thép của các nhà máy sử dụng công nghệ cũ, nhà máy thép nhỏ lẻ.
Theo Tổng cục Hải quan, hoạt động này cần kiểm soát chặt để tránh nguy cơ Việt Nam trở thành điểm đến của các loại rác thải công nghiệp.
5 tháng đầu năm 2019 kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước đạt 1,76 tỷ USD, tăng 5,9% so với 5 tháng đầu năm 2018.
Sau khi sụt giảm ở tháng 4/2019, sang tháng 5/2019 xuất khẩu cao su đã tăng trở lại cả về lượng và trị giá, tăng lần lượt 2,7%; 3,1% đạt 77,4 nghìn tấn, trị giá 111,7 triệu USD.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm 2019 cả nước xuất khẩu 1,06 triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, giảm 19% so với cùng kỳ năm trước; thu về 409,02 triệu USD, giảm 12,6%; giá xuất khẩu trung bình đạt 385 USD/tấn, tăng 7,9%.
Kim ngạch xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ 5 tháng đầu năm 2019 đạt gần 4,02 tỷ USD, tăng 19,1% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hy Lạp trong 5 tháng đầu năm 2019 đạt 111,84 triệu USD, tăng 14,12% so với cùng kỳ năm 2018.
Kể từ khi Việt Nam và Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao (7/1/1972), phát triển thành đối tác chiến lược (7/2007) và trở thành đối tác chiến lược toàn diện (9/2016), thương mại hai chiều Việt Nam - Ấn Độ từng bước khởi sắc. Hệ thống chính sách, pháp luật về thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ đã và đang xây dựng, đổi mới, hoàn thiện theo hướng hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế toàn cầu.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, tháng 5/2019 cả nước đã nhập khẩu 330,36 nghìn tấn phân bón các loại, trị giá 95,96 triệu USD, giảm 10% về lượng và giảm 12,4% về trị giá so với tháng 4/2019.
Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu giày dép 5 tháng đầu năm 2019 đạt 7,11 tỷ USD tăng 13,9% so với 5 tháng đầu năm 2018; trong đó riêng tháng 5/2019 đạt 1,71 tỷ USD, tăng 18,1% so với tháng 4/2019 và tăng 11,9% so với tháng 5/2018.
Việt Nam và Liên bang Nga đã thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2001 và nâng lên thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2012. Liên bang Nga chiếm hơn 90% trong tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và EAEU. Các mặt hàng điện tử, dệt may, da giày, thủy sản, cà phê... của Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng Nga quan tâm sử dụng.
Tình từ đầu năm đến hết tháng 5/2019, Việt Nam đã nhập khẩu từ thị trường Malaysia trên 3 tỷ USD, trong đó nhóm hàng phương tiện vận tải và phụ tùng tăng đột biến, gấp gần 30lần so với cùng kỳ năm trước.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự