tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh trưa 10-04-2016

  • Cập nhật : 10/04/2016

Viwasupco giao công ty mẹ làm nhà thầu đường ống nước Sông Đà 2

Tổng công ty Vinaconex được lựa chọn làm nhà thầu thực hiện dự án đường ống cấp nước Sông Đà giai đoạn 2. 
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Tại Đại hội cổ đông thường niên của Công ty cổ phần Nước sạch Vinaconex (Viwasupco), 100% cổ đông đã thông qua việc cho phép Tổng công ty Vinaconex làm nhà thầu thực hiện dự án Hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông (dự án cấp nước sạch Sông Đà giai đoạn 2). Đại hội cũng nhấn mạnh, nhà thầu Vinaconex phải đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, dự toán theo kế hoạch ngân sách.
Tổng công ty Vinaconex là công ty mẹ của Viwasupco. Trước đây, tiền thân của Viwasupco là Ban chuẩn bị sản xuất Nhà máy nước Vinaconex được thành lập năm 2006. Đầu năm 2009, Vinaconex ra Quyết định thành lập Công ty TNHH Một thành viên Nước sạch Vinaconex và cuối năm đó, doanh nghiệp này đổi tên thành Công ty cổ phần Nước sạch Vinaconex (Viwasupco).
Khi làm nhà thầu cho dự án nước Sông Đà số 2, Vinaconex sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm trong lựa chọn nhà thầu phụ cho các gói thầu từ thiết kế cho đến cung cấp vật liệu. Tuy nhiên, việc lựa chọn nhà thầu phụ sẽ không phải thông qua hình thức đấu thầu như trước đây.
Liên quan đến dự án này, vừa qua khi chọn nhà thầu Trung Quốc cung cấp thiết bị Dự án Đường nước sạch sông Đà giai đoạn 2, Viwasupco đã gặp phải sự phản đối từ dư luận do đơn vị trúng thầu là Công ty Xinxing có nhiều tai tiếng. Ngày 6/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chấp thuận việc dừng ký kết hợp đồng với nhà thầu này.
Giai đoạn 2 của dự án có tổng vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng, công suất 600.000 m3 một ngày. Giai đoạn một của tuyến đường ống nước Sông Đà được đưa vào hoạt động từ năm 2008 với công suất 300.000 m3 nước mỗi ngày đêm. Trong đó, từ năm 2012 đến nay, đường ống nước đã 17 lần vỡ hoặc gặp sự cố, lần gần đây nhất vào 31/12/2015 gây ảnh hưởng đến 70.000 hộ dân ở Hà Nội.

Còn cả nghìn xe điện 4 bánh chưa đăng kiểm

Mặc dù xe điện 4 bánh đã và đang mang lại hiệu quả tại một số địa phương về vận tải hành khách du lịch, song có tới gần 90% số xe vẫn đang hoạt động “chui” vì chưa thể đăng ký, đăng kiểm, do rào cản về hành lang pháp lý. Còn các cơ quan chức năng thì đang phải “loay hoay” để quản lý chặt loại xe này.
xe dien 4 banh hoat dong tai hue. anh: ho cau - ttxvn

Xe điện 4 bánh hoạt động tại Huế. Ảnh: Hồ Cầu - TTXVN

Hoạt động “chui”
Theo Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) Trần Bảo Ngọc, cả nước hiện có 10 tỉnh, thành là: Hà Nội, Lào Cai, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu được Chính phủ đồng ý về nguyên tắc cho phép thí điểm hoạt động xe điện 4 bánh để chở khách du lịch trong nội đô, với khoảng 1.300 chiếc của 40 doanh nghiệp.
Sau gần 4 năm thí điểm hoạt động, phương tiện này đang đem lại hiệu quả trong việc thu hút du khách tham quan tại các địa phương vì ít gây ô nhiễm, thay thế được các loại phương tiện như: Xe ngựa, xe ôm, xe đạp, xích lô... Bên cạnh đó, xe điện 4 bánh có tốc độ di chuyển thấp, đảm bảo an toàn khi lưu thông nên đến nay chưa xảy ra vụ tai nạn nào liên quan đến loại xe này.
Tuy nhiên, do phương tiện này chưa được quy định trong Luật Giao thông đường bộ nên hiện nay việc thực hiện thủ tục đăng ký, cấp biển số, đăng kiểm an toàn kỹ thuật, áp biểu tính các loại thuế, phí cầu đường, biểu tính thu tiền quỹ bảo trì đường bộ... đều gặp khó khăn cho cả doanh nghiệp và cơ quan chức năng.
Ông Nguyễn Hữu Trí, Cục phó Cục Đăng kiểm thừa nhận: Trong số 1.300 xe điện được nhập khẩu đang hoạt động tại Việt Nam, hiện mới có 176 xe được đăng kiểm, chiếm 13,5%. Số xe còn lại đang hoạt động “chui”. Còn thống kê của Cục Cảnh sát giao thông thì số lượng xe đang nằm ngoài vùng quản lý, không đủ giấy tờ đăng ký, đăng kiểm còn nhiều hơn con số này, vì không có nguồn gốc hồ sơ giấy tờ, thuế, nên nhiều doanh nghiệp không đến cơ quan công an đăng ký... 
Trao đổi vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết: Hiện xe điện 4 bánh hoạt động do chính quyền địa phương quy định. Có địa phương quản lý rất tốt và cũng có địa phương quản lý chưa tốt. Số lượng xe hiện nay có thể tăng đột biến, phát sinh tự phát, xe chạy theo quy hoạch luồng tuyến thì lại để chạy ra ngoài, gây bức xúc dư luận. Hiện nay, Bộ Công an đã ban hành Thông tư 15, Bộ GTVT có Thông tư 86 quy định quản lý, nhưng chỉ mang tính chất tạm thời, chưa chặt chẽ.
Hoàn thiện hành lang pháp lý
Đại diện Công ty Điện tử tin học viễn thông (Hải Phòng), doanh nghiệp có 50 đầu xe hoạt động ở khu du lịch Đồ Sơn, Cát Bà, Hải Phòng cho biết: Thông tư 86/2014/TT - BGTVT của Bộ GTVT quy định điều kiện đối với xe chở người 4 bánh có gắn động cơ và người điều khiển tham gia giao thông trong phạm vi hạn chế thì doanh nghiệp phải có giấy tờ nguồn gốc chứng nhận đăng kiểm. Nhưng trước khi có thông tư này, do chưa có quy trình tiêu chuẩn chất lượng cho xe điện 4 bánh nên các nhà sản xuất chưa có giấy chứng nhận đăng kiểm. Vì vậy, doanh nghiệp kinh doanh vận tải sẽ gặp nhiều khó khăn nếu cơ quan chức năng yêu cầu.
Phó giám đốc Sở GTVT Thanh Hóa Vương Quốc Tuấn chia sẻ: Thị xã Sầm Sơn có hơn 400 xe điện 4 bánh hoạt động, nhưng tất cả vẫn chưa có đăng ký, đăng kiểm đúng luật. Các xe này đều sản xuất trong nước, chỉ có giấy chứng nhận xuất xưởng của cơ sở sản xuất, có giấy chứng nhận sản xuất thí điểm. Do không có giấy chứng nhận đăng kiểm của Cục Đăng kiểm, nên không làm được thủ tục đăng ký. Mặc dù, thị xã Sầm Sơn đã chủ động nộp thuế với cơ quan quản lý thuế, nhưng vẫn không đăng kiểm được theo Thông tư 86... 
“Hiện nay, các doanh nghiệp du lịch rất muốn đăng ký, đăng kiểm và gửi văn bản đến Cục Đăng kiểm Việt Nam đề nghị có hướng dẫn cụ thể để đăng kiểm và đưa ra giải pháp trước mắt là chưa đăng ký được thì theo đánh số thứ tự trên xe vẫn cho đăng ký theo Thông tư 86, để quản lý hoạt động trong phạm vi hẹp”, ông Tuấn cho biết.
Trước thực tế trên, hiện nay nhiều cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp cũng đề nghị Bộ GTVT và các cơ quan liên quan sớm hoàn thiện và ban hành quy định quản lý hoạt động về quản lý đăng ký, đăng kiểm. Đồng thời đề xuất Chính phủ nên có cơ chế riêng để hợp thức hóa số lượng xe điện 4 bánh trên được đăng ký, đăng kiểm để quản lý chặt chẽ hơn.
Theo Thứ trưởng Lê Đình Thọ, Sở GTVT 10 địa phương trên đang rà soát số lượng xe hiện có, đề xuất các giải pháp quản lý, để Bộ GTVT tổng hợp, bổ sung vào Nghị định 86/CP về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô sát với thực tiễn, không trở thành rào cản. Dự kiến, trong 2 tháng tới sẽ hoàn chỉnh văn bản quy phạm pháp luật quản lý phương tiện này. 
“Thủ tục đăng ký, đăng kiểm xe điện 4 bánh phải phân tích ra thiếu đủ cái gì để kiến nghị giải pháp, tránh trường hợp thất thoát thuế của Nhà nước, nhưng cũng tạo điều kiện cho đăng ký, đăng kiểm. Thuế chưa đóng thì hồi tố lại ở mức nào đó, đăng kiểm xác nhận về an toàn kỹ thuật môi trường rồi đem đi đăng ký, cấp biển”, Thứ trưởng Lê Đình Thọ khẳng định.

Quân đội Trung Quốc định đưa trái phép dân thường ra Hoàng Sa

Tờ báo chính thức của quân đội Trung Quốc ngang nhiên tổ chức sự kiện nhằm đưa trái phép dân thường ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông. 
dao phu lam nhin tu tren cao. anh: people's daily

Đảo Phú Lâm nhìn từ trên cao. Ảnh: People's Daily

Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) hôm 7/4 ngang nhiên thông báo về việc cho ba độc giả trên tờ báo chính thức đi cùng hải quân ra quần đảo Hoàng Sa trong tháng này. 

Theo đó, các độc giả của báo quân đội muốn ra Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam, phải đăng bình luận về quần đảo trên ứng dụng điện thoại di động của PLA Daily hoặc trên tài khoản mạng xã hội Wechat hoặc Weibo của báo. 

Một đại diện của PLA Daily hôm qua cho Straits Times biết ba người sẽ được chọn tham gia hành trình dài ba ngày, đi trên tàu hải quân từ khu nghỉ dưỡng Sanya, phía nam đảo Hải Nam. 

Ba người này sẽ tới trái phép một số đảo ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, trong đó có đảo Phú Lâm. Các phóng viên hãng Xinhua, CCTV và People's Daily cũng sẽ tham gia hành trình. Khoảng 400 người đã hồi đáp trên ứng dụng điện thoại di động sau một ngày. 

Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1974 và thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" trên đảo Phú Lâm từ tháng 7/2012. Báo chí Trung Quốc cho rằng có khoảng 1.000 người đang cư ngụ trên đảo, và cứ 4 người trên đảo thì có ba người là binh sĩ. Trung Quốc có thể đã đưa tên lửa đất đối không, pháo phòng không, chiến đấu cơ trái phép lên đảo Phú Lâm.

Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. "Mọi hoạt động của các bên tại các khu vực này mà không có sự chấp thuận của Việt Nam đều bất hợp pháp", Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố.


Ủy ban Y tế thượng viện California cho phép người Việt bán bánh chưng

Dự luật SB 969 về việc cho phép bán bánh chưng, bánh tét hợp pháp của Thượng nghị sĩ gốc Việt Janet Nguyễn đã được Ủy ban Y tế Thượng viện California, Mỹ, đồng thuận thông qua. 
nguoi viet o little saigon thi goi banh chung, banh tet don tet. anh: tuy can

Người Việt ở Little Saigon thi gói bánh chưng, bánh tét đón Tết. Ảnh: Tuy Can

Theo thông cáo trên trang web của bà Janet, hôm 6/4, buổi điều trần về dự luật SB 969 đã diễn ra tại Ủy ban Y tế Thượng viện California với sự tham gia của ủy viên hội đồng thành phố Garden Grove Phát Bùi, ủy viên hội đồng thành phố San Jose Tâm Nguyễn và luật sư Jenny Đỗ, chủ tịch Quỹ Những người bạn của Huế. Hàng chục người dân trong cộng đồng gốc Việt ở California cũng có mặt để bày tỏ sự ủng hộ với dự luật này.

Việc SB 969 được Ủy ban Y tế Thượng viện California thông qua là bước đi quan trọng đầu tiên giúp dự luật trở thành luật trong năm nay.

"Tôi rất vui mừng trước sự ủng hộ mà SB 969 nhận được từ cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở California và các đồng nghiệp của tôi tại Ủy ban Y tế Thượng viện", bà Janet nói. "Trong khi chờ SB 969 được cơ quan lập pháp thông qua, tôi hy vọng dự luật sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ cần thiết và vào dịp Tết năm sau, chúng ta sẽ có thể mua những loại bánh truyền thống của mình ở nhiệt độ phòng".

Hiện nay, nếu bày bán bánh chưng, bánh tét ở ngoài, người bán có thể bị Cơ Quan Y Tế Vệ Sinh xử phạt. Luật California quy định thực phẩm chứa các thành phần dễ hỏng phải được đông lạnh để ngăn chặn vi khuẩn phát triển nhưng điều này gây khó khăn cho cộng đồng Việt Nam bởi bánh chưng, bánh tét thường phải mất nhiều giờ mới chín và được ăn nóng. Nếu bị đông lạnh, bánh sẽ mất ngon.Dự luật SB 969 đề xuất quốc hội cho phép bánh chưng, bánh tét được bày bán quanh năm với điều kiện bảo quản ở nhiệt độ phòng bình thường trong vòng 24 giờ và phải được dán nhãn chú thích rõ thành phần bên trong cùng hướng dẫn sử dụng.

thuong nghi si janet nguyen. anh: ap

Thượng nghị sĩ Janet Nguyễn. Ảnh: AP

"Hiện chúng ta có thể mua những loại bánh này nhưng chúng không được bán ở nhiệt độ phòng theo cách mà tổ tiên chúng ta đã tiêu thụ chúng hàng thế kỷ. Tôi cảm ơn những nỗ lực của thượng nghị sĩ để chỉnh sửa một điều luật khiếm khuyết cản trở chúng ta gìn giữ truyền thống của mình", ông Tâm Nguyễn nói.

SB 969 hiện nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng và được thượng nghị sĩ Bob Huff, dân biểu Young Kim, dân biểu Ling Ling Chang và dân biểu Kevin McCarty đồng bảo trợ.

Dự luật sẽ được chuyển lên Ủy ban Chuẩn y Thượng viện để bỏ phiếu. Nếu được chấp thuận và được thống đốc bang ký thông qua, SB 969 sẽ đi vào hiệu lực từ ngày 1/1/2017. 


Malaysia đuổi bắt tàu Việt Nam chở hàng trăm kg hải sản

Hai tàu cùng 23 ngư dân Việt Nam sáng sớm nay bị Malaysia đuổi bắt và tịch thu hàng trăm kg cá, mực với cáo buộc đánh bắt trái phép. 
cac ngu dan viet nam bi malaysia dau ngay hom nay. anh: new straits times

Các ngư dân Việt Nam bị Malaysia đầu ngày hôm nay. Ảnh: New Straits Times

New Straits Times dẫn lời giám đốc khu vực phía đông của Cơ quan Thực thi Hàng hải Malaysia (MMEA) Khoo Teng Chuan cho hay, trong vụ việc thứ nhất, 7 ngư dân Việt bị bắt gần vùng biển ngoài khơi hai bang Pahang và Terengganu vào 5h30.

Trước đó hai giờ, máy bay tuần tra của MMEA lần đầu phát hiện tàu trên. 

"Tàu cá nước ngoài này đã nhanh chóng tháo chạy khi bị tiếp cận nhưng MMEA đã truy đuổi khoảng 10 hải lý trước khi bắt giữ tàu", ông Khoo nói.

Theo ông này, các ngư dân không có bất kỳ giấy tờ nào. Lực lượng chức năng Malaysia đã tịch thu 300 kg cá và mực, trong khi các ngư dân bị đưa vào bờ. 

Cùng ngày, lúc 9h10, MMEA tạm giữ một tàu cá khác cùng 16 người Việt. Họ bị cáo buộc chở lậu 150 kg mực. 

Cả hai tàu được cho là đang trên đường quay về Việt Nam cùng số hải sản đánh bắt được.

MMEA đang tăng cường các cuộc tuần tra và kiểm tra các tàu nước ngoài mà họ cho là xâm phạm vùng biển của Malaysia trên Biển Đông. 

Hôm 7/4, Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng Malaysia Datuk Seri Dr Shahidan Kassim cho hay theo số liệu thống kê, MMEA đã tiến hành 273 vụ bắt giữ kể từ năm 2010 đến tháng hai năm nay, trong đó có 252 vụ là tàu cá Việt Nam.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục