Chi phí cho 1 container hàng xuất khẩu từ Hà Nội đi Hải Phòng mất 400 USD. Trong khi cũng container đó đi từ Hải Phòng đến Nhật Bản chỉ mất 100 USD.

Tại các hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo TP.HCM với DN trong thời gian gần đây, một số DN “kêu” về thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với thép NK. Thực chất đây là biện pháp nhằm chống gian lận thương mại, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của ngành sản xuất thép trong nước.
Theo Cục Hải quan TP.HCM, hiện nay, theo kiến nghị của Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel), Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc NK mặt hàng thép nhằm chống gian lận thương mại, chống phá giá, bảo hộ sản xuất thép trong nước, bảo đảm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của ngành sản xuất thép trong nước. Có nhiều quy định liên quan đến chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa NK áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời; kiểm tra chất lượng, giám định; quy định hồ sơ thủ tục NK và kiểm tra hải quan đã được thực hiện.
Việc kiểm tra chất lượng và giám định thép được thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31-12-2013 quy định về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép NK do Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Phụ lục I Thông tư 44 này quy định danh mục các mặt hàng thép NK phải kiểm tra đánh giá sự phù hợp về chất lượng trước khi làm thủ tục thông quan.
Và việc lấy mẫu để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá sự phù hợp chất lượng thép NK là lĩnh vực quản lý của các cơ quan chuyên ngành (thuộc Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ), do các cơ quan quản lý chuyên ngành thực hiện. Cơ quan Hải quan không lấy mẫu và không có quyền kiểm tra, đánh giá sự phù hợp chất lượng thép NK.
Theo Quy định tại Điều 6 Thông tư 44, việc kiểm tra chất lượng được thực hiện: Đối với phương thức kiểm tra chất lượng thép NK tại nguồn (tại nước XK) do Bộ Công Thương chủ trì, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp, cơ quan Hải quan căn cứ quyết định miễn, giảm kiểm tra chất lượng thép (trong thời hạn 3 năm) của Bộ Công Thương để làm thủ tục thông quan.
Đối với phương thức kiểm tra, đánh giá sự phù hợp chất lượng thép NK theo lô hàng hóa NK, cơ quan Hải quan căn cứ vào chứng thư giám định hoặc giấy chứng nhận lô hàng để làm thủ tục thông quan. Việc lấy mẫu thép để thử nghiệm do Tổ chức giám định hoặc Tổ chức chứng nhận được Bộ Công Thương chỉ định thực hiện. Cơ quan Hải quan không tham gia lấy mẫu.
Hiện nay, có một sự nhầm lẫn giữa thủ tục hải quan và thủ tục cấp phép, kiểm tra chuyên ngành. Tại hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo TP.HCM và các DN trong nước ngày 8-3-2016 và hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo thành phố và các nhà đầu tư nước ngoài ngày 16-3-2016, Hiệp hội DN cơ khí TP.HCM và Hiệp hội DN TP.HCM có phản ánh những vướng mắc về thủ tục hải quan bao gồm: Sự bất cập của thuế suất NK mặt hàng thép nguyên liệu, việc cơ quan Hải quan cắt mẫu để giám định, kiểm tra chất lượng thép và xin giấy phép NK mặt hàng thép tại Bộ Công Thương.
Cục Hải quan TP.HCM cho biết, việc thực hiện thủ tục hải quan, chính sách thuế và chính sách quản lý hàng hóa đối với mặt hàng thép NK là căn cứ vào các quy định của các bộ, ngành, cơ quan Hải quan chỉ là cơ quan thực thi pháp luật, chỉ làm thủ tục hải quan và thông quan hàng hóa theo quy định.
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định giao cho cơ quan Hải quan thực hiện việc cấp phép, kiểm tra hàng hóa thuộc lĩnh vực quản lý của các cơ quan chuyên ngành. Vì vậy, việc lấy mẫu, kiểm tra như thế nào là thuộc trách nhiệm của các cơ quan chuyên ngành.
Về hồ sơ hải quan thực hiện theo Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25-3-2015 của Bộ Tài chính. Đối với mặt hàng NK phải có giấy phép NK tự động, thuộc diện kiểm tra chất lượng NK, DN phải nộp hồ sơ cho cơ quan Hải quan gồm: Giấy phép NK của Bộ Công Thương, Quyết định miễn, giảm kiểm tra của Bộ Công Thương hoặc chứng thư giám định, hoặc chứng nhận lô hàng. Riêng các mặt hàng thép hợp kim có chứa nguyên tố Bo từ 0.0008% trở lên, thép hợp kim có chứa nguyên tố Cr từ 0,3% trở lên, hoặc thép sản xuất que hàn, ngoài các chứng từ quy định về kiểm tra chất lượng nêu trên, DN nhập khẩu thép phải bổ sung Bản đăng ký mục tiêu, năng lực sản xuất có xác nhận của Bộ Công Thương (trường hợp tổ chức, cá nhân NK thép đồng thời là người sử dụng thép) khi làm thủ tục NK. Cơ quan Hải quan chỉ thông quan lô hàng khi DN cung cấp đầy đủ hồ sơ theo quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Cục Hải quan TP.HCM cho rằng, vẫn còn những vướng mắc, bất cập về NK mặt hàng này. Cụ thể, về xin phép NK tự động, đối với những mặt hàng thép thuộc danh mục hàng hóa NK ban hành theo Thông tư số 12/2015/TT-BCT ngày 12-6-2015 quy định việc áp dụng chế độ cấp Giấy phép NK tự động đối với một số sản phẩm thép do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành. Việc làm này gây khó khăn cho DN trong việc thông quan hàng hóa và phát sinh chi phí. Với vướng mắc này, Hiệp hội DN TP.HCM đề nghị Bộ Công Thương sử dụng số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan thay cho việc cấp phép NK tự động.
Để tạo thuận lợi cho DN, Cục Hải quan TP.HCM kiến nghị Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành để cải tiến, giảm bớt thủ tục đối với mặt hàng thép NK; đồng thời Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành đẩy mạnh thực hiện thủ tục kiểm tra chuyên ngành trên hệ thống thông tin một cửa quốc gia.
Chi phí cho 1 container hàng xuất khẩu từ Hà Nội đi Hải Phòng mất 400 USD. Trong khi cũng container đó đi từ Hải Phòng đến Nhật Bản chỉ mất 100 USD.
Khó xin C/O để được hưởng ưu đãi, nhiều loại chi phí không chính thức, bị tính thuế quá cao... đã làm nản lòng doanh nghiệp Việt. Một doanh nghiệp đã phải kiến nghị rằng, các cơ quan Nhà nước coi chúng tôi là doanh nghiệp, công dân chứ không phải "ăn xin" ở cửa cơ quan.
Một chuyên viên của tổ chức ActionAid vừa đưa ra lời cảnh báo, rằng hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU có thể đưa Việt Nam vào thế mắc kẹt chỉ phát triển mạnh các ngành nghề thâm dụng lao động giá rẻ, tay nghề thấp.
Nếu ở trong nước, ngành thép đang chịu sức ép lớn của hàng hóa nhập khẩu giá rẻ, thì ở thị trường xuất khẩu, thép Việt cũng chưa hết “vận đen”, khi mới đầu năm đã liên tiếp nhận thêm quyết định gia hạn áp thuế từ các thị trường nhập khẩu.
Ngoài việc ổn định nguồn nguyên liệu, DN nên hợp tác với nhau, tránh tình trạng mạnh ai nấy làm…
Theo số liệu thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan, trị giá hàng hóa nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm 2016 là 23,01 tỷ USD, giảm 5,7%. Những nhóm hàng nhập khẩu chính gồm:
Để giải quyết tình trạng một số loại rau quả, đặc biệt là rau gia vị XK sang EU thường xuyên bị cảnh báo vì chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép, một số chuyên gia cho rằng, đầu tư xây dựng chuỗi sản xuất bài bản, đồng bộ từ khâu đầu tới khâu cuối, đặc biệt là nhấn mạnh vào khâu xử lý sau thu hoạch được coi là giải pháp trọng tâm.
Nhật Bản là một trong những thị trường hàng đầu cho xuất khẩu thủy sản nước ta với kim ngạch chiếm tỷ trọng cao. Tuy nhiên, lượng xuất khẩu đang có nguy cơ giảm do bị “vấp” phải nhiều rào cản mới tại thị trường này.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan vừa công bố, trong tháng 2/2016 Việt Nam nhập gần 5.700 ô tô, nâng tổng số ô tô nhập khẩu của hai tháng đầu năm lên tới hơn 11.500 chiếc.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch nhập khẩu của 10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất đạt 14,640 tỷ USD, chiếm 63,63% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước từ đầu năm đến ngày 29/2 là 23,008 tỷ USD.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự