tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh chiều 17-07-2016

  • Cập nhật : 17/07/2016

Đồng bằng sông Cửu Long: Trăn trở thu hút đầu tư, phát triển bền vững

 Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất lương thực trọng điểm cả nước, hàng năm đóng góp hơn 90% sản lượng gạo xuất khẩu, 70% sản lượng trái cây, gần 70% sản lượng thủy sản xuất khẩu.

nong san la mat hang duoc nhieu nha dau tu quan tam tai dbscl. anh: d.n.

Nông sản là mặt hàng được nhiều nhà đầu tư quan tâm tại ĐBSCL. Ảnh: Đ.N.

Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư vào vùng đất này còn nhiều hạn chế, tỷ lệ vốn đầu tư FDI so với các vùng khác còn thấp nên chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế của vùng.  ĐBSCL cần phải có một chiến lược thu hút đầu tư lớn, có trọng điểm theo hướng phát triển bền vững.

Thu hút FDI còn khiêm tốn

Tại các cuộc hội thảo, diễn dàn được tổ chức từ ngày 11 đến 15-7 trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác kinh tế ĐBSCL 2016- Hậu Giang (Mdec- Hậu Giang 2016), nhiều đại biểu, chuyên gia kinh tế cho rằng, bên cạnh thành tựu đã đạt được, thực trạng kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém và đang đứng trước những nguy cơ, thách thức mới, nhất là trong quá trình hội nhập quốc tế. Tăng trưởng kinh tế thiếu vững chắc, tiềm năng, lợi thế chưa được đầu tư khai thác đúng tầm, hệ thống kết cấu hạ tầng còn hạn chế và thiếu đồng bộ, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, đội ngũ có trình chuyên môn kỹ thuật cao, đặc biệt các ngành khoa học công nghệ còn nhiều bất cập; công tác quy hoạch vùng, ngành, lĩnh vực còn chậm, tính khả thi chưa cao, đặc biệt là chưa có định hướng, kế hoạch cụ thể để chủ động hội nhập quốc tế và phát triển theo hướng chất lượng, bền vững.

Về đầu tư FDI, tính đến năm 2015, ĐBSCL thu hút 1.155 dự án với tổng vốn 16,73 tỷ USD, chỉ chiếm 6% của cả nước, một con số khiêm tốn.  Số doanh nghiệp ĐBSCL đến nay là 53.161 DN. Trong 6 tháng đầu năm 2016, việc thu hút FDI vào ĐBSCL vẫn chưa có sự đột phá nào. Chỉ một số tỉnh như Long An thu hút vốn mới và tăng vốn đạt 349 triệu USD, Cần Thơ 171 triệu USD, Hậu Giang 50 triệu USD, Vĩnh Long 24 triệu USD, các tỉnh khác là những con số khiêm tốn hơn nhiều. Tính đến nay, Long An là địa phương có số vốn FDI còn hiệu lực cao nhất với trên 6,3 tỷ USD, tiếp đó là Kiên Giang trên 2,9 tỷ USD, Hậu Giang 1,4 tỷ USD, Cần Thơ trên 1 tỷ USD… Theo đánh giá của các chuyên gia, FDI vào ĐBSCL không có những ngành nổi bật, chủ yếu là gia công, chế biến, thiếu ngành dẫn dắt, chỉ giải quyết được lao động việc làm, trong khi kỳ vọng của FDI là chuyển giao công nghệ và hỗ trợ DN địa phương tham gia chuỗi giá trị toàn cầu hầu như không có.

Xác định trọng điểm trong thu hút đấu tư

Thời gian qua, các địa phương đã có nhiều nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao chỉ số năng lực Cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và ĐBSCL cải thiện mạnh từ 2010, trung bình có 2-3 tỉnh nằm trong tốp 5, 4 đến 5 tỉnh nằm trong tốp 10. Năm 2015 trong 10 tiêu chí đánh giá tốt nhất của từng chỉ số thì ĐBSCL chiếm đa số với 7 tiêu chí dẫn đầu. Cho thấy chính quyền địa phương chủ động và năng động trong quản lý và điều hành kinh tế. Song, những tồn tại và trở ngại từ nguồn lực lao động, các hạ tầng kỹ thuật và những chính sách riêng biệt cho vùng kinh tế này vẫn chưa được thực hiện để thúc đẩy và tạo điều kiện tốt nhất cho phát triển.

Để việc thu hút đầu tư vào ĐBSCL có bước đột phá mới, hướng đến phát triển bền vững, các đại biểu, chuyên gia kinh tế tham dự Mdec- Hậu Giang 2016 cho rằng ĐBSCL cần xác định trọng tâm trong phát triển của vùng là phát triển nông nghiệp công nghệ cao, hướng đến hội nhập tham gia chuỗi sản xuất nông nghiệp toàn cầu để có kế hoạch thu hút đầu tư một cách bài bản, hệ thống. Bí thư Tỉnh uỷ Hậu Giang Trần Công Chánh cho rằng, ĐBSCL muốn vươn lên và tất yếu sẽ vươn lên. Việc chuẩn bị các điều kiện để hội nhập là cơ sở để phát triển bền vững.Theo ông Chánh, sự “chủ động” còn có ý nghĩa là “hành động”, không thể chậm trễ được nữa, cần tạo chuyển biến đột phá trong việc khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng, của tỉnh. Hơn nữa, nên có các kiến nghị thấu đáo, để Trung ương có chính sách đặc thù, giải quyết được một số bức xúc của ĐBSCL. Để củng cố thêm lòng tin của DN, nhà đầu tư, ông Chánh cũng khẳng định: “Tỉnh Hậu Giang sẽ kiên quyết xử lý nghiêm các hiện tượng “trên trải thảm, dưới rải đinh”, tạo ấn tượng tốt nhất cho nhà đầu tư”.

Ông Võ Hùng Dũng- Giám đốc VCCI Cần Thơ thì cho rằng chưa có chính sách đặc thù riêng cho vùng ĐBSCL, nhất là liên kết vùng. Nhiều năm qua, ĐBSCL còn bị vướng bởi sự hợp tác liên kết trong quá trình đầu tư sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến. Chưa có sự quy hoạch đồng bộ nguồn nguyên liệu tập trung tại một số địa phương, thiếu sự phân bổ cho các tỉnh tập trung sản xuất công nghiệp chế biến, một số địa phương có lợi thế cho giao dịch thương mại, hậu cần (logistics) chưa được phát huy do chưa có mối liên kết cụ thể thông qua những chính sách từ Chính phủ. Điều này dẫn đến 13 tỉnh ĐBSCL đều giống nhau và thậm chí cạnh tranh nhau. Những tồn tại này cần phải giải quyết để việc thu hút đầu tư vào ĐBSCL được thuận lợi, nhanh chóng.

Ngoài ra, một số địa phương cũng cho rằng cần thực hiện cơ chế thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nông nghiệp, trong đó quan tâm đến các chính sách cho các DN đầu tàu, ngành, sản phẩm chủ lực tạo điều kiện dẫn dắt, thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Lựa chọn công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế của từng tỉnh, có khả năng nhân rộng, đảm bảo hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người nông dân.

Phát biểu tại Hội nghị “ĐBSCL chủ động hội nhập và phát triển bền vững” trong khuôn khổ Mdec- Hậu Giang 2016, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ nhấn mạnh, hiện nay, các sản phẩm nông nghiệp đang là thách thức lớn đối với vùng ĐBSCL cũng như cả nước. Cụ thể, 3 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của vùng ĐBSCL là lúa gạo, thủy sản và trái cây. Do đó, các địa phương cần xác định rõ các sản phẩm này có đủ năng lực cạnh tranh ở thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài hay không. Đồng thời, xác dịnh rõ vai trò của nhà nước, DN, nhà khoa học và nông dân. Việc gia nhập cộng đồng ASEAN cũng đang là thách thức và cơ hội để hàng hóa Việt Nam nói chung và khu vực ĐBSCL nói riêng thâm nhập thì trường quốc tế. Tuy nhiên, nếu không chủ động trong việc liên kết, xác định hướng đi cũng như nâng cao năng suất chất lượng hàng hóa, nhất là các mặt hàng nông sản để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như quốc tế, thì Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa quốc tế. Đối với việc thu hút đầu tư khu nông nghiệp công nghệ cao, Phó Thủ tướng lưu ý phải hết sức cân nhắc các vấn đề  giống, công nghệ sinh học, đây là lĩnh vực khó thu hút đầu tư... để có chương trình, biện pháp phù hợp.(BĐT)


Hải quan Bình Phước: Thu ngân sách đạt gần 60%

Theo Cục Hải quan Bình Phước, tính đến ngày 30-6, tổng số thu ngân sách tại đơn vị đạt 134 tỷ đồng, đạt 59,56% so với chỉ tiêu Bộ Tài chính giao (225 tỷ), đạt 55,84% chỉ tiêu HĐND tỉnh Bình Phước giao (240 tỷ) và đạt 50,57% chỉ tiêu phấn đấu của Tổng cục Hải quan giao (265 tỷ), tăng 23,44% so với cùng kỳ năm 2015. 

doanh nghiep lam thu tuc tai cuc hai quan binh phuoc. anh: nguyen hue

Doanh nghiệp làm thủ tục tại Cục Hải quan Bình Phước. Ảnh: Nguyễn Huế

Đạt được kết quả này, theo Cục Hải quan Bình Phước, là do các Chi cục đã thực hiện tốt công tác thu hút doanh nghiệp về làm thủ tục, bên cạnh đó có một số doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất.

Nhờ làm tốt công tác thu hút doanh nghiệp về làm thủ tục tại các Chi cục, trong 6 tháng đầu năm 2016, số lượng DN, kim ngạch và tờ khai xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Bình Phước đều tăng so với cùng kì năm 2015. Trong đó, số DN làm thủ tục là 330 doanh nghiệp, tăng 71 doanh nghiệp; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 997 triệu USD, tăng 123 triệu USD; tờ khai xuất nhập khẩu đạt 22.878 tờ khai, tăng 4.018 tờ khai, so với cùng kì năm 2015.

Cục Hải quan Bình Phước cho biết,  trong năm 2016, số thuế thu được tại đơn vị chủ yếu từ một số mặt hàng như máy móc thiết bị và nguyên liệu sản xuất. Trong đó, mặt hàng máy móc thiết bị vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu của toàn Cục. Bên cạnh đó, các công ty trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các công ty hoạt động trong lĩnh vực gia công, sản xuất xuất khẩu, do đó nguồn thu từ các mặt hàng nhập về làm nguyên liệu sản xuất chiếm đáng kể.

Theo Cục Hải quan Bình Phước, số thu trong năm 2016 dự kiến sẽ tiếp tục duy trì ổn định do các doanh nghiệp trên địa bàn vẫn đang trên đà sản xuất. Số thu thuế GTGT chiếm phần lớn trong cơ cấu số thu nộp ngân sách phát sinh chủ yếu là do các doanh nghiệp nhập khẩu máy móc thiết bị thay thế, nguyên liệu, vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được trực tiếp phục vụ sản xuất...(HQ)


Kiểm chặt hàng xuất vào khu phi thuế quan chặn gian lận hoàn thuế

Tổng cục Hải quan vừa yêu cầu các Cục Hải quan Hà Tĩnh, Quảng Trị thực hiện các biệp pháp để tăng cường quản lý hàng hóa xuất khẩu vào khu phi thuế quan, nhằm ngăn chặn hành vi quay vòng, thẩm lậu hàng hóa từ trong khu phi thuế quan vào nội địa để lợi dụng chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT).
 

tang vat tivi tcl tham lau tu khu thuong mai lao bao ve noi dia.(anh: doi kiem soat hai quan quang tri cung cap)

Tang vật tivi TCL thẩm lậu từ Khu thương mại Lao Bảo về nội địa.(Ảnh: Đội Kiểm soát Hải quan Quảng Trị cung cấp)

Theo đó, Tổng cục Hải quan yêu cầu bên cạnh việc thực hiện thủ tục hải quan theo quy định hiện hành và hướng dẫn tại Thông tư 109/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu, Cục Hải quan Hà Tĩnh, Quảng Trị cần tăng cường các biện pháp quản lý hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu.

Phối hợp với Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan để kịp thời ngăn chặn hành vi thẩm laaij hàng hóa từ khu phi thuế quan vào nội địa nhằm quay vòng, lợi dụng chính sách hoàn thuế GTGT để gian lận thuế; tập trung kiểm tra, kiểm soát để kịp thời phát hiện hành vi thẩm lậu đối với các mặt hàng có khả năng gian lận cao như những mặt hàng có tính chất nhỏ gọn, dễ vận chuyển như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, khóa điện tử…

Đồng thời phối hợp với Cục Thuế địa phương và các đơn vị chức năng khác để kịp thời ngăn chặn hành vi thẩm lậu hoặc gian lận thương mại để hoàn thuế GTGT.

Thực hiện thanh tra chuyên ngành nhằm kịp thời phát hiện hành vi thẩm lậu, quay vòng hàng hóa vào nội địa đối với các doanh nghiệp trong khu phi thuế quan có kim ngạch nhập khẩu từ nội địa lớn, hàng hóa nhập khẩu có khả năng gian lận cao.(HQ)


Tăng cường giám sát công tác hoàn thuế giá trị gia tăng

Thông qua công tác giám sát, ngành Thuế đã phát hiện 556 hồ sơ (tương ứng với số tiền gần 3,5 nghìn tỷ đồng) không đủ điều kiện hoàn thuế GTGT.

nganh thue tang cuong ke khai, ke toan thue va hoan thue gia tri gia tang. anh hong van.

Ngành Thuế tăng cường kê khai, kế toán thuế và hoàn thuế gía trị gia tăng. Ảnh Hồng Vân.

Theo thống kê của Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính, từ đầu năm đến ngày 25-6-2016, cơ quan thuế các cấp đã thực hiện chi 54.370 tỷ đồng, sau khi trừ đi số đã chi hoàn thuế trong năm 2015 từ ứng trước dự toán 2016 là 7.556 tỷ đồng thì số đã chi hoàn năm 2016 là 46.814 tỷ đồng.

Cụ thể: Chi cho các Quyết định hoàn đã ban hành trong năm 2015 nhưng do hết dự toán là 6.780 tỷ đồng; Chi cho các Quyết định hoàn thuế đã ban hành năm 2016 là 40.034 tỷ đồng. 

Ngành Thuế đã thực hiện thanh tra, kiểm tra sau đối với hơn 2.000 hồ sơ hoàn thuế GTGT (tương ứng với số tiền đã hoàn là hơn 10.000 tỷ đồng), qua đó, thu hồi hoàn và xử phạt trên 130 tỷ đồng. 

Đáng chú ý, thông qua công tác giám sát, ngành Thuế đã phát hiện 556 hồ sơ (tương ứng với số tiền gần 3,5 nghìn tỷ đồng) không đủ điều kiện hoàn thuế GTGT.

Ông Phi Vân Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục  Thuế cho biết, thực hiện quản lý, giám sát chặt chẽ công tác hoàn thuế giá trị GTGT, một mặt giúp tạo nguồn lực, hỗ trợ doanh nghiệp, mặt khác đảm bảo theo đúng chỉ đạo của Bộ Tài chính, góp phần quan trọng giúp Bộ Tài chính, Chính phủ chủ động trong việc điều hành ngân quỹ, từ đó chủ động điều hành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung. 


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục