Bình Thuận phạt 23 người Trung Quốc mua thanh long, Cà Mau mạnh tay xử phạt...

Chanh, ổi, khoai lang, hành tím... tại các tỉnh miền Tây được bán với giá gần như cho trong 7 tháng qua.
5 năm trở lại đây, hiếm khi các nông sản ở Đồng bằng sông Cửu Long đồng loạt rớt giá mạnh như năm nay. Nhiều sản phẩm trước đó có giá vài chục nghìn đồng một kg đã rơi xuống còn vài trăm đồng khiến nông dân lâm cảnh lỗ nặng.
1. Chanh loại 2 phải đổ bỏ
Năm nay chanh ở các tỉnh miền Tây được mùa, nhưng sản phẩm làm ra không có mấy thương lái thu mua khiến giá lao dốc mạnh.
Tại Vĩnh Long, giữa tháng 7 giá chanh loại một chỉ 500 - 2.000 đồng một kg, còn sản phẩm loại 2 dường như không ai mua.
Bà Hai, một nông dân tại huyện Long Hồ (Vĩnh Long) than thở, nguyên vườn chanh chỉ được vài tạ loại một bán với giá rẻ mạt không đủ chi phí, số còn lại buộc phải đổ bỏ.
Không chỉ bà Hai mà các hộ nông dân tại đây cũng trong tình cảnh tương tự. Nhiều hộ cho biết, khoảng hơn tháng nay chanh bắt đầu xuống giá mạnh, nhà vườn không dám thuê nhân công hái chanh nữa vì không đủ tiền chi trả.
Cùng với Vĩnh Long, chanh tại Đồng Tháp cũng rớt giá mạnh, sản phẩm loại một chỉ 2.000 đồng một kg, số còn lại phải đổ bỏ.
Lý giải nguyên khiến chanh rớt giá mạnh, nhiều nông dân cho biết chanh đã vào cuối vụ, mẫu mã và chất lượng không còn tốt như đầu vụ. Ngoài ra, thời điểm này đã chuyển sang mùa mưa nên nhu cầu sử dụng chanh làm nước giải khát hoặc các nhu cầu khác thấp.
2. Ổi 500 đồng một kg
Từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 7, các hộ nông dân trồng ổi ở miền Tây phải chịu cảnh thua lỗ khi giá sản phẩm này rớt tới 18 lần. Cụ thể, giá ổi từ 9.000-10.000 đồng giảm xuống chỉ còn 500-600 đồng một kg. Tại thời điểm đó, có 3 địa phương có diện tích trồng ổi lớn ở miền Tây là Đồng Tháp, Tiền Giang và Sóc Trăng phải đối mặt với tình trạng ổi chín đầy vườn nhưng giá bán quá rẻ, thậm chí thương lái không thèm thu gom. Nhiều hộ nông dân ở đây cho biết, có những ngày hái xong bỏ quả tại vườn vì giá quá rẻ.
Ông Hòa ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) cho biết, trước đó, vườn ổi nhà ông luôn bán giá ổng định 10.000 đồng một kg, lãi cũng cả gần trăm triệu đồng một ha. Tuy nhiên, từ tháng 5 năm nay, giá trái cây này rớt thê thảm khiến doanh thu không bù nổi chi phí.
“Tình cảnh này kéo dài tôi sẽ thay thế bằng cây công nghiệp khác. Thế nhưng, từ tháng 8 giá ổi đã tăng trở lại ở mức 5.000-6.000 đồng một kg khiến người dân ở đây đã bớt lao đao, nhưng số lượng không còn nhiều”, ông Hòa nói.
3. Khoai lang bỏ đầy ruộng
Tại Vĩnh Long – thủ phủ khoai lang lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long, giá nông sản này rớt giá mạnh từ giữa tháng 7. Cụ thể, khoai lang loại một giá 90.000 đồng một tạ (60 kg - tính theo cách mua của thương lái Trung Quốc), tức 1.500 đồng một kg, còn loại 2 chỉ 5.000 đồng một tạ.
Theo tính toán của các hộ nông dân ở đây vụ này họ lỗ tới vài chục triệu đồng mỗi hecta. Ông Nguyễn Văn Quang ở xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long than thở, chi phí xuống giống 10 triệu đồng, nhiều đại lý vật tư nông nghiệp không bán thiếu nữa nên ông không có tiền mua phân, thuốc chăm bón, đành bỏ luôn. Thấy vậy, vợ ông liền cắt cho đàn dê ăn để đỡ phí.
Vĩnh Long có khoảng 10.000 ha trồng khoai lang. Nông sản này là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Tuy nhiên, diện tích lớn, sản lượng cao nhưng đầu ra không ổn định, chủ yếu lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc nên giá cả rất bấp bênh.
Đầu tháng 8, khi thấy cảnh khó khăn của nông dân nơi đây, giám đốc một công ty nông sản ở Hà Nội đã trực tiếp vào miền Tây lập chốt thu gom hàng trăm tấn khoai cho người nông dân để chuyển về Hà Nội tiêu thụ với giá 3.000 - 5.000 đồng một kg. Sau đó, thương lái Trung Quốc cũng đã quay trở lại thu mua với giá 4.500 - 5.000 đồng một kg, nhưng diện tích khoai cho thu hoạch tại Vĩnh Long hiện chỉ còn khoảng trên 3.000 hecta.
4. Hành tím mất giá 5 lần
Giữa tháng 4, khi hành tím bắt đầu vào vụ thu hoạch thì cũng là lúc giá sản phẩm này tuột dốc không phanh. Thay vì bán giá 20.000 - 25.000 đồng một kg thì nông dân tại đây chỉ xuất được với giá 5.000 đồng cho hành loại một, khiến nhiều hộ lỗ nặng.
Ông Triệu Liêng, ngụ ở phường Vĩnh Phước ngậm ngùi: "Bị nợ bao vây nên khi thu hoạch xong tôi phải bán hết để có tiền trang trải. Ở đây đã có nhiều hộ vì thua lỗ mà phải bỏ đi nơi khác làm mướn”.
Theo Phó phòng Kinh tế Thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) Nguyễn Minh Chí, vụ hành đông xuân năm nay, địa phương có hơn 6.500ha trồng hành tím, năng suất khoảng 17 tấn mỗi ha. Thế nhưng, số lượng bán được giá rất ít, hơn 50.000 tấn hành bị tồn đọng. Sang tháng 5, sau khi được sự hỗ trợ của doanh nghiệp và siêu thị, giá hành bán ra đã được cải thiện khoảng trên 10.000 đồng một kg. Dẫu vậy, mức giá này vẫn thấp hơn nhiều so với những vụ trước đây.
Bình Thuận phạt 23 người Trung Quốc mua thanh long, Cà Mau mạnh tay xử phạt...
Gần 20 doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm nông nghiệp, 11 doanh nghiệp hóa chất, 8 doanh nghiệp máy móc điện tử,…của tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) muốn tìm đối tác thu mua và phân phối tại Việt Nam.
Dù ít nhiều chịu ảnh hưởng của việc nới biên độ tỉ giá nhưng với đà giảm giá trên thị trường thế giới, giá xăng dầu trong nước vẫn có điều kiện giảm vào kỳ điều hành ngày 19-8 tới đây.
Biến động tỉ giá từ đồng nhân dân tệ, đồng USD rơi vào thời điểm DN chuẩn bị hàng hóa cho mùa làm ăn cuối năm khiến các kế hoạch kinh doanh, giá bán phải tính toán lại.
Những năm gần đây, cùng với phong trào “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và sự nỗ lực của các doanh nghiệp đã góp phần tạo nên một tâm lý tiêu dùng mới cho người dân, đó là quan tâm và sử dụng hàng Việt Nam chất lượng tốt.
Metro AG vừa hoàn thành thỏa thuận mua lại chuỗi nhà hàng Singapore Classic Fine Foods Group đang hoạt động tại nhiều thành phố khác nhau bao gồm cả TP Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Trong 6 tháng đầu năm, giá trung bình đùi gà nhập khẩu từ Mỹ là 20.300 đồng/kg, thịt gà nguyên con giá 18.200 đồng/kg, cánh gà giá 38.200 đồng/kg, thịt gà khác 13.100 đồng/kg.
Với việc mở rộng hoạt động ở thị trường Việt Nam, Châu Á tiếp tục là thị trường trọng yếu đóng góp trong sự tăng trưởng của 7-Eleven.
Tại sao thịt gà nhập từ Mỹ nhưng về VN giá bán chỉ bằng 1/3 giá tại Mỹ? Giá rẻ đến mức đẩy người chăn nuôi trong nước vào cảnh thua lỗ, và lần đầu tiên chính họ, những người quanh năm với chuồng trại phải lên tiếng nêu vấn đề kiện bán phá giá.
Trong khi dưa hấu, hành tím phải cậy tới lòng hảo tâm của người tiêu dùng nội thì ngay tại các siêu thị, chợ cóc, hàng ngoại nhập được bán tràn lan. Đến cả tim, pín, lưỡi bò; tăm bông; dầu gội ngoại... cũng lấn lướt “sân nhà”.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự