Người vay có nên mua bảo hiểm tín dụng để bảo vệ tài sản thế chấp trước rủi ro khó lường trước?..

Từ tháng 8/2015, hàng loạt chính sách mới bắt đầu có hiệu lực, nổi bật như Nghị định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành Cty cổ phần, tăng vốn điều lệ của Sở GDCK TP HCM...
Tháo nút thắt tín dụng nông nghiệp
Chính phủ vừa ban hành nghị định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, có hiệu lực từ ngày 1.8.2015 thay thế Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12.4.2010 của Chính phủ.
Điều đáng lưu ý là nghị định quy định tổ chức tín dụng được cho vay không tài sản bảo đảm lên đến 3 tỉ đồng. Theo đó, tổ chức tín dụng được xem xét cho khách hàng vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định của pháp luật. Cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, HTX, liên hiệp HTX và chủ trang trại được tổ chức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm theo 8 mức, từ 50 triệu đồng đến 3 tỉ đồng, tùy đối tượng.
Hướng dẫn bảo lãnh bán nhà ở hình thành trong tương lai
Ngày 25.6.2015, Ngân hàng nhà nước (NHNN) ban hành Thông tư 07/2015/TT-NHNN về bảo lãnh NH, trong đó hướng dẫn cụ thể về bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
Theo đó, NHTM khi thực hiện việc bảo lãnh cho chủ đầu tư dự án bất động sản (BĐS) để bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải tuân thủ một số quy định như: Nhà ở hình thành trong tương lai phải đủ điều kiện được bán, cho thuê mua theo quy định; Trong hợp đồng bán, cho thuê mua phải quy định CĐT có nghĩa vụ hoàn lại tiền cho bên mua, bên thuê mua khi CĐT vi phạm nghĩa vụ bàn giao nhà ở theo tiến độ đã cam kết; NHTM phải được thực hiện hoạt động bảo lãnh NH; Cam kết bảo lãnh phải có hiệu lực đến thời điểm ít nhất sau 30 ngày kể từ ngày bàn giao nhà cho bên mua, bên thuê mua theo thỏa thuận giữa CĐT và bên mua, bên thuê mua nhà.
Thông tư 07/2015/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 9.8.2015 và thay thế Thông tư 28/2012/TT-NHNN.
Chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần
Đây là nội dung quan trọng tại Quyết định 22/2015/QĐ-TTg ngày 22.6.2015 của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định này áp dụng cho đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) trực thuộc Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương...
Đơn vị được chuyển đổi phải thuộc danh mục chuyển đổi và tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên trong năm gần nhất với thời điểm thực hiện chuyển đổi hoặc tự đảm bảo toàn bộ kinh phí sau khi chuyển đổi.
Việc chuyển đổi có thể thực hiện theo các hình thức: Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại đơn vị SNCL, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ; Bán một phần vốn nhà nước hiện có; Kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ; Phương pháp bán cổ phần lần đầu: bán đấu giá công khai, bảo lãnh phát hành và thỏa thuận trực tiếp.
Quyết định 22/2015/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 10.8.2015.
Bổ sung mặt hàng hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi riêng
Bộ Tài chính ban hành Thông tư 101/2015/TT-BTC bổ sung nhóm mặt hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bộ phận phụ trợ để sản xuất các sản phẩm công nghệ thông tin.
Theo đó: Sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với các mặt hàng sắt hoặc thép thuộc mã hàng 7326.90.99 là 10%; Sửa đổi, bổ sung mặt hàng thuộc phân nhóm 9834.12 tại Mục II - Danh mục nhóm mặt hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi tại Chương 98 hưởng thuế suất 0% bao gồm: Bàn phím làm bằng cao su, khắc lase, phủ PU, nhiệt độ chịu đựng 150 độ C…
Thông tư 101/2015/TT-BTC có hiệu lực ngày 13/8/2015.
Hướng dẫn mới về thuế thu nhập doanh nghiệp
Ngày 22.6.2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP và sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại các Thông tư về thuế. Theo đó: Sửa đổi, bổ sung một số quy định về kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại nước ngoài; Quy định rõ hơn về chuyển lỗ năm tiếp theo giữa các loại thu nhập tính thuế; Sửa đổi quy định về thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động cung ứng dịch vụ; Bổ sung hướng dẫn về chuyển lỗ khi chia, tách doanh nghiệp.
Thông tư 96/2015/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 6.8.2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2015 trở đi.
Tăng vốn điều lệ của Sở GDCK TP HCM
Theo Quyết định 21/2015/QĐ-TTg thì vốn điều lệ của Sở GDCK TP HCM sẽ tăng từ 1.000 tỉ đồng lên 2.000 tỉ đồng. Vốn này bao gồm: Vốn NSNN cấp cho Trung tâm GDCK chuyển giao sang Sở GDCK TP HCM tại thời điểm chuyển giao; Vốn bổ sung của Nhà nước trong quá trình hoạt động; Vốn tự bổ sung từ LNST và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Quyết định 21/2015/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 8.8.2015
Người vay có nên mua bảo hiểm tín dụng để bảo vệ tài sản thế chấp trước rủi ro khó lường trước?..
Ngân hàng Nhà nước liên tiếp ra văn bản buộc các tổ chức tín dụng giảm nợ xấu để thực hiện mốc dưới 3% trước hạn...
Tổng lượng vàng bán ra chiếm đến 70% giao dịch, nguyên nhân theo các doanh nghiệp là do chênh lệch giá trong nước và thế giới giãn rộng khiến thị trường xuất hiện hiệu ứng bán xả để phòng rủi ro.
Các nhà đầu tư trên thế giới đang thờ ơ với vàng, không còn ham hố tích trữ, thậm chí còn ồ ạt bán ra khiến giá mặt hàng này giảm chóng mặt và được dự báo còn giảm thêm nữa trong thời gian tới. Trong khi đó, người Việt vẫn tiếp tục cầm giữ dù giá vàng trong nước vẫn đắt hơn thế giới hơn triệu đồng.
Ngày 31/7/2015, bốn ngân hàng thương mại nhà nước đã cùng ký hợp đồng tín dụng tài trợ vốn đầu tư xây dựng dự án cảng biển Trung tâm Điện lực Duyên Hải của Tổng công ty Phát điện 1 (EVN Genco 1).
Tính đến đầu quý III/2015, số tiền chảy vào các dự án hạ tầng, nhà ở và trung tâm thương mại tại trục phía Đông Sài Gòn ước tính khoảng 8 tỷ USD và dòng vốn này đang không ngừng tăng lên.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/7/2015 ước tính đạt 476,5 nghìn tỷ đồng, bằng 52,3% dự toán năm.
Trong chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Việt Nam, Thủ tướng Anh David Cameron công bố gói tín dụng 500 triệu bảng Anh và thể hiện mong muốn thúc đẩy đầu tư ở Việt Nam.
Ngày 21/7, Ngân hàng Nhà nước đã có Quyết định số 1391/QĐ-NHNN chấp thuận sáp nhập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Mê Kông (MDB) vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank).
Đến cuối tháng 6/2015, tổng lượng dự phòng rủi ro còn lại của các tổ chức tín dụng đã lên đến 89.672, tỷ đồng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự