Trước các vướng mắc của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk về việc xử lý thuế hàng tái nhập của doanh nghiệp ưu tiên, Tổng cục Hải quan đã có hướng dẫn cụ thể tại Công văn số 5676/TCHQ-TXNK ngày 28/08/2017.

Hoa Kỳ là thị trường tiệu thụ lớn nhất các loại gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, chiếm 39,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, tăng 3,4% so với cùng kỳ; tiếp đến thị trường Nhật Bản gần 553,5 triệu USD, chiếm 14,6%, giảm 1,9%; Trung Quốc 535 triệu USD, chiếm 14%, tăng 7,5%; Hàn Quốc 327 triệu USD, chiếm 8,6%, tăng 19%.
Trong 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang phần lớn các thị trường đều bị sụt giảm kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, giảm mạnh ở một số thị trường như: Hồng Kông (-63,5%), Na Uy (-45,5%), Nam Phi (-44,6%), Phần Lan (-41,8%), Áo (-41,4%), Ấn Độ (-40%). Tuy nhiên, xuất khẩu lại tăng mạnh ở một vài thị trường nhỏ như: Campuchia (tăng 502%, đạt 7,35 triệu USD); Mexico (tăng 95,4%, đạt 7,3 triệu USD) và Bồ Đào Nha (tăng 69,6%, đạt 1,76 triệu USD).
EU là thị trường lớn thứ tư về tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam (sau Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc). Tính riêng về các đồ gỗ (mã số hàng hóa xuất nhập khẩu: HS 94), đây là thị trường quan trọng thứ 2 của Việt Nam (sau Hoa Kỳ). Bốn mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam vào EU gồm: Đồ gỗ ngoài trời, ghế gỗ, đồ nội thất phòng ngủ và đồ nội thất văn phòng.
Trong khối EU, các quốc gia quan trọng nhất đối với gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam là Anh, Đức, Pháp. Kim ngạch từ 3 thị trường này chiếm 2/3 trong tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vào EU. Theo cam kết trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), hơn 90% sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được hưởng thuế suất 0%. Tuy nhiên, lợi ích trong thương mại gỗ Việt Nam - EU không chỉ dừng ở giá trị kim ngạch tăng thêm mà còn thể hiện trên các khía cạnh về tính ổn định bền vững trong phát triển và xu hướng mở rộng thị trường trong tương lai.
EU không chỉ quan trọng đối với Việt Nam về thị trường tiêu thụ và sản phẩm, mà còn là một trong những nguồn cung nguyên liệu. Gỗ nhập khẩu từ EU vào Việt Nam được sử dụng để chế biến phục vụ xuất khẩu và cả thị trường nội địa. Các mặt hàng gỗ Việt Nam nhập khẩu chính: Gỗ tròn, gỗ xẻ, vơ nia và gỗ dán. Trong giai đoạn 2012 - 2014, Việt Nam nhập một lượng gỗ tròn và xẻ tương đương với trên 1 triệu m3 gỗ quy tròn. Hiện kim ngạch gỗ nguyên liệu từ EU chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch và sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Dự báo nhập khẩu nguyên liệu gỗ từ EU sẽ tăng nhiều hơn trong thời gian tới. bởi nguyên liệu nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong ngành chế biến gỗ Việt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng tăng phục vụ thị trường trong và ngoài nước.
Thị trường EU đòi hỏi rất cao về tính hợp pháp của nguồn gốc nguyên liệu. Khi thực hiện FTA Việt Nam - EU, sản phẩm gỗ Việt phải giải trình về nguồn gốc hợp pháp và đáp ứng tiêu chuẩn an toàn sản phẩm. Đó là lý do Việt Nam và EU phải tiến hành đàm phán Hiệp định Đối tác tự nguyện (VPA) về Tăng cường thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT) - gọi tắt là VPA/FLEGT.
VPA/FLEGT - Hiệp định Thương mại song phương được ký kết giữa EU với quốc gia đối tác xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ - nhằm đảm bảo gỗ và sản phẩm gỗ ở tất cả các nguồn, được chế biến và xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước thành viên EU là hợp pháp. Hiệp định này bổ sung cho Hiệp định Thương mại tự do FTA giữa EU và Việt Nam. Việc thực hiện VPA/FLEGT sẽ góp phần mở rộng thị trường EU và các thị trường xuất khẩu khác, tăng cường sự phát triển bền vững của ngành lâm nghiệp và công nghiệp gỗ của Việt Nam; đồng thời, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc tăng cường thực thi lâm luật và quản trị rừng.
Đến nay, đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu sang khối EU thực chất chỉ tập trung ở một số thị trường, từ đó được bán tiếp đi các nước thành viên khác nên kim ngạch còn hạn chế (khoảng 700-800 triệu USD/năm). Trong khi nhu cầu tiêu dùng mặt hàng đồ gỗ của EU lên tới 85 tỷ USD/năm. Như vậy, dư địa thị trường còn rất lớn. Các chuyên gia ước tính khi EVFTA và VPA/FLEGT với EU được thực hiện, thị trường EU sẽ thực sự mở rộng với 28 nước thành viên và kim ngạch thương mại gỗ có thể lên tới hàng tỷ USD mỗi năm một cách bền vững.
Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 7 tháng đầu năm 2016
ĐVT: USD
Mặt hàng |
7T/2016 |
7T/2015 | +/- (%) 7T/2016 so với cùng kỳ |
Tổng kim ngạch | 3.786.217.561 | 3.754.484.119 | +0,85 |
Sản phẩm gỗ | 2.734.277.475 | 2.634.314.346 | +3,79 |
Hoa Kỳ | 1.497.160.262 | 1.447.449.788 | +3,43 |
Nhật Bản | 553.479.277 | 564.311.473 | -1,92 |
Trung Quốc | 534.968.433 | 497.777.876 | +7,47 |
Hàn Quốc | 326.975.808 | 274.795.199 | +18,99 |
Anh | 184.138.581 | 164.978.973 | +11,61 |
Australia | 89.470.641 | 82.368.648 | +8,62 |
Canada | 72.102.462 | 88.859.763 | -18,86 |
Đức | 57.811.082 | 68.892.225 | -16,08 |
Pháp | 57.261.162 | 54.590.480 | +4,89 |
Hà Lan | 40.869.325 | 40.078.192 | +1,97 |
Đài Loan | 36.900.682 | 44.122.361 | -16,37 |
Ấn Độ | 30.983.618 | 51.713.529 | -40,09 |
Malaysia | 22.404.731 | 31.830.729 | -29,61 |
Hồng Kông | 22.079.817 | 60.414.617 | -63,45 |
Bỉ | 17.027.891 | 18.865.645 | -9,74 |
Italia | 15.346.926 | 16.234.339 | -5,47 |
NewZealand | 14.272.851 | 14.086.948 | +1,32 |
Ả rập Xê Út | 13.905.732 | 14.919.568 | -6,80 |
Thụy Điển | 12.786.266 | 14.052.253 | -9,01 |
Tây Ban Nha | 12.627.041 | 12.654.960 | -0,22 |
Thái Lan | 11.399.187 | 12.202.488 | -6,58 |
U.A.E | 10.944.368 | 10.454.082 | +4,69 |
Singapore | 9.018.236 | 8.635.563 | +4,43 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 8.620.146 | 7.671.881 | +12,36 |
Đan Mạch | 8.155.930 | 8.531.831 | -4,41 |
Ba Lan | 8.112.517 | 8.122.051 | -0,12 |
Campuchia | 7.357.012 | 1.222.053 | +502,02 |
Mexico | 7.229.295 | 3.699.174 | +95,43 |
Cô Oét | 4.225.405 | 4.816.534 | -12,27 |
Nam Phi | 3.671.176 | 6.621.394 | -44,56 |
Hy Lạp | 2.382.892 | 3.362.432 | -29,13 |
Na Uy | 2.297.640 | 4.212.088 | -45,45 |
Nga | 1.827.536 | 2.324.221 | -21,37 |
Bồ Đào Nha | 1.758.378 | 1.036.593 | +69,63 |
Phần Lan | 1.100.270 | 1.888.718 | -41,75 |
Áo | 911.892 | 1.556.928 | -41,43 |
Thụy Sĩ | 692.501 | 760.711 | -8,97 |
Séc | 468.251 | 516.365 | -9,32 |
Trước các vướng mắc của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk về việc xử lý thuế hàng tái nhập của doanh nghiệp ưu tiên, Tổng cục Hải quan đã có hướng dẫn cụ thể tại Công văn số 5676/TCHQ-TXNK ngày 28/08/2017.
Vừa qua, Tổng cục Hải quan ban hành Công văn 5654/TCHQ-GSQL hướng dẫn thi hành một số nội dung tại Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu (VN-EAEU FTA).
Một số vướng mắc liên quan đến phân loại mặt hàng kính dùng trong xây dựng khi thực hiện thủ tục hải quan tại Hải quan các tỉnh, thành phố vừa được Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể tại Công văn số 5498/TCHQ-TXNK.
Ngay sau khi nhận được phản ánh về vướng mắc trong việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu của một số Cục Thuế, ngày 14/7/2017, Tổng cục Thuế đã có Công văn số 3131/TCT-CS giải đáp về vấn đề này.
Thị trường Australia đầy tiềm năng nhưng lại có nhiều điểm khác biệt so với thị trường Việt Nam. Mới đây chuyên gia Vụ Thị trường Châu Á-Thái Bình Dương chia sẻ những điểm khác biệt đó đồng thời đưa ra giải pháp cho vấn đề này.
Thông tin từ Cục Quản lý Cạnh tranh cho biết, ngày 1/9, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời sản phẩm thép mạ nhập khẩu vào Việt Nam có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông) và Hàn Quốc.
Ngày 06/4/2016, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi (Luật) gồm 5 chương, 22 điều đã được Quốc hội thông qua với 91,30% ý kiến tán thành. Luật có nhiều điểm mới và đã khắc phục, sửa đổi để đảm bảo tính đồng bộ, hoàn thiện trong hệ thống pháp luật. Từ 01/09/2016, Luật có hiệu lực thi hành thay thế Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 sẽ đáp ứng các yêu cầu của quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, cải cách hành chính, hội nhập quốc tế.
Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã công bố những quy định mới về nhãn hàng hóa thực phẩm và đồ uống vào thị trường Mỹ. Những quy định này sẽ được chính thức áp dụng từ ngày 26/7/2018.
Theo Nghị định 68/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan, để được công nhận kho ngoại quan phải đáp ứng 6 điều kiện.
Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu sản xuất bột wasabi làm gia vị thực phẩm và thủ tục xuất khẩu ra nước ngoài, xuất khẩu tại chỗ bột wasabi làm gia vị thực phẩm thực hiện theo quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25-3-2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự