Ngân hàng Nhà nước nhanh chóng tung luôn yếu tố tín hiệu, hai ngày sau “biến cố” tỷ giá...

Bình luận của Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Trương Văn Phước về diễn biến đồng Nhân dân tệ.
Các quyết định phá giá đồng Nhân dân tệ liên tiếp của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đang gây hiệu ứng mạnh trên thị trường thế giới.
Ông Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, nhìn nhận đà giảm giá của đồng tiền này được dự báo có thể chỉ trong ngắn hạn, và thế giới sẽ có những phản ứng mạnh mẽ.
Trao đổi với báo chí, ông nói:
- Trung Quốc liên tiếp đưa ra các quyết định điều chỉnh tỷ giá. Điều này nói lên một câu chuyện dài và tương đối rộng lớn của họ, Trung Quốc xử lý một lúc nhiều yêu cầu của họ.
Nhưng tôi cho rằng điều quan trọng nhất là Trung Quốc muốn đồng Nhân dân tệ trở thành một đồng tiền tự do chuyển đổi, quốc tế hóa đồng tiền này.
Trước mắt, như chúng ta đều biết, Trung Quốc cùng với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang đàm phán việc đồng Nhân dân tệ có thể tham gia vào quyền rút vốn đặc biệt và là một trong những ngoại tệ cùng đồng đô la Mỹ, đồng bảng Anh, đồng Euro, đồng Yên Nhật trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế.
Đương nhiên, IMF đòi hỏi Trung Quốc cần phải linh hoạt cơ chế tỷ giá hối đoái. Trung Quốc cũng chứng minh với thế giới rằng với một cơ chế tỷ giá hối đoái mới không xác lập bằng tỷ giá bình quân liên ngân hàng hàng ngày vào 9h15 phút sáng như trước đây, nay thay bằng tỷ giá mở cửa hàng ngày bằng tỷ giá đóng của hôm trước.
Tuy nhiên, chúng ta cũng biết việc này cũng xảy ra trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đã chững lại, gặp phải những khó khăn như tăng trưởng năm nay nhiều thông tin cho rằng khó để đạt được mức 7%.
Tháng 7 vừa rồi, lần đầu tiên xuất khẩu của Trung Quốc giảm 8,3% so với cùng kỳ.
Đương nhiên Trung Quốc đang giải thích rằng, việc phá giá đồng Nhân dân tệ thấp xuống để nhằm hỗ trợ xuất khẩu cũng như hỗ trợ tăng trưởng. Nhưng tôi cho rằng có vẻ như họ không đơn thuần chỉ vì mục tiêu tăng trưởng, mục tiêu xuất khẩu, mà đang xử lý những vấn đề liên quan vị thế của đồng Nhân dân tệ trong một lộ trình quốc tế hóa đồng tiền của mình.
Nới lỏng là phù hợp
Với Việt Nam, chúng ta nhìn nhận động thái này và ảnh hưởng của nó trong điều hành tỷ giá như thế nào, thưa ông?
Trong khoảng 6 tháng gần đây chúng ta đều biết với những dự báo là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể tính toán để nâng lãi suất đồng đô la Mỹ dựa trên hai giả định quan trọng.
Thứ nhất, Mỹ đạt đến một trạng thái tối ưu về lao động. Thứ hai, lạm phát của Mỹ dần đi vào ổn định khoảng 2%. Với những nhân tố như thế, Mỹ cho rằng với các chính sách nới lỏng định lượng đã áp dụng trong mấy năm qua nay cũng cần thiết phải có mức lãi suất cao hơn.
Chúng ta đang xem xét bối cảnh tỷ giá hối đoái của các đồng tiền trên thế giới trong bối cảnh FED có thể tăng lãi suất như vậy, nhiều đồng tiền trên thế giới đều tăng, nhưng riêng đồng Nhân dân tệ lại khác.
Từ tháng 7/2005 đến nay, đồng Nhân dân tệ không mất giá mà nó tăng giá, trong khi đó đây là đồng tiền của một quốc gia láng giềng hùng mạnh, cho nên chúng ta không đặt ra câu chuyện phải điều chỉnh tỷ giá quá lớn với đồng đô la Mỹ.
Tuy nhiên, khi mà đồng Nhân dân tệ mất giá như diễn biến những ngày gần đây, việc chúng ta cần xem lại một cách rất là kỹ lưỡng xác lập một tỷ giá như thế nào để cho tình trạng nhập siêu của chúng ta không lớn hơn nữa.
Vậy nên, tôi cho rằng việc nới lỏng biên độ giao dịch tỷ giá hối đoái mà Ngân hàng Nhà nước áp dụng là bước đi phù hợp.
Tuy rằng chúng ta vẫn giữ tỷ giá bình quân liên ngân hàng là không thay đổi, việc nới biên độ đó là cách làm linh hoạt trong bối cảnh chúng ta còn nhập siêu với Trung Quốc và đồng Nhân dân tệ phá giá lớn như thế.
Tiếp tục theo dõi sát
Tiếp theo những gì đang diễn ra với đồng Nhân dân tệ, chính sách tỷ giá của Việt Nam cần chú ý những gì?
Chúng ta cần theo dõi sát đồng Nhân dân tệ dài hơi hơn nữa. Tôi cho rằng với nỗ lực của Trung Quốc đang mong muốn quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ, muốn nó trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế thì mục tiêu đó có dạt được hay không.
Phần còn lại của thế giới mà ở đây là Mỹ, Nhật và phương Tây sẽ phản ứng như thế nào trước việc đồng Nhân dân tệ mất giá nhiều như vậy.
Đồng Nhân dân tệ yếu hơn giá trị thực hơn 20 năm qua đã tác động rất nhiều đến các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật, các nước châu Âu, và đây là một điểm bị chỉ trích rất nặng nề xem như điều kiện tiên quyết trong đàm phán với Trung Quốc ở rất nhiều lĩnh vực, không chỉ trong tài chính tiền tệ mà còn trong ngoại giao và chính trị.
Cho nên, tôi cho rằng chắc chắn thế giới sẽ có những phản ứng rất mạnh mẽ trước việc phá giá đồng Nhân dân tệ.
Nhưng, dựa trên tác động của quy luật cung cầu của thị trường, nếu Trung Quốc thực sự cho đồng Nhân dân tệ được điều tiết bằng một cơ chế tỷ giá hối đoái dựa trên các nhân tố của thị trường, nhìn dưới góc độ thương mại mà nói thì đồng Nhân dân tệ không mất giá nhiều, mà sẽ quay đầu tăng giá.
Tôi tin rằng đồng Nhân dân tệ trong ngắn hạn có thể mất giá, nhưng về lâu dài, khoảng chừng 6 tháng trở lên sẽ quay đầu tăng giá.
Với Việt Nam, chúng ta là một nước láng giềng với Trung Quốc, chúng ta không chỉ xử lý vấn đề đơn lẻ với một đồng Nhân dân tệ, mà xử lý trên một rổ tiền tệ đại diện cho các quốc gia chúng ta có mối quan hệ tương tác về thương mại, đầu tư… để tính toán một cách đầy đủ hơn.
Chúng ta có thể tiếp cận tỷ giá hối đoái nhiều cách dựa trên lạm phát và các nhân tố khác. Chúng ta cần tiếp tục theo dõi sát để có những ứng xử phù hợp trong tương lai.
Ngân hàng Nhà nước nhanh chóng tung luôn yếu tố tín hiệu, hai ngày sau “biến cố” tỷ giá...
Ba ngày liên tiếp giới đầu tư toàn thế giới mất ngủ vì động thái phá giá của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Tỉ giá VND/USD tại thị trường tự do vọt lên 22.200 VND/USD, tỉ giá niêm yết tại các ngân hàng (NH) chạm trần cho phép của NHNN. Các chuyên gia cho rằng khi VND mất giá đồng nghĩa với gánh nặng nợ công sẽ lại đè nặng lên Chính phủ.
“Giảm giá tiền đồng có thể sẽ tốt cho Việt Nam. Giờ là lúc Việt Nam cần tăng năng lực cạnh tranh xuất khẩu một chút”...
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa bất ngờ tăng biên độ tỉ giá của đồng USD/VND từ +/-1% lên +/-2%, đây được xem là hành động khá lạ của nhà điều hành bởi với thông điệp đưa ra liên tục từ đầu năm tới nay là sẽ cam kết ổn định tỉ giá trong biên độ cho phép (năm 2015 không điều chỉnh quá 2%), nhưng với việc tăng biên độ tỉ giá vừa qua thì việc này được cho là không khác gì tăng tỉ giá thêm 1%.
Chiếc “dây xích” biên độ tỷ giá vừa được Ngân hàng Nhà nước nới thêm đang căng như dây đàn...
Trong thế bí, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã bất ngờ tung ra đòn quyết định nhằm xoay chuyển tình hình kinh tế u ám. Liệu pháp sốc này khiến thế giới lo ngại nó sẽ kích hoạt một cuộc chiến tranh tiền tệ, nhất là tại châu Á, nơi được xem là động lực mới của nền kinh tế thế giới.
Là một trong ba đối tác thương mại lớn nhất, Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ liên tiếp 2 ngày qua ảnh hưởng không nhỏ tới doanh nghiệp và kinh tế Việt Nam.
Chiến tranh tiền tệ sẽ không nổ ra và đồng nhân dân tệ mất giá vài phần trăm mấy ngày qua tác động không lớn tới tổng thể kinh tế Việt Nam, theo Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia.
Động thái được đánh giá là một mũi tên trúng 2 đích, vừa thúc đẩy kinh tế trong nước, vừa tăng quyền lực cho đồng nhân dân tệ để củng cố vai trò của Trung Quốc trên toàn cầu.
Đến nay, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đã ở mức trên 8%, có thể cán đích mục tiêu 15% - 17%; siết chặt kỷ cương tín dụng đối với dự án BOT, BT giao thông và không có chuyện nới tín dụng để pha loãng nợ xấu, ông Nguyễn Tiến Đông, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, cho biết.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự