Trước các vướng mắc của Cục Thuế tỉnh Hà Nam về việc quản lý nghĩa vụ kê khai đối với doanh nghiệp chế xuất thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, Tổng cục Thuế đã có giải đáp cụ thể tại công văn số 1703/CT-KKKTT ngày 12/9/2017.

Thông tin từ Cục Quản lý Cạnh tranh cho biết, ngày 1/9, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời sản phẩm thép mạ nhập khẩu vào Việt Nam có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông) và Hàn Quốc.
Trong đó, đáng chú ý, mức thuế chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm thép mạ được áp với mức cao nhất lên tới 38,34% đối với BX Steel POSCO Cold Rolled Sheet Co., Ltd. và các nhà sản xuất/ xuất khẩu khác của Trung Quốc và chỉ có 6 doanh nghiệp Trung Quốc được áp mức thuế chống bán phá giá thấp hơn, mức thấp nhất 4,02% thuộc về công ty Chin Fong Metal Pte.Ltd.
Mức thuế chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông)
Đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc, chỉ riêng Posci được áp mức thuế chống bán phá giá 12,4% còn lại, áp dụng chung mức 19% cho các nhà sản xuất/ xuất khẩu khác.
Theo Cục Quản lý Cạnh tranh, thuế chống bán phá giá tạm thời có hiệu lực trong vòng 120 ngày, cụ thể từ ngày 16/9/2016 đến hết ngày 13/1/2017.
Trong giai đoạn điều tra tiếp theo của vụ việc, Cơ quan điều tra sẽ tiến hành thẩm tra tại chỗ đối với các doanh nghiệp hợp tác nhằm kiểm tra tính chính xác và đầy đủ của các thông tin do các doanh nghiệp cung cấp để xem xét và tính toán lại biên độ bán phá giá chính thức. Kế hoạch và lịch trình thẩm tra sẽ được cơ quan điều tra thông báo cụ thể tới từng doanh nghiệp trong khoảng thời gian hợp lý.
Trước đó, vào tháng 12/2015, bốn nhà sản xuất thép mạ của Việt Nam gồm CTCP China Steel Sumikin Việt Nam (CSVC), Công ty TNHH Tôn Phương Nam, CTCP Thép Nam Kim và Công ty Cổ phần Tôn Đông Á đã gửi đơn yêu cầu Cục Quản lý Cạnh tranh thụ lý vụ việc. Giai đoạn điều tra được xác định từ 1/10/2014 đến 30/9/2015.
Trước mặt hàng thép mạ, kể từ ngày 2/8 vừa qua, phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam chính thức phải chịu thuế tự vệ lần lượt là 23,3% và 15,4%, và giảm dần trong những năm tiếp theo. Bộ Công Thương đã quyết định chính thức áp thuế tự vệ đối với các sản phẩm nhập khẩu trên sau 6 tháng tiến hành điều tra và thực hiện một số thủ tục có liên quan.
Báp cáo lên Bộ Công Thương mới đây, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng, các biện pháp tự vệ và chống bán phá giá với các sản phẩm thép là giải pháp ngắn hạn để các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị, điều chỉnh kế hoạch sản xuất, từng bước giảm bớt phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Về lâu dài, doanh nghiệp phải đối mới và nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách ưu tiên đầu tư công nghệ hiện đại, đồng bộ khép kín, nâng cao trình độ quản lý kinh doanh, hội nhập.
Theo VSA, thời gian qua, các sản phẩm thép và phôi thép nhập khẩu tăng đột biến và đe dọa nghiêm trọng cho ngành sản xuất thép trong nước. Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục chính sách đẩy mạnh xuất khẩu thép ra nước ngoài do nhu cầu tiêu thụ nội địa suy giảm. Ngành công nghiệp thép các nước đối mặt với nguy cơ sản phẩm thép Trung Quốc xuất khẩu ồ ạt, trong đó có Việt Nam.
Theo VSA, ngành công nghiệp thép Việt Nam phát triển khá nhanh trong thời gian qua nhưng quy mô còn nhỏ, phân tán. Trong giai đoạn hội nhập và cạnh tranh hiện nay, cần nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch ngành thép phù hợp với tình hình mới theo hướng ưu tiên hình thành các tổ hợp thép có quy mô lớn, tập trung, công nghệ hiện đại, kiểm soát môi trường do các nhà đầu tư trong nước thực hiện.
Trước các vướng mắc của Cục Thuế tỉnh Hà Nam về việc quản lý nghĩa vụ kê khai đối với doanh nghiệp chế xuất thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, Tổng cục Thuế đã có giải đáp cụ thể tại công văn số 1703/CT-KKKTT ngày 12/9/2017.
Trước các vướng mắc của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk về việc xử lý thuế hàng tái nhập của doanh nghiệp ưu tiên, Tổng cục Hải quan đã có hướng dẫn cụ thể tại Công văn số 5676/TCHQ-TXNK ngày 28/08/2017.
Vừa qua, Tổng cục Hải quan ban hành Công văn 5654/TCHQ-GSQL hướng dẫn thi hành một số nội dung tại Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu (VN-EAEU FTA).
Một số vướng mắc liên quan đến phân loại mặt hàng kính dùng trong xây dựng khi thực hiện thủ tục hải quan tại Hải quan các tỉnh, thành phố vừa được Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể tại Công văn số 5498/TCHQ-TXNK.
Ngay sau khi nhận được phản ánh về vướng mắc trong việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu của một số Cục Thuế, ngày 14/7/2017, Tổng cục Thuế đã có Công văn số 3131/TCT-CS giải đáp về vấn đề này.
Thị trường Australia đầy tiềm năng nhưng lại có nhiều điểm khác biệt so với thị trường Việt Nam. Mới đây chuyên gia Vụ Thị trường Châu Á-Thái Bình Dương chia sẻ những điểm khác biệt đó đồng thời đưa ra giải pháp cho vấn đề này.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm nay xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,79 tỷ USD (tăng nhẹ 0,85% so với cùng kỳ); trong đó, riêng sản phẩm gỗ xuất khẩu đạt 2,73 tỷ USD, chiếm trên 72% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này, đạt mức tăng 3,79% so với cùng kỳ .
Ngày 06/4/2016, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi (Luật) gồm 5 chương, 22 điều đã được Quốc hội thông qua với 91,30% ý kiến tán thành. Luật có nhiều điểm mới và đã khắc phục, sửa đổi để đảm bảo tính đồng bộ, hoàn thiện trong hệ thống pháp luật. Từ 01/09/2016, Luật có hiệu lực thi hành thay thế Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 sẽ đáp ứng các yêu cầu của quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, cải cách hành chính, hội nhập quốc tế.
Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã công bố những quy định mới về nhãn hàng hóa thực phẩm và đồ uống vào thị trường Mỹ. Những quy định này sẽ được chính thức áp dụng từ ngày 26/7/2018.
Theo Nghị định 68/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan, để được công nhận kho ngoại quan phải đáp ứng 6 điều kiện.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự