Giới chức Nga đang chuẩn bị những biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến vụ Ankara bắn rơi máy bay chiến đấu Su-24 của Moscow gần biên giới Syria đầu tuần này.

Bank of America Merrill Lynch cho rằng trong bối cảnh nhân dân tệ neo vào USD và Trung Quốc mở cửa tài khoản vốn, nước này khó có thể sống chung với tình trạng lãi suất Mỹ cao và đồng đôla mạnh.
David Woo – Giám đốc Nghiên cứu Tiền tệ và Lãi suất toàn cầu tại Bank of America Merrill Lynch dự báo: "Trong cuộc họp tháng 12, chúng tôi cho rằng câu hỏi sẽ không còn là liệu kinh tế Mỹ có thể chống chịu với lãi suất cao và đồng đôla mạnh hay không nữa. Thay vào đó, trong bối cảnh nhân dân tệ (NDT) neo một phần vào USD và Trung Quốc đang tăng cường mở cửa tài khoản vốn, liệu nước này có thể sống chung với tình trạng lãi suất Mỹ cao và đồng đôla mạnh hay không? Chúng tôi nghi ngờ điều đó. Và đó là lý do chúng tôi cho rằng việc neo NDT vào USD - cuộc hôn nhân đã trở thành nền tảng cho mô hình tăng trưởng suốt 15 năm qua - sẽ chấm dứt. Việc hạ giá NDT hồi tháng 8 chỉ là bước nhỏ trong định hướng này".
Chiến lược gia này không cho rằng động cơ hạ giá nội tệ của Trung Quốc là giúp các hãng xuất khẩu giành thị phần trong thương mại toàn cầu. Ông tin rằng đây là động thái giúp Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) rộng tay nới lỏng tiền tệ trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chậm lại.
"Chúng tôi cho rằng NDT sẽ tiếp tục yếu đi. Do khi mở cửa tài khoản vốn, Bắc Kinh sẽ không thể vừa hạ lãi suất vừa bảo vệ nội tệ cùng một lúc",Bloomberg trích nhận xét của Woo cho biết.
Bank of America Merrill Lynch dự báo: "Một USD sẽ đổi được 7 NDT năm tới, tức là NDT yếu đi 9% so với hiện tại. NDT sẽ bắt đầu mất giá từ quý I năm sau, do tác động từ cả việc được đưa vào rổ tiền tệ dự trữ của IMF lẫn FED tăng lãi suất".
Việc hạ giá bất ngờ hồi tháng 8 là nhằm giảm mức độ Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) phải can thiệp vào thị trường tiền tệ để đẩy giá NDT lên. Tuy nhiên, thị trường lại phản ứng bằng cách ào ạt rút vốn khỏi Trung Quốc. Do nhà đầu tư và các công ty lo lắng NDT hạ giá thêm nữa sẽ ảnh hưởng đến các tài sản niêm yết bằng đồng tiền này của mình, cũng như chi phí trả nợ bằng USD tăng lên.
Woo thừa nhận quan điểm của Wall Street đã thay đổi. Trước đây, họ cho rằng khả năng PBOC hạ giá quy mô lớn thêm lần nữa là rất cao. Nhưng hiện tại, quan điểm này đã trở thành PBOC "chỉ làm một lần", một phần vì e ngại phản ứng của thị trường hồi tháng 8.
Barclays gần đây cũng giảm dự báo NDT mất giá mạnh nữa. "Chúng tôi nhận thấy giới chức Trung Quốc đã nỗ lực ngăn chặn đầu cơ và duy trì ổn định tiền tệ trong trung hạn", Jose Wynne – Giám đốc Nghiên cứu Ngoại hối cho biết.
Tuy vậy, cũng như Woo, Wynne vẫn khuyên nhà đầu tư mua hợp đồng kỳ hạn USD/NDT để kiếm lời nếu nội tệ Trung Quốc yếu đi.
Woo cho rằng một khi IMF công bố kết quả liệu NDT có được đưa vào rổ tiền tệ dự trữ của cơ quan này hay không, giới chức Trung Quốc sẽ mất động lực ngăn đà giảm giá NDT. Khả năng NDT mất giá sẽ gây biến động trên thị trường năm 2016.
Giới chức Nga đang chuẩn bị những biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến vụ Ankara bắn rơi máy bay chiến đấu Su-24 của Moscow gần biên giới Syria đầu tuần này.
Du lịch Pháp, Mỹ và một số nước châu Âu bị ảnh hưởng sau vụ tấn công đẫm máu ở Paris đêm 13-11. Các chuyên gia lo ngại nguy cơ khủng bố khiến nền kinh tế toàn cầu lao đao.
Một đường dây “rửa tiền” quy mô lớn tại Trung Quốc vừa bị triệt phá có sự tham gia của những tên tội phạm người Colombia...
Lần đầu tiên trong 9 năm qua, nước Mỹ sẵn sàng để tăng lãi suất. Ngược lại, nhiều ngân hàng trung ương trên khắp thế giới vẫn đang theo đuổi chương trình nới lỏng định lượng lớn nhằm hỗ trợ nền kinh tế.
Tính toán của các chuyên gia kinh tế cho thấy mỗi khi có một hội nghị quốc tế được tổ chức, tác động tích cực lên kinh tế của nó sẽ kéo dài ít nhất 5 năm.
Trung Quốc và Nhật Bản ráo riết chạy đua để giành các dự án cơ sở hạ tầng ở Đông Nam Á nhằm gia tăng ảnh hưởng trong khu vực.
Đầu tiên là Mỹ, sau đó là châu Âu. Giờ đây khủng hoảng nợ lại chạm tới các thị trường mới nổi.
Chừng nào dầu mỏ còn tiếp tục suy thoái thì áp lực buộc Saudi Arabia phải bỏ chế độ neo tỷ giá sẽ còn tăng lên.
Một “cú hạ cánh nặng nề” của nền kinh tế Trung Quốc nhiều khả năng sẽ nhấn chìm kinh tế toàn cầu vào suy thoái trong vòng 2 năm tới, tờ Guardian (Anh) dẫn lời một chuyên gia kinh tế cấp cao người Anh cảnh báo.
Thị trường khổng lồ Trung Quốc vẫn là nơi các nhà cung cấp trên thế giới cạnh tranh thị phần dầu mỏ
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự