Đẩy tín dụng lên nhiều có thể sẽ kéo theo lượng tiền ra thị trường nhiều, lạm phát sẽ lên cao.

Bộ Tài chính cho biết, dừng thực hiện và hủy dự toán đối với các khoản kinh phí mua sắm, sửa chữa đã bố trí trong dự toán ngân sách giao đầu năm nhưng đến ngày 30/6/2017 chưa triển khai thực hiện.
Ông Nguyễn Phúc Thắng (Hà Nội) tham khảo Công văn số 4494/BTC-HCSN ngày 4/4/2017 của Bộ Tài chính thấy có nội dung dừng thực hiện đối với các khoản mua sắm thường xuyên, sửa chữa đã bố trí trong dự toán ngân sách giao đầu năm nhưng đến ngày 30/6/2017 chưa có quyết định duyệt dự án, duyệt dự toán, duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Đến nay đơn vị của ông đã có chủ trương sửa chữa trụ sở, có quyết định duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật và đang trình xin phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Ông Thắng muốn hỏi, vậy nếu đến ngày 30/6/2017 chưa có quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì đơn vị của ông có được tiếp tục triển khai sửa chữa, cải tạo trụ sở không?
Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2017; Bộ Tài chính có Công văn số 4494/BTC-HCSN ngày 4/4/2017 hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương:
Dừng thực hiện và hủy dự toán đối với các khoản kinh phí mua sắm, sửa chữa đã bố trí trong dự toán ngân sách giao đầu năm nhưng đến ngày 30/6/2017 chưa triển khai thực hiện (chưa có quyết định phê duyệt dự án), chưa được phê duyệt dự toán, chưa phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu để bổ sung dự phòng ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; trừ một số trường hợp: Kinh phí mua hàng dự trữ quốc gia; kinh phí phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai; kinh phí thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; các khoản kinh phí được phép thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành (phân bổ, cấp phát theo tiến độ thực hiện,...); trường hợp điều chỉnh dự toán đối với các nội dung công việc đã được phân bổ dự toán đầu năm để thực hiện cho phù hợp thực tiễn phát sinh và các trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Do vậy, đối với các khoản kinh phí sửa chữa đã bố trí trong dự toán ngân sách Nhà nước giao đầu năm (trừ một số trường hợp: Kinh phí mua hàng dự trữ quốc gia; kinh phí phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai; kinh phí thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; các khoản kinh phí được phép thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành (phân bổ, cấp phát theo tiến độ thực hiện,...);
Trường hợp điều chỉnh dự toán đối với các nội dung công việc đã được phân bổ dự toán đầu năm để thực hiện cho phù hợp thực tiễn phát sinh và các trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định) nhưng đến ngày 30/6/2017 chưa có quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì dừng thực hiện và hủy dự toán theo hướng dẫn tại Công văn số 4494/BTC-HCSN ngày 4/4/2017 của Bộ Tài chính.
PV. (Tổng hợp)
Theo Tapchitaichinh.vn
Đẩy tín dụng lên nhiều có thể sẽ kéo theo lượng tiền ra thị trường nhiều, lạm phát sẽ lên cao.
Ưu thế về môi trường đầu tư kinh doanh cùng với việc ký kết các FTA, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đã khiến Việt Nam trở thành "thỏi nam châm" thu hút các nhà đầu tư từ các quốc gia Châu Á.
Với hoá đơn mua hàng trên 10 triệu đồng, Bộ Tài chính đang đề nghị chỉ cho phép khấu trừ VAT là chi phí nếu doanh nghiệp trả qua ngân hàng.
Các đồng tiền kỹ thuật số, tiền ảo (coin) dễ dàng sinh ra nhưng cũng dễ mất đi, tăng giá hay giảm giá vô tội vạ. Đây là miếng đất màu mỡ cho những hoạt động lừa đảo, rửa tiền.
Việt Nam là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh trên thế giới, được thúc đẩy bởi Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Xuất khẩu, và Nhu cầu tiêu dùng nội địa.
Tròn 5 năm kể từ khi đại án Bầu Kiên – biến cố lớn nhất với Ngân hàng Á Châu (ACB) xảy ra, và cũng phải mất 5 năm để chính ngân hàng này lấy lại 100.000 tỷ đồng tổng tài sản “đã mất”. Tuy nhiên, để trở lại vị thế như xưa lại là điều không hề dễ dàng.
Giảm lãi suất, đa dạng hóa sản phẩm, tạo dựng hành lang pháp lý thông thoáng, an toàn cho các công ty tài chính và khách hàng... là những giải pháp có thể đẩy lùi nạn tín dụng đen...
Nghị định 93/2017/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước có quy định cụ thể 04 nguyên tắc góp vốn, mua cổ phần, chuyển nhượng vốn của tổ chức tín dụng.
Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài trong việc mua bán, sáp nhập…còn Chính phủ đang điều chỉnh thể chế cho phù hợp để vốn chảy về "vũng trũng".
Về giá trị tuyệt đối, tất cả 12 ngân hàng khảo sát đều có số nợ xấu gia tăng. Tuy vậy, nhờ đẩy mạnh tín dụng trong 6 tháng đầu năm nên chỉ có 5/12 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng so với đầu năm...
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự