Nhập khẩu khí hóa lỏng tháng 5/2018 đã tăng trở lại sau khi giảm 25,1% trong tháng 4/2018. Giá khí tại thị trường nội địa cũng điều chỉnh tăng kể từ ngày 1/6.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan vừa công bố, trong tháng 2/2016 Việt Nam nhập gần 5.700 ô tô, nâng tổng số ô tô nhập khẩu của hai tháng đầu năm lên tới hơn 11.500 chiếc.
Cụ thể, trong tháng 2/2016 lượng ô tô nhập khẩu đạt gần 5,7 nghìn chiếc, giảm 3,2% so với tháng trước với trị giá đạt gần 142 triệu USD, giảm 5%.
Lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại trong 2 tháng đầu của năm 2016 có sự sụt giảm so với cùng kỳ năm 2015, với 11,5 nghìn chiếc, giảm 23,5%.
Ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu trong tháng 2 chủ yếu có xuất xứ chủ yếu từ Thái Lan với 2,12 nghìn chiếc; lượng nhập khẩu từ Nhật Bản là 0,59 nghìn chiếc; lượng nhập khẩu từ Hàn Quốc là hơn 1 nghìn chiếc.
Trước đó, Hiệp hội ô tô Việt Nam cho biết doanh số bán hàng của toàn thị trường giảm đến 54%, đạt 11.718 xe, bao gồm 6.446 xe du lịch; 4.599 xe thương mại và 673 xe chuyên dụng.
Doanh số xe du lịch giảm 54%; xe thương mại giảm 44% và xe chuyên dụng giảm 21% so với tháng trước
Không chỉ nhập khẩu ô tô giảm mà tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm của cả nước cũng giảm mạnh. Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong tháng 2/2016 đạt 20,39 tỷ USD, giảm 21,5% so với tháng trước do nghỉ Tết Âm lịch năm 2016 kéo dài.
Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu là 10,1 tỷ USD, giảm 24,4% và tổng trị giá nhập khẩu là gần 10,3 tỷ USD, giảm 18,3% so với tháng 1/2016. Nhập khẩu hàng hóa cả nước giảm tới 5,57 tỷ USD so với tháng trước, trong đó xuất khẩu giảm 3,26 tỷ USD và nhập khẩu giảm tới 2,3 tỷ USD.
Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 2 có mức thâm hụt 191 triệu USD, qua đó thu hẹp mức thặng dư thương mại trong 2 tháng đầu năm 2016 còn 676 triệu USD.
Tính chung hai tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam sơ bộ đạt 46,69 tỷ USD, giảm 1,5% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó trị giá xuất khẩu là 23,68 tỷ USD, tăng 3% và trị giá nhập khẩu là 23,01 tỷ USD, giảm 5,7%.
Nhập khẩu của khối các doanh nghiệp FDI giảm sâu hơn so với khối các doanh nghiệp trong nước. Cụ thể kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI trong 2 tháng/2016 là 13,77 tỷ USD, giảm 6,4% và khối các doanh nghiệp trong nước là 9,24 tỷ USD, giảm 4,6% so với cùng kỳ năm 2015.
Nhập khẩu khí hóa lỏng tháng 5/2018 đã tăng trở lại sau khi giảm 25,1% trong tháng 4/2018. Giá khí tại thị trường nội địa cũng điều chỉnh tăng kể từ ngày 1/6.
Xuất khẩu giấy và sản phẩm từ giấy của Việt Nam tháng 5/2018 đã lấy lại đà tăng trưởng. Đặc biệt trong 5 tháng đầu năm 2018 xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mạnh gấp 11,5 lần so với cùng kỳ 2017.
5 tháng đầu năm 2018 nhập khẩu cao su của Việt Nam tăng về lượng nhưng kim ngạch và giá nhập bình quân giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Tháng 5/2018 nhập khẩu rau quả từ Brazil tăng 269,7%, Australia tăng 175%, từ NewZealnad tăng 102,6% so với tháng trước đó.
Mặc dù kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng dược phẩm từ hai thị trường Canada và Singapore chỉ đạt 7,3 và 3,1 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ tốc độ tăng mạnh gấp 2 lần mỗi thị trường so với cùng kỳ.
-5 tháng đầu năm 2018, cả nước xuất khẩu 877.804 tấn cà phê, trị giá 1,7 tỷ USD, tăng 23,8% về lượng và tăng 5,7% về trị giá so với cùng kỳ.
Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản sang các thị trường trong 5 tháng đầu năm 2018 đạt 3,21 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó riêng tháng 5/2018 đạt 765,75 triệu USD, tăng 11,9% so với tháng 4/2018 và tăng 7,9% so với tháng 5/2017.
Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm 2018 cả nước xuất khẩu 373.221 tấn chất dẻo nguyên liệu, thu về 356,9 triệu USD, tăng 145,3% về lượng và tăng 93% về kim ngạch so với 5 tháng đầu năm 2017. Giá xuất khẩu đạt trung bình 956,3 USD/tấn, giảm 21%.
Xuất khẩu gạo sang Bangladesh tăng gấp 90,8 lần về lượng và gấp 61,6 lần về kim ngạch; sang Indonesia cũng tăng gấp 291 lần về lượng, gấp 269 lần về kim ngạch.
Ấn Độ là một trong những thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam, đạt kim ngạch tỷ đô trong 5 tháng đầu năm 2018.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự