Ấn Độ và Trung Quốc - hai nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới - đang trong các giai đoạn phát triển khác nhau nên việc so sánh trực diện sẽ là khập khiễng. Nhưng có thể thấy ở đây những điểm tương đồng.

Trung Quốc và Nhật Bản ráo riết chạy đua để giành các dự án cơ sở hạ tầng ở Đông Nam Á nhằm gia tăng ảnh hưởng trong khu vực.
Tại cuộc họp thường niên giữa lãnh đạo các nước châu Á- Thái Bình Dương hôm 22/11 ở Kuala Lumpur, Trung Quốc đã cam kết bổ sung 10 tỷ USD nguồn vốn cho vay đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở Đông Nam Á, trong khi Nhật Bản tuyên bố sẽ giảm một nửa thời gian xét duyệt cho vay đối với các dự án cơ sở hạ tầng và sẽ chấp nhận rủi ro tài chính cao hơn.
Theo Financial Times, Trung Quốc đã "thắng" Nhật Bản trong dự án xây dựng đường sắt cao tốc trị giá 5 tỷ USD ở Indonesia, nhờ không ràng buộc các điều kiện bổ sung và không cần sự bảo lãnh của chính phủ nước này. Nhật Bản và Trung Quốc cũng đang ganh đua vì nhiều dự án đường sắt cao tốc khác, trong đó có thể kể đến đường sắt nối hai nước Malaysia và Singapore, cũng như cạnh tranh trong việc đấu thầu để xây dựng cảng, nhà máy điện và các cơ sở hạ tầng khác trong khu vực đang phát triển nhanh chóng này.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói rằng viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật phải theo kịp đà phát triển của châu Á.
"Chúng tôi sẽ giảm thời gian xét duyệt các khoản cho vay vốn ODA xuống còn một năm rưỡi", ông nói. Hiện nay thời gian trung bình để duyệt dự án là ba năm. "Chúng tôi cũng xem xét việc cho vay mà không cần chính phủ nước nhận phải bảo lãnh", ông nói thêm.
Một nhà ngoại giao cấp cao Nhật Bản nói rằng Tokyo phải trở nên "táo bạo" hơn khi triển khai các dự án cơ sở hạ tầng ở châu Á, chứ không chỉ tập trung vào việc quảng bá rằng Nhật làm tốt hơn Trung Quốc về chất lượng, an toàn và bảo vệ xã hội, môi trường.
Bắc Kinh cam kết sẽ thúc đẩy và làm sâu sắc thêm hợp tác kinh tế trong khu vực Đông Nam Á, với việc Thủ tướng Lý Khắc Cường hứa hẹn sẽ cho vay 10 tỷ USD cho xây dựng cơ sở hạ tầng, đi kèm với việc tăng viện trợ cho các nước kém phát triển hơn trong khu vực.
Trong bối cảnh Trung Quốc tranh chấp lãnh thổ trên biển với Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á như Malaysia, Philippines và Việt Nam, Bắc Kinh và các đối thủ đều tìm kiếm các đối tác để gây ảnh hưởng kinh tế.
Malaysia, Việt Nam, Nhật Bản và Mỹ nằm trong số 12 quốc gia mới ký Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), được thiết kế để thúc đẩy một hệ thống thương mại và đầu tư lớn trong khu vực. Trung Quốc đứng ngoài thỏa thuận này.
Bắc Kinh đang xúc tiến ký kết một thoả thuận thương mại với Đông Nam Á, được gọi là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn Khu vực (RCEP), hướng đến tự do hóa kinh tế mà không yêu cầu nhiều điều kiện đi kèm như TPP. Nhưng hy vọng hoàn tất RCEP vào cuối năm nay gặp trở ngại đáng kể khi Malaysia, nước giữ cương vị Chủ tịch ASEAN nói rằng các cuộc đàm phán sẽ không thể đi đến kết quả cho đến năm tới, do nhiều thách thức đang đặt ra.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuần trước có lời chỉ trích ngầm đối với TPP khi ông cảnh báo việc thành lập các khuôn khổ thương mại mới đang dẫn đến "chồng lấn hoặc phân tán, và gây quan ngại".
Bất chấp những lo ngại của Bắc Kinh, kể từ khi hiệp định TPP được ký hồi tháng trước, các quốc gia Đông Nam Á khác như Indonesia, Philippines và Thái Lan cho biết họ rất muốn tham gia sân chơi này.
"Với việc TPP trở thành hiện thực, có vẻ như nó là cách tốt nhất nhằm thúc đẩy hợp tác, phát triển kinh tế trong khu vực", bộ trưởng của một quốc gia đang muốn tham gia hiệp định này nói. "Nhưng với tình trạng nền kinh tế chúng tôi và thực tế là những quốc gia tham gia TPP cần thời gian để phê chuẩn, sẽ phải mất vài năm trước khi chúng tôi có thể tham gia".
Tổng thống Mỹ Barack Obama hoan nghênh việc các nước Đông Nam Á quan tâm tới hiệp định TPP, ông tuyên bố rằng "hiệp định này sẽ đặt ra nguyên tắc cho giao dịch thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương trong nhiều thập kỷ tới", nó sẽ thúc đẩy việc giải quyết tranh chấp kinh tế thông qua đối thoại, chứ không phải qua "bắt nạt hoặc cưỡng ép".
Ấn Độ và Trung Quốc - hai nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới - đang trong các giai đoạn phát triển khác nhau nên việc so sánh trực diện sẽ là khập khiễng. Nhưng có thể thấy ở đây những điểm tương đồng.
Giới chức Nga đang chuẩn bị những biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến vụ Ankara bắn rơi máy bay chiến đấu Su-24 của Moscow gần biên giới Syria đầu tuần này.
Du lịch Pháp, Mỹ và một số nước châu Âu bị ảnh hưởng sau vụ tấn công đẫm máu ở Paris đêm 13-11. Các chuyên gia lo ngại nguy cơ khủng bố khiến nền kinh tế toàn cầu lao đao.
Một đường dây “rửa tiền” quy mô lớn tại Trung Quốc vừa bị triệt phá có sự tham gia của những tên tội phạm người Colombia...
Lần đầu tiên trong 9 năm qua, nước Mỹ sẵn sàng để tăng lãi suất. Ngược lại, nhiều ngân hàng trung ương trên khắp thế giới vẫn đang theo đuổi chương trình nới lỏng định lượng lớn nhằm hỗ trợ nền kinh tế.
Tính toán của các chuyên gia kinh tế cho thấy mỗi khi có một hội nghị quốc tế được tổ chức, tác động tích cực lên kinh tế của nó sẽ kéo dài ít nhất 5 năm.
Bank of America Merrill Lynch cho rằng trong bối cảnh nhân dân tệ neo vào USD và Trung Quốc mở cửa tài khoản vốn, nước này khó có thể sống chung với tình trạng lãi suất Mỹ cao và đồng đôla mạnh.
Đầu tiên là Mỹ, sau đó là châu Âu. Giờ đây khủng hoảng nợ lại chạm tới các thị trường mới nổi.
Chừng nào dầu mỏ còn tiếp tục suy thoái thì áp lực buộc Saudi Arabia phải bỏ chế độ neo tỷ giá sẽ còn tăng lên.
Một “cú hạ cánh nặng nề” của nền kinh tế Trung Quốc nhiều khả năng sẽ nhấn chìm kinh tế toàn cầu vào suy thoái trong vòng 2 năm tới, tờ Guardian (Anh) dẫn lời một chuyên gia kinh tế cấp cao người Anh cảnh báo.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự