tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh trưa 18-07-2016

  • Cập nhật : 18/07/2016

Nắn dòng vốn tín dụng vào sản xuất

Bên cạnh việc tiếp tục triển khai tích cực chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp, ngành ngân hàng TP.HCM còn chủ động tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp thông qua các buổi gặp gỡ, tiếp xúc, các hội nghị đối thoại… Nhờ đó đã giúp dòng vốn tín dụng chảy vào sản xuất theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

nganh ngan hang tp.hcm se dam bao dap ung tot nhat nhu cau von vay cho doanh nghiep

Ngành ngân hàng TP.HCM sẽ đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn vay cho doanh nghiệp

Tích cực đưa vốn tới DN

Nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai tại Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28-4-2016, Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16-5-2016 của Chính phủ, ngày 28-6, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1355/QĐ-NHNN về Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ và phát triển DN năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020. Theo đó, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng chủ động nghiên cứu, xây dựng các chương trình cho vay với lãi suất hợp lý kết hợp với việc đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục vay vốn, nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay và phù hợp với quy định của pháp luật, nâng cao khả năng thẩm định để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, tạo điều kiện cho DN tiếp cận vốn tín dụng.

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM cho biết, năm 2016, chương trình kết nối Ngân hàng – doanh nghiệp được triển khai theo 3 phương thức: Thực hiện giải ngân gói tín dụng ưu đãi của các ngân hàng thương mại trên địa bàn đăng ký tham gia để cho vay, hỗ trợ DN; tổ chức ký kết cho vay trực tiếp DN theo nhóm ngành, lĩnh vực ưu tiên và ký kết cho vay DN, hộ kinh doanh, cá nhân tại các quận, huyện. Trong đó, việc tổ chức kết nối tại các quận, huyện chủ yếu sẽ do các quận, huyện tự tổ chức. Cụ thể, các quận, huyện cũng chủ động tiến hành khảo sát, tiếp cận và tổng hợp danh sách DN có khó khăn về vốn, có nhu cầu vay vốn gửi về Sở Công Thương và Chi nhánh NHNN TP.HCM để xử lý, giải quyết, chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiếp cận và cho vay. Về phía NHNN chi nhánh TP.HCM, đơn vị sẽ phối hợp với Sở Công Thương và các đầu mối (Ban quản lý KCX-KCN, Khu công nghệ cao, các hiệp hội…) phối hợp tập trung triển khai tổ chức kết nối ngân hàng – doanh nghiệp cấp thành phố theo chuyên đề, lĩnh vực như nông nghiệp nông thôn, DN nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, DN ứng dụng công nghệ cao… Đồng thời, NHNN chi nhánh TP.HCM cũng theo dõi, nắm bắt việc giải ngân gói tín dụng năm 2016 do 16 ngân hàng thương mại đã đăng ký.

 

Trước đó, ngay từ đầu năm, 16 ngân hàng thương mại đã đăng ký tham gia gói tín dụng ưu đãi cho vay các DN trên địa bàn. Trong đó tập trung vào các DN nhỏ và vừa và công nghiệp hỗ trợ của thành phố với tổng số tiền đăng ký là 211.548 tỷ đồng và 15 triệu USD. Đến nay, gói tín dụng này đã giải ngân được trên 93.000 tỷ đồng cho 3.496 khách hàng. Đối với việc ký kết cho vay theo nhóm ngành, lĩnh vực ưu tiên, chi nhánh NHNN TP.HCM đã phối hợp với Sở Công Thương, các đầu mối thực hiện ký kết cho vay 4 đợt với tổng số tiền trên 5.000 tỷ đồng cho 525 khách hàng. Trong số này có 340 tỷ đồng cho vay trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, 1.261 tỷ đồng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn TP.HCM, trên 2.257 tỷ đồng cho vay các DN nhỏ và vừa và trên 1.200 tỷ đồng cho vay các DN trong KCX-KCN.

Như vậy, qua 6 tháng triển khai, số tiền cho vay doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh theo chương trình kết nối ngân hàng – DN đã đạt trên 98.000 tỷ đồng với hơn 4.000 khách hàng được vay vốn, tương đương khoảng 60% so với kết quả của cả năm 2015.

Chủ động tháo gỡ khó khăn cho DN

Bên cạnh việc hỗ trợ vốn và lãi suất, từ đầu năm đến nay NHNN chi nhánh TP.HCM còn chủ động phối hợp tháo gỡ khó khăn cho DN. Theo đó, NHNN chi nhánh TP.HCM phối hợp cùng Sở Công Thương, UBND các quận, huyện nắm bắt, giải quyết các khó khăn cho DN thông qua tiếp nhận và xử lý danh sách các DN có nhu cầu vốn do Sở Công Thương và các đầu mối các nơi gửi đến. Cụ thể, NHNN chi nhánh TP.HCM đã tiếp nhận danh sách 68 DN có nhu cầu vay với tổng số tiền cần vay trên 2.100 tỷ đồng. Trong số này, qua thông tin từ Trung tâm Tín dụng thuộc NHNN, có 12 DN đang có quan hệ tín dụng tại các ngân hàng với dư nợ trên 2.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, qua rà soát, báo cáo từ các ngân hàng thương mại được chỉ đạo tiếp cận, có 4 DN đã được xem xét hỗ trợ; 7 DN đang làm hồ sơ và thẩm định tín dụng; 11 DN không đáp ứng đủ điều kiện vay như phương án vay không khả thi, tình hình tài chính không tốt. Ngoài ra, có 12 DN không liên hệ được do lãnh đạo DN vắng, không tiếp ngân hàng hoặc điện thoại không liên lạc được và 34 DN cho biết không còn nhu cầu vay.

NHNN chi nhánh TP.HCM cũng liên tục trao đổi, phối hợp cùng Sở Công Thương TP.HCM và UBND các quận, huyện trên địa bàn để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện. Cụ thể, lãnh đạo NHNN chi nhánh TP.HCM đã đến tham dự hội nghị do các quận huyện tổ chức, qua đó trao đổi, giải đáp các thắc mắc của DN, từ đó giúp DN hiểu rõ hơn về hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện, đồng thời trực tiếp hỗ trợ giải quyết một vài trường hợp bức xúc của DN, thông qua kết nối trực tiếp giữa DN gặp khó khăn với các ngân hàng tham dự hội nghị. Cùng với đó, NHNN chi nhánh TP.HCM còn phối hợp cùng Sở Công Thương đến làm việc tại một số quận, huyện để trao đổi, tháo gỡ khó khăn trong việc tổ chức chương trình kết nối ngân hàng – DN trên địa bàn quận.

Ông Nguyễn Hoàng Minh cho biết, từ nay đến cuối năm 2016, NHNN chi nhánh TP.HCM sẽ tiếp tục theo dõi, giám sát và kiểm tra việc thực hiện gói tín dụng hỗ trợ do các ngân hàng trên địa bàn đã đưa ra và cam kết hỗ trợ DN trên địa bàn trong năm 2016 với lãi suất ưu đãi. Ông Minh khẳng định, ngành ngân hàng TP.HCM sẽ đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn vay cho DN nói chung và DN nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ nói riêng phát triển sản xuất.(HQ)


Nộp tiền thuế ấn định theo thời hạn nộp thuế của tờ khai

Trước vướng mắc của Cục Hải quan Đồng Tháp trong việc tính thời điểm nộp thuế đối với những tờ khai bị cơ quan Hải quan ấn định thuế, Tổng cục Hải quan vừa có công văn hướng dẫn về vấn đề này.

dn co trach nhiem tu xac dinh thoi han nop tien thue an dinh va tinh tien cham nop tuong ung voi so tien thue da an dinh.

DN có trách nhiệm tự xác định thời hạn nộp tiền thuế ấn định và tính tiền chậm nộp tương ứng với số tiền thuế đã ấn định.

Được biết, Cục Hải quan Đồng Tháp đã thực hiện ấn định thuế đối với trường hợp của Công ty TNHH dịch vụ thương mại sản xuất Phương Ngọc Thúy tự ý tiêu thụ nội địa đối với nguyên phụ liệu còn tồn thuộc các tờ khai NK nguyên phụ liệu để gia công đăng ký sau ngày 1-7-2013.

Tổng cục Hải quan cho biết, theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 42 Thông tư 38/2015/TT-BTC thì: “các tờ khai hải quan đăng ký kể từ ngày 1-7-2013, cơ quan Hải quan ấn định số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp tiền thuế ấn định được áp dụng theo thời hạn nộp thuế của tờ khai đó”.

Theo đó, Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan Đồng Tháp làm việc với Công ty TNHH dịch vụ thương mại sản xuất Phương Ngọc Thúy để thông báo cho Công ty có trách nhiệm tự xác định thời hạn nộp tiền thuế ấn định và tính tiền chậm nộp tương ứng với số tiền thuế đã ấn định.(HQ)


Bắt giữ đối tượng tàng trữ, lưu hành trái phép tiền giả

Chiều ngày 16-7, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành bàn giao đối tượng Lê Thị Nga sinh năm 1964, quê quán xã Ngọc Khê, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa, trú quán tại Quang Hưng, An Lão, Hải Phòng cho Phòng An ninh điều tra công an tỉnh Thanh Hóa tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.

 

Trước đó, sáng 15-7, các trinh sát Đồn Biên phòng cửa khẩu Tén Tằn nhận được tin báo có một đối tượng là phụ nữ dùng tiền có mệnh giá cao để mua thẻ cào điện thoại có giá trị thấp và đổi tiền Việt Nam đồng sang tiền Kíp (Lào) trên khu vực chợ Tén Tằn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa. Bằng những biện pháp nghiệp vụ, đến 10 giờ 30 phút cùng ngày, tại khu 2 thị trấn Mường Lát, tổ tuần tra kiểm soát hành chính Đồn biên phòng cửa khẩu Tén Tằn phối hợp với đội đặc nhiệm Phòng phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP Thanh Hóa bắt quả tang đối tượng trên khi đang sử dụng tiền giả để giao dịch mua hàng hóa.

Qua kiểm tra hành lý đối tượng mang theo, tổ công tác phát hiện có 22.450.000 đồng giả, trong đó có 108 tờ tiền mệnh giá 200 nghìn đồng, 7 tờ mệnh giá 100 nghìn đồng và 3 tờ mệnh giá 50 nghìn đồng. 

Qua đấu tranh bước đầu, đối tượng khai tên là Lê Thị Nga và thừa nhận toàn bộ số tiền trên là tiền giả được đối tượng đưa lên vùng sâu, vùng xa để dễ dàng tiêu thụ.


Miễn xử lý hình sự lãnh đạo Vinaconex vì vi phạm lần đầu !

Người chịu trách nhiệm chính là ông Nguyễn Văn Tuân mắc bệnh hiểm nghèo, sức khỏe yếu nên liên ngành tư pháp T.Ư thấy rằng không cần thiết phải xử lý hình sự đối với các thành viên HĐQT Vinaconex.

Cơ quan tố tụng xác định, ông Phí Thái Bình, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinaconex, nguyên Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội; Nguyễn Văn Tuân - nguyên Tổng giám đốc Vinaconex cùng 3 thành viên HĐQT có dấu hiệu tội phạm nhưng khai báo thành khẩn, phạm tội lần đầu, sức khỏe yếu nên không xem xét trách nhiệm hình sự.

Ngày 15.7, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ án “vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng công ty CP xuất nhập khẩu VN (Vinaconex)”, đồng thời chuyển hồ sơ tới Viện KSND tối cao đề nghị truy tố 9 bị can gồm: Hoàng Thế Trung, nguyên Giám đốc và Nguyễn Văn Khải, nguyên Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sông Đà - Hà Nội (Ban Quản lý dự án); Trương Trần Hiển, nguyên Trưởng phòng Vật tư thiết bị Ban Quản lý dự án; Trần Cao Bằng, nguyên Giám đốc và Vũ Thanh Hải, nguyên Phó giám đốc Công ty CP ống sợi thủy tinh Vinaconex; Đỗ Đình Trì, nguyên Trưởng đoàn tư vấn giám sát của Công ty CP nước và môi trường VN - Bộ Xây dựng (Viwase); Nguyễn Biên Hùng, Hoàng Quốc Thống, Bùi Minh Quân, đều nguyên cán bộ Công ty Viwase.

Trước đó, hồi tháng 11.2015, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã chuyển hồ sơ vụ án sang Viện KSND tối cao. Viện này đã ra cáo trạng truy tố 9 bị can và chuyển hồ sơ sang TAND TP.Hà Nội để xét xử. Đến ngày 31.5.2016, TAND TP.Hà Nội đã ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Kết quả điều tra bổ sung của Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, từ năm 2004, HĐQT Vinaconex lúc đó là các ông: Phí Thái Bình - Chủ tịch, Nguyễn Văn Tuân, Tổng giám đốc, Tô Ngọc Thành, Hoàng Hợp Thương và Vũ Đình Chầm là các ủy viên khi thực hiện vai trò nhiệm vụ của chủ đầu tư cấp nước sông Đà đã không thực hiện đúng quy định pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình, quyết định cho thay đổi vật liệu tuyến ống, đưa vào sử dụng vật liệu composite sợi thủy tinh khi chưa thẩm định; lựa chọn nhà thầu thiếu năng lực và kinh nghiệm, cung cấp sản phẩm cho dự án không đảm bảo chất lượng nên công trình liên tục bị hư hỏng trong quá trình vận hành, khai thác. Cơ quan tố tụng xác định cả 5 người này đã có dấu hiệu của tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 229 bộ luật Hình sự.

Tuy nhiên, trong quá trình điều tra những người này khai báo thành khẩn, hợp tác với cơ quan điều tra để làm rõ bản chất vụ án, có nhân thân tốt, nhiều đóng góp cho ngành xây dựng, vi phạm lần đầu. Việc ra các quyết định trái quy định là muốn công trình nhanh, giá thành rẻ. Mặt khác kết quả điều tra không xác định được động cơ vụ lợi. Người chịu trách nhiệm chính là ông Nguyễn Văn Tuân mắc bệnh hiểm nghèo, sức khỏe yếu nên liên ngành tư pháp T.Ư thấy rằng không cần thiết phải xử lý hình sự đối với các thành viên HĐQT Vinaconex.

Theo kết luận điều tra, từ khi công trình đưa vào sử dụng đến khi khởi tố vụ án (tháng 7.2014) đã có 9 lần vỡ ống và đến thời điểm có kết luận điều tra là 14 lần. Việc tuyến ống không đảm bảo chất lượng buộc doanh nghiệp khai thác dự án phải đầu tư thêm số tiền lớn hơn 1.000 tỉ đồng để khẩn cấp xây dựng thêm tuyến ống mới.

Qua điều tra xác định 14 lần vỡ ống đã có 18 ống cốt sợi thủy tinh bị phá hủy, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp quản lý khai thác dự án sau đầu tư là Công ty CP nước sạch Vinaconex. Số tiền doanh nghiệp đã chi để khắc phục, sửa chữa thay thế các lần vỡ tuyến ống là hơn 13,458 tỉ đồng. Ngoài ra, việc tuyến ống liên tục bị vỡ phải dừng cấp nước sinh hoạt đã gây ảnh hưởng đến 177.000 hộ dân với lượng nước ngừng cấp hơn 1,5 triệu m3, thời gian ngừng cấp là 343 giờ.

Cho đến nay, đường ống nước sông Đà đã bị vỡ đến lần thứ 18, lần gần nhất là ngày 11.7.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục