Tính từ đầu năm 2015 đến nay, sau ba lần tăng tỷ giá, doanh nghiệp xăng dầu thiệt hại từ 60 - 70 tỷ đồng. Tính chung toàn Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), con số thiệt hại ước lên tới 250 tỷ đồng.

Từ đầu năm đến hết ngày 13/8, Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai (BQL KCN) đã cấp mới chứng nhận đầu tư 63 dự án và điều chỉnh tăng vốn hơn 331 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư gần 1,55 tỉ USD.
Trong tháng 8, BQL đã cấp mới giấy chứng nhận đầu tư cho 7 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 32 triệu USD. Ngoài ra, còn có 2 dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn tăng 4,5 triệu USD.
Lũy kế từ đầu năm đến nay, Đồng Nai đã cấp mới 63 dự án và điều chỉnh tăng vốn hơn 331 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư gần 1,5 tỉ USD, đạt 171% kế hoạch năm 2015.
Cũng theo BQL KCN, tính đến giữa tháng 8, tại 32 KCN của Đồng Nai, đã có 42 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư với tổng số 1.389 dự án, trong đó có 1.014 dự án FDI với tổng vốn đầu tư hơn 19 tỉ USD.
Từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp đã đến Đồng Nai đầu tư mới và mở rộng đầu tư là do tỉnh có hạ tầng giao thông tốt, chính sách thu hút đầu tư thuận lợi...
Tám tháng qua, các KCN đã cho thuê đất đạt trên 122 ha, tăng hơn 22% so với kế hoạch đề ra. Trong đó, diện tích cho thuê tập trung ở các KCN như: Long Thành, Lộc An-Bình Sơn, An Phước (huyện Long Thành), dệt may Nhơn Trạch, Ông Kèo (huyện Nhơn Trạch), Dầu Giây (huyện Thống Nhất) và Giang Điền (huyện Trảng Bom)...
Hầu hết các dự án thuê đất gồm đầu tư mới và mở rộng sản xuất. Một số dự án thuê diện tích đất lớn để làm nhà xưởng sản xuất.
BQL cũng cho biết, tính đến thời điểm này, toàn tỉnh đã có 7/29 KCN cho thuê hết 100% diện tích đất để xây dựng nhà xưởng, phát triển sản xuất, bao gồm: KCN Biên Hòa 2, Gò Dầu, Nhơn Trạch 3 giai đoạn 1, dệt may Nhơn Trạch, Biên Hòa 1, Tam Phước.
Ngoài ra, còn có 2 KCN cho thuê đất đến 99% là Loteco và Hố Nai giai đoạn 1.
Thu hồi 4 dự án của các doanh nghiệp trong nước
Theo Sở KH&ĐT tỉnh Đồng Nai, trong hơn 7 tháng năm 2015, tỉnh đã thu hồi 4 dự án của các doanh nghiệp trong nước với tổng vốn khoảng 2.736 tỉ đồng.
Như vậy, tính từ trước đến nay, tỉnh đã thu hồi khoảng 33 dự án của các nhà đầu tư trong nước với vốn đăng ký là 27.844 tỉ đồng. Các dự án bị thu hồi đa số là do nhà đầu tư chậm triển khai hoặc không đủ điều kiện tiếp tục triển khai. Những dự án bị thu hồi đều nằm ngoài các KCN.
Hiện trên toàn tỉnh có khoảng 598 dự án của nhà đầu tư trong nước còn hiệu lực với tổng vốn hơn 139.600 tỉ đồng. Từ đầu năm đến nay, thu hút đầu tư trong nước vào tỉnh tăng thấp hơn nhiều so với thu hút đầu tư nước ngoài.
Xuất khẩu tháng 8 ước đạt hơn 1,3 tỉ USD
Theo Cục Thống kê Đồng Nai, kim ngạch xuất khẩu tháng 8 của tỉnh ước đạt trên 1,3 tỉ USD, tăng hơn 30 triệu USD so với tháng trước.
Cộng dồn 8 tháng năm 2015 thì kim ngạch xuất khẩu của Đồng Nai đạt gần 9,7 tỉ USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước.
Đây là kim ngạch xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay (trung bình mỗi tháng đạt hơn 1,2 tỉ USD). Trong đó, phần lớn tập trung trong doanh nghiệp FDI với hơn 8 tỉ USD, tiếp đến là kinh tế tư nhân với hơn 1,4 tỉ USD.
Doanh nghiệp xuất khẩu tại Đồng Nai sản xuất rất nhiều mặt hàng, nhưng có khoảng 22 mặt hàng có số lượng lớn, dẫn đầu là giày dép, dệt may, sản phẩm gỗ, máy móc thiết bị và phụ tùng.
Tính từ đầu năm 2015 đến nay, sau ba lần tăng tỷ giá, doanh nghiệp xăng dầu thiệt hại từ 60 - 70 tỷ đồng. Tính chung toàn Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), con số thiệt hại ước lên tới 250 tỷ đồng.
Hàng trăm triệu USD tiếp tục được các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngành dệt may rót vào mở rộng các nhà máy tại Việt Nam.
Mỗi năm, Việt Nam tiêu tốn hàng chục tỉ USD cho việc nhập khẩu phụ kiện phục vụ các ngành công nghiệp. Đây hiện đang trở thành một gánh nặng lớn cho nền kinh tế.
Dự kiến tỷ trọng công suất điện của EVN trong tổng số công suất điện cả nước sẽ giảm mạnh. Công suất điện của nhóm EVN (bao gồm các Genco) đến năm 2030 ước còn 39%, từ mức 61% như hiện nay. Trong khi đó, tỷ trọng công suất của các nhà máy độc lập dự kiến sẽ chiếm tới 52%.
Báo cáo tài chính quý II/2015 của một loạt các doanh nghiệp dược niêm yết cho thấy, các "ông lớn" như DHG, TRA giảm sút về lợi nhuận trong khi một số doanh nghiệp nhỏ hơn lại tăng trưởng mạnh.
Theo lộ trình, lĩnh vực logistics đã mở cửa hoàn toàn cho các doanh nghiệp (DN) nước ngoài từ ngày 1/1/2014.
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam được đề xuất là chủ đầu tư giai đoạn khởi động sân bay Long Thành...
Doanh nghiệp (DN) Canada muốn tìm cơ hội hợp tác kinh doanh trong các lĩnh vực công nghệ phát sáng bằng năng lượng mặt trời, giáo dục và đào tạo nghề, sản phẩm và dịch vụ y tế, nhập khẩu thực phẩm, tư vấn dự án phát triển xanh tại Việt Nam.
Sau ca cao và mắc ca, đến lượt cao lương, sachi được các doanh nghiệp đưa về Việt Nam kèm theo lời giới thiệu có cánh như vua của các loài hạt, siêu thực phẩm, cây tỷ đô...
“Những năm qua ngành sữa Việt Nam qua là một trong những ngành hàng tiêu dùng tăng trưởng tốt và vẫn còn tiềm năng tăng trưởng…”. Đây là thông tin bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam cho biết tại Đại hội đại biểu Hiệp hội sữa Việt Nam khóa II (nhiệm kỳ 2015-2020) ngày 6-8.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự