tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Một số thuật ngữ trong thương mại quốc tế

  • Cập nhật : 06/10/2015

  • Các biện pháp đối kháng (Countervailing measures)

Là các biện pháp được đưa ra khi một cuộc điều tra, thực hiện bởi cơ quan điều tra có thẩm quyền cảu nước nhập khẩu, đưa kết luận rằng hàng nhập khẩu được hưởng lợi từ trợ cấp, và điều đó gây tổn hại đến hàng nội địa.

Các biện pháp đối kháng có thể được thực hiện dưới dạng thuế đối kháng hoặc các cam kết của các doanh nghiệp xuất khẩu hoặc các cơ quan có thẩm quyền của nước đưa trợ cấp.

  • Thuế chống bán phá giá (Anti-dumping duties)

Điều 6, Hiệp định GATT cho phép được áp dụng thuế chống bán phá giá lên hàng hóa có dấu hiệu phá giá và gây tổn hại đến các nhà sản xuất các mặt hàng cạnh tranh với chúng tại nước nhập khẩu. Phá giá xảy ra khi một mặt hàng xuất khẩu với giá thấp hơn giá thông thường của nó, tức giá so sánh, theo giao dịch thương mại thông thường, cho sản phẩm tương tự được tiêu thụ tại nước xuất khẩu. Thuế chống bán phá giá thông thường là thuế áp trực tiếp lên doanh nghiệp đối với một số mặt hàng cụ thể nhằm bù lại phần phá giá. Các mức thuế đó bằng đúng với phần chênh lệch của giá xuất khẩu và giá thông thường của các hàng hóa đó.

  • Thuế phần trăm (Ad valorem tariff)

Thuế phần trăm là mức thuế suất được tính bằng tỉ lệ phần trăm của giá trị hàng hóa nhập khẩu. Hầu hết các thuế suất hiện nay đều tính bằng biện pháp này.

  • Thuế tuyệt đối thay thế (Alternative specific tariff)

Mức thuế suất tính theo tỉ lệ % của trị giá sản phẩm, hoặc theo một mức thuế tuyệt đối, tức là được xác định bằng một số tiền cố định trên mỗi sản phẩm. Các cơ quan hải quan thường áp dụng mức nào cao hơn trong hai loại thuế trên.

  • Thuế trung bình (Average tariff)

Một công cụ để đưa ra một bức tranh thông tin khái quát về một biểu thuế vốn có nhiều mức khác nhau. Đó là bình quan đơn giản của tất cả mức thuế áp dụng hoặc mức thuế giới hạn trần. Mức thuế đó cũng được dùng để so sánh mức đối xử với các loại sản phẩm ở những nước nhập khẩu khác nhau.

  • Thuế suất áp dụng (Applied tariff rates)

Thuế suất mà cơ quan hải quan tại biên giới áp dụng trên thực tế. Những thuế suất này trong một số trường hợp thấp hơn đáng kể so với thuế suất ràng buộc của WTO đạt được trong các cuộc đàm phán thương mại hoặc thuế suất được liệt kê trong biểu thuế nhập khẩu quốc gia.

  • Lượng hỗ trợ gộp (Agrregate measurement of support)

Một thuật ngữ được sử dụng trong các cuộc đàm phán về nông nghiệp. Đây là mức hỗ trợ hàng năm tính bằng tiền của tất cả các biện pháp hỗ trợ trong nước bằng nguồn quỹ Chính phủ để trợ cấp cho sản xuất nông nghiệp. Theo kết quả đàm phán của vòng Uruguay, mức hỗ trợ hàng năm phải được cắt giảm. Các biện pháp hỗ trợ trong nước có ảnh hưởng tối thiểu tới thương mại sẽ không bị cắt giảm.

  • Tên gọi xuất xứ (Appellations of origin)

Các loại chỉ dẫn địa lý chỉ ra xuất xứ của một sản phẩm từ một nước, một vùng hoặc địa phương có chất lượng hoặc đặc tính quan hệt mật thiết với môi trường địa lý, kể cac3 các yếu tố thiên nhiên và con người. Chúng được điều chỉnh bằng Hiệp định về những khía cạnh sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại của WTO.

  • Biện pháp chống gian lận (Anti – circumvention)

Đây là biện pháp do Chính phủ áp dụng nhằm ngăn ngừa việc tránh thuế chống phá giá. Một số công ty tìm cách né tránh các loại thuế đó bằng nhiều cách, trong đó có cách lắp ráp các bộ phận ở nước nhập khẩu hay ở nước thứ 3, hoặc bằng cách chuyển nguồn sản xuất và xuất khẩu tới nước thứ 3. Thuật ngữ được dùng trong WTO không liên quan đến các trường hợp gian lận, những trường hợp đó được giải quyết bằng những thủ tục pháp lý thông thường của các nước có liên quan.

Các quy định về chống gian lận được đưa vào chương trình nghị sự các cuộc đàm phán của vòng Uruguay về Hiệp định Chống phá giá cũng như Hiệp định về Trợ cấp và Các biện pháp đối kháng nhưng không đạt được thỏa thuận nào. Một chương trình làm việc hiện nay đang được tiến hành tại Ủy ban của WTO về các hoạt động chống phá giá.

  • Cơ quan phúc thẩm (Appellate body)

Một cơ quan thường trực bao gồm 7 người được thành lập theo Bản ghi nhớ của WTO về quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp nhằm nghe những kháng án nảy sinh từ các vụ việc được Ban Hội thẩm xem xét. Cơ sở đối với những kháng án được hạn chế trong khuôn khổ các quy định của WTO. Các thành viện của cơ quan phúc thẩm là những người được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận về sự tinh thông trong luật pháp, thương mại quốc tế và các hiệp định liên quan của WTO và là những người không có mối liên hệ với bất kỳ của chính phủ nào.

Trở về

Bài cùng chuyên mục