Xuất khẩu giấy và sản phẩm sang hai thị trường Đức và Anh tăng vượt trội so với cùng kỳ, tuy kim ngạch xuất sang những thị trường này cao nhất chỉ đạt trên 2 triệu USD.

Việt Nam đã xuất siêu lượng hàng hóa trị giá 29,7 tỷ USD sang thị trường Hoa Kỳ trong năm 2016, trong đó nhóm hàng chủ lực lần lượt là dệt may, điện thoại và linh kiện, giày dép.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), sau hơn 20 năm bình thường hóa quan hệ, hiện Việt Nam là đối tác thương mại xếp thứ 12 về xuất khẩu hàng hóa và xếp thứ 36 về nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ.
Tăng trưởng thương mại giữa hai nước đạt trung bình trên 25% mỗi năm. Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong trao đổi thương mại với Hoa Kỳ luôn duy trì mức thặng dư lớn. Năm 2016, xuất siêu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt hơn 29,7 tỷ USD.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang Hoa Kỳ khá thần tốc. Năm 2001, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này mới đạt 1 tỷ USD, đã đạt 38,46 tỷ USD năm 2016 và có thể đạt trên 40 tỷ USD vào năm 2017.
Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2016. Nguồn: Tổng cục Hải quan và Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ
Việt Nam cũng là nước xuất khẩu lớn thứ 13 vào thị trường Hoa Kỳ năm 2016.
Năm 2016, Hoa Kỳ tiếp tục duy trì là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với mức tăng trưởng 14,9% so với năm 2015. Tuy nhiên, con số này mới chỉ tương đương 1,96% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ.
Dệt may vẫn là ngành hàng dẫn đầu về xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ với trị giá xuất khẩu trong năm 2016 là 11,45 tỷ USD, chiếm hơn 48% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước (cả nước đạt 23,8 tỷ USD trị giá xuất khẩu hàng dệt may).
Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng điện thoại và linh kiện trong năm 2016 đã tăng trưởng mạnh, chiếm tới 12,8% tổng trị giá hàng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Ngoài ra, sản phẩm máy vi tính, điện tử và linh kiện chiếm 7,2%, giày dép các loại chiếm 11,6%, gỗ và sản phẩm gỗ chiếm 7,2%...
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2016 được thể hiện ở biểu đồ như bảng dưới đây, bao gồm: dệt may; giày dép; đồ gỗ; điện tử; thuỷ sản kể cả thuỷ sản chế biến; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; túi xách, vali, mũ, ô, dù; điện thoại và linh kiện; hạt điều; các mặt hàng khác...
Thế Hải
Theo Báo Đầu Tư
Xuất khẩu giấy và sản phẩm sang hai thị trường Đức và Anh tăng vượt trội so với cùng kỳ, tuy kim ngạch xuất sang những thị trường này cao nhất chỉ đạt trên 2 triệu USD.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Ba Lan trong tháng 4/2019 giảm 12,05% so với tháng trước đó, nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu trong cả 4 tháng đầu năm 2019 lại tăng nhẹ 18,69% đạt 494,27 triệu USD.
4 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu chè đạt 36.044 tấn, trị giá 62,61 triệu USD, tăng 3,1% về lượng và tăng 14,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018.
Số liệu thống kê của TCHQ Việt Nam cho thấy, tính chung cán cân thương mại hàng hóa từ đầu năm đến ngày 15/5 thâm hụt 1,01 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 88,9 tỷ USD, tăng 6,7% và nhập khẩu đạt 89,9 tỷ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Chile trong 4 tháng đầu năm 2019 sụt giảm 20,49% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 228,66 triệu USD.
Trong những năm qua, mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Áo không ngừng phát triển. Áo là một trong những nước phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam trong EU.
Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 4/2019, tổng kim ngạch hàng hóa của Việt Nam xuất sang U.A.E sụt giảm mạnh 20,7% so với tháng 3/2019 và giảm 0,3% so với cùng tháng năm 2018, đạt 536,25 triệu USD; nhưng tính chung cả 4 tháng đầu năm 2019 kim ngạch vẫn tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước, đạt trên 2,06 tỷ USD.
Với nhiều lợi thế về thuế suất khi thực hiện các hiệp định thương mại, ASEAN đang được kỳ vọng là thị trường xuất khẩu thủy sản tiềm năng của Việt Nam, sẽ lợi thế về thuế
Là thị trường có vị trí và khoảng cách địa lý không xa với Việt Nam, thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng từ thị trường Trung Quốc chiếm trên 37% tổng kim ngạch.
Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn 4 tháng đầu năm giảm 15,9% về khối lượng và giảm 4,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự