Cơ hội mà hội nhập đem đến cho ngành gạo đã rõ, tuy nhiên để tận dụng tối đa những cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA), gạo Việt Nam cần chuẩn bị một “hành trang” tốt nhất.

Cạnh tranh trong thị trường thực phẩm và tã giấy cho trẻ em rất khốc liệt khi có rất nhiều thương hiệu cạnh tranh về giá để gây sự chú ý đến khách hàng.
Theo nghiên cứu mới đây của Nielsen vừa công bố, thị trường thực phẩm cho trẻ em đạt gần 30 tỷ USD trong năm 2015 và tã giấy được dự báo sẽ vượt quá 29 tỷ USD trên toàn cầu.
Các bậc phụ huynh ngày càng hiểu biết về thực phẩm, sữa bột cho con ăn đến tã giấy được sử dụng cho con. Người dùng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho chất lượng", ông Connie Cheng, Trưởng bộ phận Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng của Nielsen khu vực Đông Nam Á, Bắc Á và Thái Bình Dương nói.
Sẵn sàng trả nhiều tiền cho sản phẩm chất lượng
Tuy nhiên, khoảng thời gian cho việc mua các sản phẩm chăm sóc trẻ em tương đối ngắn. Do đó, các thương hiệu chỉ có lợi thế cạnh tranh khi có sự hiểu biết sâu sắc về hành vi của người tiêu dùng, những nhân tố tác động đến việc lựa chọn sản phẩm.
Nghiên cứu của Nielsen cho thấy, có tới hơn 50% người Việt Nam được hỏi cho rằng thành phần dinh dưỡng tốt là yếu quan trọng nhất khi quyết định mua thực phẩm. 38% tin vào giá trị sản phẩm và thương hiệu, 36% đề cao yếu tố an toàn cho sức khỏe và mùi vị sản phẩm (32%). Ngoài ra các loại thực phẩm hữu cơ và hoàn toàn tự nhiên cũng được 27% người được hỏi cân nhắc sử dụng.
"Vì người tiêu dùng có nhận thức nhiều hơn về tầm quan trọng của sức khỏe và dinh dưỡng, nên họ quan tâm tìm kiếm các loại thực phẩm tự nhiên hoặc ít qua chế biến cho em bé của họ, có khi nhu cầu của họ trở nên cao cấp hơn”, Cheng quan sát.
Đối với các sản phẩm tã giấy, hơn một nửa số người tiêu dùng tại Việt Nam xác định tính bảo vệ da/tốt cho da nhạy cảm (53%) là yếu tố quan trọng nhất. Khoảng một phần ba xác định giá trị sản phẩm (33%) và yếu tố khô ráo qua đêm là các yếu tố thứ đến, cùng với tính thoải mái để mặc (27%) và sản phẩm từ thương hiệu đáng tin cậy (26%).
Xu hướng mua sắm trực tuyến lên ngôi
Báo cáo cũng Nielsen cũng chỉ ra, các khuyến nghị từ gia đình, bạn bè và quảng cáo truyền hình là nguồn thông tin cho các bậc cha mẹ trong việc tìm kiếm thực phẩm để mua cho con lần đầu tiên.
Có tới 56% người được hỏi chịu ảnh hưởng từ gia đình và bạn bè; 50% tin vào quảng cáo trên truyền hình và 47% tin vào khuyến nghị từ các chuyên gia sức khỏe trẻ em.
Trong khi đó, ảnh hưởng trực tuyến từ các trang web làm cha mẹ (41%), tạp chí nuôi dạy con (39%) và các phương tiện truyền xã hội (33%) cũng đóng một vai trò quan trọngđến quyết định mua hàng.
Phần lớn người tiêu dùng ở Việt Nam hay mua hàng tại các cửa hàng bán sản phẩm chăm sóc trẻ em, thì các kênh bán hàng trực tuyến cũng đang được lựa chọn. Có tới 28% người tiêu dùng có mua thức ăn trẻ em trực tuyến, 27% mua tã giấy trực tuyến và 24% có sản phẩm làm đẹp và xe đẩy em bé mua trực tuyến.
"Bán lẻ trực tuyến có thể cạnh tranh về giá cả và sự tiện lợi do nguồn vốn đầu tư giảm trong cơ sở hạ tầng vật lý, và trong một số trường hợp, việc loại bỏ các liên kết trong chuỗi cung ứng," theo giải thích của Cheng.
Nielsen khuyến cáo, các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của việc mua sắm trực tuyến là sự thuận tiện, nhiều lựa chọn và giá trị cho người mua sắm. Do đó, với mức tiêu thụ và thời hạn sử dụng lâu, loại tã giấy và khăn giấy ướt cho em bé rất thích hợp để kinh doanh thương mại điện tử.
Cơ hội mà hội nhập đem đến cho ngành gạo đã rõ, tuy nhiên để tận dụng tối đa những cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA), gạo Việt Nam cần chuẩn bị một “hành trang” tốt nhất.
Mỗi nước đều có một lý do riêng cho việc duy trì thay vì cắt giảm sản lượng để bảo vệ lợi ích về giá, nhưng điều này sẽ không thể kéo dài mãi mãi.
Đại diện Bộ Công Thương cho rằng, việc tăng lượng xe nhập khẩu là do sản xuất kinh doanh đang tốt lên, hệ thống giao thông đã được nâng cấp lưu thông hàng hóa nhiều, nhu cầu của người dân lớn nên điều này không đáng lo ngại.
Với việc nước ta trở thành nước có thu nhập trung bình, nhiều nước trên thế giới bắt đầu cắt viện trợ cho Việt Nam, trong đó có lĩnh vực IP, như HIV là ví dụ điển hình, ngoài ra còn có rất nhiều bệnh khác nữa. Trong điều kiện ngân sách còn thiếu thốn, việc huy động viện trợ quốc tế để có được các kinh phí để chi trả cho việc thuốc men, điều trị, cũng như các dịch vụ đi kèm đã là một nỗ lực rất lớn của chính phủ Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến năm 2020.
Mặc dù hàng Việt hiện đã có chỗ đứng nhất định trong các cơ sở phân phối ở Việt Nam nhưng nhiều ý kiến chuyên gia nhận định con số này chưa thực sự bền vững, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng như hiện nay.
Việc Trung Quốc phá giá Đồng Nhân dân tệ hồi đầu tháng 8 có ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Bởi không chỉ Nhân dân tệ mà các đồng tiền khác trong khu vực như Indonesia, Thái Lan… cũng được phá giá để tăng sức cạnh tranh, khiến hàng hóa của Việt Nam trở nên đắt đỏ hơn trên các thị trường.
Ông Nguyễn Như Cường – Cục phó Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, việc Trung Quốc phá giá Nhân dân tệ có ảnh hưởng vừa tích cực vừa tiêu cực đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
Làn sóng đầu tư và hàng hóa Thái Lan có mặt ở thị trường Việt Nam ngày càng nhiều khiến cán cân thương mại hai nước đang gia tăng nhưng lợi thế lại nghiêng về Thái Lan
Giá nhiều loại hàng hóa giao dịch trên thị trường thế giới hiện đã rơi xuống mức thấp kỷ lục kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Tuy nhiên, từng mặt hàng vẫn có những biến động giá cả riêng của nó.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự