Tuần vừa qua được coi là tuần biến động nhất kể từ đầu năm cả về tình hình tài chính thế giới lẫn trong nước.

Các đồng tiền của Australia, Hàn Quốc và Singapore giảm ít nhất 1%. Đồng nhân dân tệ cũng giảm 1,6% trên thị trường Hồng Kông.
Đồng nhân dân tệ giảm giá mạnh nhất trong 2 thập kỷ trong khi các đồng tiền khác của châu Á cũng lao dốc mạnh. Nguyên nhân là doNHTW Trung Quốc vừa bất ngờ thông báo phá giá 2% đồng nhân dân tệ nhằm chống lại suy giảm kinh tế. Thị trường hàng hóa giảm điểm trở lại, trong khi chứng khoán Hồng Kông và trái phiếu Mỹ tăng giá.
Chốt phiên sáng nay (11/8), đồng nhân dân tệ giảm 1,4%, xuống còn 6,2980 nhân dân tệ đổi 1 USD. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ khi Trung Quốc thống nhất tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường từ năm 1994.
Chỉ số Bloomberg JPMorgan Asia Dollar Index giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009, trong khi chỉ số theo dõi thị trường hàng hóa giảm 0,7%. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 5 điểm cơ bản. Chỉ số Hang Seng China Enterprises Index tăng 1,2%.
Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ sau các số liệu kinh tế ảm đạm như xuất khẩu sụt giảm, hoạt động sản xuất tăng trưởng yếu hơn dự báo và tín dụng tăng trưởng chậm chạp. Các nhà hoạch định chính sách của nền kinh tế mới nổi lớn nhất thế giới đang cố gắng cân bằng giữa lời kêu gọi kích thích kinh tế và sự cần thiết phải cắt giảm các khoản đầu tư dựa vào nợ.
Các đồng tiền của Australia, Hàn Quốc và Singapore giảm ít nhất 1%. Đồng nhân dân tệ cũng giảm 1,6% trên thị trường Hồng Kông.
Sáng nay chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương giảm 0,3%, trong khi các hợp đồng tương lai trên chỉ số S&P 500 mất 0,4%. Chỉ số Shanghai Composite giảm 0,5%.
Chỉ số Bloomberg Commodity Index theo dõi thị trường hàng hóa giảm 0,6% sau khi tăng 2,4% trong phiên hôm qua. “Nếu đồng tiền của Trung Quốc giảm giá, giá hàng hóa sẽ tăng lên đối với người mua ở Trung Quốc”, Helen Lau – chuyên gia phân tích đến từ công ty chứng khoán Argonaut – nhận định. Trung Quốc ảnh hưởng rất lớn đến thị trường hàng hóa vì là người mua lớn nhất đối với nhiều mặt hàng.
(Theo CafeF)
Tuần vừa qua được coi là tuần biến động nhất kể từ đầu năm cả về tình hình tài chính thế giới lẫn trong nước.
Liệu đợt giảm giá đồng Nhân dân tệ trong tuần qua của Trung Quốc đã kết thúc? Phải chăng tỷ giá đồng tiền này hiện nay đã chính xác so với thực tế thị trường?
Đà bán tháo trên thị trường chứng khoán đang gây sức ép lên nội tệ của Malaysia, ăn mòn dự trữ ngoại hối của nước này.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), ngân hàng trung ương của nước này, hôm nay tuyên bố sẽ phát hành tờ 100 nhân dân tệ mới từ 12/11.
Hơn 20 năm qua, đồng nhân dân tệ luôn là “mỏ neo” ổn định cho nền kinh tế toàn cầu, giúp điều hướng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và châu Á. Song với vụ phá giá vừa rồi, bản tệ Trung Quốc đã mất vị trí này.
Ngày thứ 3 liên tiếp, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) phá giá đồng nhân dân tệ, ấn định tỉ giá tham chiếu ở mức 6,4010 nhân dân tệ đổi 1 USD.
Theo Reuters, sau khi nhiều dữ liệu kinh tế đáng thất vọng được công bố trong tuần qua cộng với sự tuột dốc của thị trường chứng khoán đã làm cho chính quyền Trung Quốc phải chịu nhiều sức ép cần có chính sách mới để kích thích nền kinh tế.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) hôm nay 11/8 bất ngờ hạ tỷ giá tham chiếu nhân dân tệ thêm 1,9%, mạnh nhất từ trước đến nay, đưa tỷ giá về 6.2298 nhân dân tệ/USD, từ mức 6.1162 nhân dân tệ/USD.
Nội tệ của các thị trường mới nổi như Nga, Brazil, Mexico, đặc biệt là Indonesia và Malaysia ở châu Á, đang sụt giá đáng kể so với USD. The Economist so sánh tiền tệ châu Á hiện giảm giá như thời khủng hoảng tài chính khu vực năm 1998.
Ngân hàng và nhà đầu tư tại EU sẽ phải đưa các hợp đồng giao dịch hoán đổi lãi suất (interest rate swap) tới đơn vị thanh toán bù trừ để thị trường tài chính an toàn hơn.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự