tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh trưa 22-03-2016

  • Cập nhật : 22/03/2016

Sắp thanh tra 630 doanh nghiệp xây dựng về lao động

Trước việc thời gian gần đây liên tục xảy ra các vụ tai nạn lao động gây hậu quả nghiêm trọng, bắt đầu từ tháng 3-2016, Bộ Lao động– Thương binh và Xã hội tiến hành tranh tra lao động với trọng điểm là ngành xây dựng– ngành cướp đi nhiều sinh mạng của người lao động nhất trong các vụ tai nạn Lao động tại Việt Nam.

xay dung la nganh xay ra nhieu vu tai nan lao dong nhat. anh tlinh.

Xây dung là ngành xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động nhất. Ảnh TLinh.

Lĩnh vực xây dựng là một trong những nguồn tạo việc làm chính tại Việt Nam. Theo ước tính của Chính phủ năm 2015, có tới hơn 3,3 triệu người lao động kiếm sống từ ngành này. Cùng với đó, trong năm 2015, trong số các vụ tai nạn lao động chết người được báo cáo, xây dựng đứng đầu danh sách các ngành về số vụ cũng như số người chết. Ngành này chiếm tới 38% tổng số nạn nhân bị mất đi sinh mạng khi đang làm việc và 35% tổng số tai nạn lao động chết người được báo cáo. Trong khi đó, tình hình chấp hành quy định an toàn còn hạn chế.

Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân nhìn nhận, nguyên nhân dẫn đến thực trạng này bởi tình hình chấp hành các quy định về an toàn lao động còn hạn chế. Nguyên nhân từ ý thức chấp hành của doanh nghiệp chưa cao, chưa trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ cho người lao động. Nguyên nhân nữa cũng do sự chủ quan từ phía người lao động, không có ý thức tự bảo vệ mình. Chính vì vậy, công tác thanh tra trong lĩnh vực xây dựng cần đẩy mạnh hơn.

Chiến dịch thanh tra an toàn lao động ngành xây dựng đòi hỏi sự tham gia của toàn xã hội, bao gồm cả thanh tra lao động, tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện của người sử dụng lao động cùng với sự vào cuộc của truyền thông đại chúng.

Các nội dung thanh tra trọng điểm sẽ bao gồm thời giờ làm việc, làm thêm giờ; tiền lương; xây dựng nội quy và đào tạo về an toàn vệ sinh lao động; phương tiện bảo vệ cá nhân; tổ chức mặt bằng; sử dụng xe, máy, giàn giáo, giá đỡ, điện và thiết bị điện; công tác cốp pha, cốt thép và bê tông; công tác hàn; và công tác hoàn thiện.

Ngoài ra, chiến dịch sẽ tập trung nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động và toàn xã hội về pháp luật lao động và các tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực xây dựng, và tăng cường số lượng các doanh nghiệp, công trình xây dựng được thanh tra lên ít nhất là 630 đơn vị trên toàn quốc trong giai đoạn từ tháng 3 đến 11- 2016.

Chiến dịch thanh tra lao động 2016 là chiến dịch lần thứ hai của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Chiến dịch lần thứ nhất trong năm 2015 tập trung vào ngành dệt may.


Hàng trăm thùng dung môi, nguyên liệu màu NK không nhãn mác

 Ngày 18-3, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 đã tạm giữ hàng trăm thùng dung môi, nguyên liệu màu nhập khẩu không khai báo hải quan, không nhãn mác.

cac thung bot mau khong nhan mac.

Các thùng bột màu không nhãn mác.

Lô hàng trên do Công ty TNHH SX TM M.A. mở tờ khai nhập khẩu ngày 16-3. Doanh nghiệp khai báo lô hàng gồm 2 chiếc máy trộn nguyên liệu sơn, đã qua sử dụng.

nguyen lieu son nhap lau

Nguyên liệu sơn nhập lậu

Nhưng khi kiểm tra thực tế, ngoài số hàng khai báo trên tờ khai hải quan, cơ quan Hải quan còn phát hiện có một lượng lớn hàng hóa không khai báo hải quan gồm: 21 bộ khung nhà bằng thép, đã qua sử dụng; hơn 1 tấn Ben tone dạng bột; 18 thùng dung môi các loại; 148 thùng nguyên liệu màu các loại, không nhãn mác.

Số hàng vi phạm nêu trên ước tính hàng trăm triệu đồng. Hiện Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 đang thực hiện giám định để xác định các chất dung môi, nguyên liệu sơn… có căn cứ lập biên bản, xử lý./.


Bắt hơn 2 tấn thạch, bánh khoai môn nhập lậu từ Trung Quốc

Hơn 2 tấn thạch, bánh khoai môn; 1.864 sản phẩm đồ chơi trẻ em, 300 bộ dao nhà bếp… là số tang vật do Đội Kiểm soát Hải quan số 1 (Cục Hải quan Quảng Ninh) bắt giữ.

tang vat do luc luong doi kiem soat hai quan so 1 (cuc hai quan quang ninh)thu giu.

Tang vật do lực lượng Đội Kiểm soát Hải quan số 1 (Cục Hải quan Quảng Ninh)thu giữ.

Liên tiếp trong 2 ngày 16 và 17-3, Đội Kiểm soát Hải quan số 1   bắt giữ và xử lý 7 vụ vận chuyển, tập kết hàng nhập lậu, tổng trị giá tang vật ước 310 triệu đồng.

Theo tin từ Đội Kiểm soát Hải quan số 1, ngày 16-3-2016, tại đường Đoan Tĩnh, khu 7, phường Hải Yên, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, đơn vị đã chủ trì phối hợp với Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) bắt giữ xử lý 1 vụ chưa xác định được chủ sở hữu, thu giữ 648 sản phẩm đồ chơi các loại và 2.180kg thạch, bánh khoai môn do Trung Quốc sản xuất, trị giá ước tính khoảng 96 triệu đồng.

Tiếp đó, tại khu vực giáp biên thuộc địa bàn Phường Trần Phú, TP. Móng Cái, Quảng Ninh, lực lượng: Hải quan và Biên phòng thuộc Đội Kiểm soát Hải quan số 1 liên tiếp bắt giữ và xử lý 3 vụ, 2 đối tượng về hành vi vận chuyển, tập kết hàng nhập lậu không có chứng từ hợp lệ gồm: 56 chiếc xe đạp trẻ em, 1.216 sản phẩm đồ chơi trẻ em, 300 bộ dao nhà bếp, 500 chiếc điều khiển ti vi cùng nhiều tang vật có giá trị khác với tổng trị giá ước tính khoảng 111 triệu đồng.


Chuyên gia Anh 'mách nước' loại bỏ chất cấm trong chăn nuôi

Trước thực trạng sử dụng chất cấm và kháng sinh trong chăn nuôi, một giáo sư người Anh đã đến Việt Nam giới thiệu về nghiên cứu trong 25 năm qua của ông.

Tại hội thảo khoa học "Probiotics – Công nghệ đột phá nâng cao chất lượng thức ăn chăn nuôi" vừa diễn ra, ứng dụng Probiotics bào tử bền nhiệt của giáo sư Simon Cutting, Đại học Royal Holloway (Anh) được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá cao. Probiotics là tập hợp các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa của động vật.

giao su simon cutting danh 25 nam moi nghien cuu thanh cong vi khuan co loi giup vat nuoi tang truong tot.

Giáo sư Simon Cutting dành 25 năm mới nghiên cứu thành công vi khuẩn có lợi giúp vật nuôi tăng trưởng tốt.

Theo đánh giá của các nhà khoa học, Việt Nam từng đưa các ứng dụng của Probiotics vào thức ăn chăn nuôi, nhưng hầu hết là các vi khuẩn sống, khi chúng đi vào hệ tiêu hóa của con vật sẽ bị tiêu diệt và mất tác dụng hỗ trợ tiêu hóa cho vật nuôi. Các vi khuẩn có lợi giảm xuống, kèm theo đó là sức đề kháng của con vật không được đảm bảo. Trong khi đó, nhiều cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi đã đưa chất tăng trọng hoặc kháng sinh vào vật nuôi để thu lợi nhuận cao.

Probiotics bào tử bền nhiệt của giáo sư Simon Cutting nghiên cứu trong 25 năm được cho là sẽ khắc phục nhược điểm trên. Theo vị giáo sư này, với lớp vỏ bào tử như chiếc áo giáp bao quanh vi khuẩn giúp chúng tồn tại ở môi trường pH thấp, chịu được nhiệt độ ép viên lên đến 95 độ C nên có thể ứng dụng trong sản xuất công nghiệp.Lớp áo giáp này theo vi khuẩn đi vào các cơ quan nội tạng, đến ruột non gặp môi trường thuận lợi chúng bắt đầu sản sinh enzyme tiêu hóa các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. "Tại vị trí ruột non, vi khuẩn có lợi sẽ đảm bảo việc hấp thụ dinh dưỡng, nâng cao đề kháng, ngăn cản sự xâm lấn của vi khuẩn gây hại", giáo sư nói.

luc luong chac nang thoi gian qua phat hien nhieu chat cam gay anh huong den suc khoe nguoi tieu dung.

Lực lượng chắc năng thời gian qua phát hiện nhiều chất cấm gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Thành viên nhóm nghiên cứu đến từ Anh cho biết, kết quả thực nghiệm trên loài lợn cho thấy, khi người dùng bổ sung Probiotics vào trong thức ăn chăn nuôi giúp giảm 60-70% tỷ lệ tiêu chảy, giảm việc sử dụng kháng sinh để phòng và điều trị bệnh đường ruột cho vật nuôi, từ đó tăng hiệu quả chăn nuôi.

Trao đổi với VnExpress, tiến sĩ Phạm Kim Đăng, Phó Trưởng Khoa chăn nuôi Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, cấu tạo ở dạng bào tử nên việc bảo quản vi khuẩn có lợi này đơn giản và dễ dàng hơn nhiều so với vi khuẩn sống. "Việc đưa ứng dụng probiotics 100% bào tử bền nhiệt vào thực tiễn đời sống sản xuất là hoàn toàn khả thi để nâng cao chất lượng thực phẩm trong bữa ăn", tiến sĩ Đăng nói.


Hàng hóa vận chuyển qua đường sắt bị tê liệt

Nhiều doanh nghiệp cho biết, nếu đường sắt tê liệt trong thời gian dài họ buộc phải chuyển hướng sang đi đường bộ hoặc biển để đảm bảo giao hàng cho khách đúng hạn.

Ông Nguyễn Ngọc Nam, đại diện Công ty TNHH thương mại dịch vụ vận tải Hoa Lâm cho biết, đơn vị này có 18 container hàng nước giải khát, nước mắm, mì gói đã được xếp lên toa chuẩn bị khởi hành ngày 20/3 ra Hà Nội, song bị kẹt tại ga Sóng Thần sau sự cố. Trong sáng nay, doanh nghiệp đã phải thuê gấp một số xe container và tiến hành dỡ hàng xuống chuyển đi bằng đường bộ.

Ông Nam cho biết, ước tính tiền thuê mỗi xe container từ 18 đến 20 triệu đồng nên doanh nghiệp sẽ phải trả tiền phát sinh cho 18 container là trên 300 triệu đồng. Thời gian di chuyển đường bộ rút ngắn được một ngày so với đường sắt."Chi phí chở hàng bằng đường bộ cao gấp đôi đường sắt, trước mắt chúng tôi vẫn phải bỏ tiền ra thuê xe, sau đó sẽ đề nghị ngành đường sắt hỗ trợ", ông Nam chia sẻ.

ban lanh dao duong sat dang len ke hoach de giai quyet un u hang hoa. anh: mh.

Ban lãnh đạo đường sắt đang lên kế hoạch để giải quyết ùn ứ hàng hóa. Ảnh: MH.

Đại diện Công ty TNHH dịch vụ vận chuyển Max Sài Gòn thì cho biết, công ty cũng đang có vài lô hàng đang bị kẹt tại ga Sóng Thần và chờ được xử lý.

“Sau sự cố sập cầu Ghềnh chúng tôi cũng đã nhận được thông báo của ban lãnh đạo ga và họ cho biết sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trung chuyển đến ga Hố Nai (Biên Hòa) nên doanh nghiệp cũng có phần yên tâm. Tuy nhiên, hàng từ Hà Nội vào thì có phần khó khăn hơn và chi phí vận chuyển có thể sẽ tăng thêm”, đại diện Max Sài Gòn nói và cho biết, đang tạm ngưng nhận đơn đặt hàng từ khách bằng đường sắt để tránh chi phí tăng cao. Riêng những đơn hàng đã nhận từ trước thì cũng đã thông báo cho khách hàng thông cảm và nếu những mặt hàng quá cấp bách thì buộc phải chuyển hướng sang vận chuyển bằng đường bộ hoặc biển.

Cũng đã chuẩn bị đầy đủ các phương án để đối phó với các sự cố, đại diện Công ty ITL cho biết, toàn bộ các lô hàng của công ty đang được tập kết ở ga Hố Nai chờ vận chuyển ra miền Bắc. Riêng với những lô hàng mới công ty đang lên nhiều phương án khác nhau nếu đường sắt tê liệt trong thời gian kéo dài.“Đây là sự cố bất khả kháng nên doanh nghiệp cũng thông cảm cho phía đường sắt dù chúng tôi nhận khá nhiều hợp đồng vận chuyển, có những hợp đồng ký cả năm. Để đảm bảo hàng chuyển cho khách tới nơi, công ty sẽ chuyển hàng đi theo đường biển. Chi phí vận chuyển đường biển gần như ngang bằng đường sắt nên cũng không thiệt hại nhiều”, đại diện ITL chia sẻ.

hang hoa duoc tra lai tai ga sai gon. anh: huu cong.

Hàng hóa được trả lại tại Ga Sài Gòn. Ảnh: Hữu Công.

Trao đổi với VnExpress, ông Đỗ Đình Dược, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần vận tải hành khách Sài Gòn cho biết, toàn bộ hàng hóa đi các tỉnh miền Trung và miền Bắc đã phải quay trở lại ga Sóng Thần vì sự cố sập cầu Ghềnh.

“Đã có một khách hàng làm thủ tục xin tháo dỡ hàng hóa để tự chuyên chở đi bằng phương tiện khác. Các trường hợp còn lại, công ty sẽ liên hệ với chủ hàng để thỏa thuận hướng xử lý cụ thể, đồng thời, sẽ tổ chức xe để trung chuyển hàng đến ga Hố Nai và vận chuyển đi theo đúng yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, thời gian cụ thể chưa thể xác định”, ông Dược nói.

Ông cũng cho biết thêm, từ sáng đến chiều 21/3, lãnh đạo ga và ngành đường sắt cũng đã khảo sát xong thực trạng tại các ga tàu và chuẩn bị họp bàn, đưa ra hướng giải quyết trong ngày mai. Riêng một số lô hàng từ ga Hố Nai đi các tỉnh miền Trung và phía Bắc cũng đang được kéo ra tàu để di chuyển theo lộ trình.

Còn tại ga Sài Gòn trong sáng nay (21/3), hàng chục tấn hàng đã xếp lên các toa tàu trước đó thì nay được nhân viên đường sắt bốc dỡ ngược xuống để chủ hàng đến nhận lại. Số lượng hàng vào khoảng 40 tấn, đa phần là quần áo, giày dép, thuốc lá, hàng điện tử... Khi đến nhận hàng, các chủ hàng đều được hoàn tiền lại 100%.

Theo thống kê của ga Sài Gòn, trung bình một ngày có 3-4 đoàn tàu với khoảng 70 toa hàng được vận chuyển từ Nam ra Bắc và miền Trung với tổng trọng lượng gần 2.000 tấn. Cước phí vận chuyển hàng bằng tàu hỏa dao động 1.800-2.000 đồng một kg trên tuyến Sài Gòn-Hà Nội. 


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục