tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh chiều 08-07-2016

  • Cập nhật : 08/07/2016

Thị trường bất động sản cao cấp: Luôn chiếm lĩnh ngôi vua

Với sự hội tụ của các ưu điểm đắt giá như vị trí trung tâm, phong cách sống thượng lưu, nội thất sang trọng hiện đại, tiện ích hoàn hảo, những dự án căn hộ cao cấp luôn dành được sự quan tâm đặc biệt nhất từ thị trường.

Suốt từ Quý I-2015 đến nay, cùng với những tín hiệu tích cực trên toàn thị trường, phân khúc căn hộ cao cấp luôn là “miếng bánh” hấp dẫn nhất, thu hút sự quan tâm của đa số khách hàng và nhà đầu tư. 

Phong độ chỉ là nhất thời

Các nghiên cứu về thị trường bất động sản đã chỉ ra rằng, sự phát triển của ngành bất động sản có mối tương quan mật thiết đối với sự tăng trưởng tín dụng dành cho ngành.

Chính vì vậy, trong giai đoạn 2009-2013, do tác động của các biện pháp kiềm chế lạm phát, thắt chặt tín dụng nhằm ổn định tình hình kinh tế vĩ mô từ Chính phủ, thị trường căn hộ cao cấp nói riêng và thị trường bất động sản nói chung trở nên ảm đạm với số lượng giao dịch sút giảm.

Tuy nhiên, trong 2 năm 2014 và 2015, thị trường khởi sắc hơn với nhiều dấu hiệu tích cực. Đáng chú ý, số lượng giao dịch bắt đầu tăng mạnh trở lại trong đó các dự án cao cấp cũng chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số giao dịch thành công.

Đẳng cấp là mãi mãi

Khi các vấn đề về kinh tế vĩ mô được giải quyết, các kênh tín dụng được thông thoáng, sự nóng lên của phân khúc bất động sản cao cấp cũng là điều dễ hiểu. Với những lợi điểm bán hàng như vị trí đẹp, cộng đồng đẳng cấp, nhiều tiện ích dịch vụ chất lượng cao, các sản phẩm thuộc phân khúc này luôn được thị trường ưu tiên ưa chuộng so với các loại sản phẩm khác.

Hàng loạt các dự án bất động sản cao cấp mở bán trong thời gian qua được giới đầu tư săn đón là minh chứng rõ nét nhất cho nhận định trên. Nằm tại khu trung tâm của Hà Nội, nơi được cho là vị trí “vàng” hiếm có tại khu vực thủ đô, Vinhomes Nguyễn Chí Thanh hết hàng trong vòng chỉ 2 tuần sau khi mở bán.

Vinhomes Nguyễn Chí Thanh được bàn giao từ cuối năm ngoái, còn các dự án khác tại khu vực Núi Trúc, Ngọc Khánh… được bàn giao từ nhiều năm trước đó. Tuy nhiên điều đáng chú ý là: cho tới nay, thị trường thứ cấp các dự án này vẫn sôi động hoạt động mua đi bán lại. Có căn hộ cao cấp ở đây, chủ sở hữu dễ dàng “sang tên đổi chủ” sinh lời; nếu cho thuê thì lúc nào cũng đắt khách và được giá.   

Theo báo cáo mới nhất của Savills Việt Nam, Quý II năm 2016 ghi nhận sự gia tăng của nguồn cung sơ cấp và thứ cấp đều ở mức 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường đón nhận 10 dự án đang bán và 16 dự án mới chuẩn bị ra hàng, với tổng số căn hộ lên tới 6,700 căn. Khối lượng giao dịch cũng tăng 30% theo năm và tỷ lệ hấp thụ đạt 35%, tăng 3 điểm % theo năm.

Sự chuyển dịch trong nhu cầu

Tuy nhiên qua nhiều năm, cùng với sự phát triển của thị trường căn hộ cao cấp, nhu cầu của khách hàng cũng càng ngày càng trở nên “tinh tế” hơn. Nếu như trước đây, người mua căn hộ cao cấp chỉ quan tâm đến thiết kế tòa nhà, thiết kế căn hộ, phong cách nội thất và tên tuổi chủ đầu tư thì giờ đây, nhóm khách hạng sang này đặt nhiều quan tâm đến dịch vụ vận hành, tiện ích đi cùng và cộng đồng cư dân cùng sinh sống.

“Cuộc sống bây giờ thì nhà nào biết nhà nấy nhưng tôi vẫn muốn hàng xóm láng giềng đều là những người như tôi. Ban quản lý có vận hành chuyên nghiệp đến mấy mà cư dân không giữ gìn thì khu căn hộ ban đầu dù cao cấp cỡ nào, về sau cũng có thể bị xuống cấp. Khi ấy căn hộ của tôi mất giá trị. Căn hộ không phải là nơi “chui ra chui vào”, căn hộ bây giờ còn thể hiện đẳng cấp chủ nhân”, anh Vũ Trí Vương, một khách hàng chia sẻ.

Người có thu nhập cao và có nhu cầu về cuộc sống thể hiện đẳng cấp hiện nay không phải là hiếm ở Việt Nam khi số người thuộc tầng lớp trung lưu ngày một gia tăng. Nhu cầu sở hữu căn hộ cao cấp thực chất vẫn nhiều nhưng nguồn cung căn hộ cao cấp không ít, chính vì thế lớp khách hàng này vẫn “gạn đục khơi trong” để tìm cho kỳ được nơi sống ưng ý.

“Lô đất vàng” ở Liễu Giai

Trong bối cảnh trên, thị trường bất động sản cao cấp lại ngày càng trở nên nóng hơn bao giờ hết với hàng loạt thông tin về các dự án sắp ra mắt. Trong số đó, với uy tín thương hiệu Vinhomes và vị trí “trung tâm của trung tâm” - người Hà Nội không ai không biết, thì các thông tin đầu tiên về dự án Vinhomes Metropolis (29 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội) dù mới chỉ được rò rỉ ra cũng đã đủ sức “làm sôi sục” thị trường.

Tọa lạc ở 29 Liễu Giai (quận Ba Đình) Vinhomes Metropolis có vị trí cực kỳ đắc địa tại trung tâm chính trị ngoại giao của Hà Nội, xung quanh là cụm các đại sứ quán, ngoại giao đoàn cùng một số cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại, giải trí, khách sạn hạng sang.

Riêng điều này đã xác định giá trị của Vinhomes Metropolis, bởi bao quanh khu phức hợp này là cộng đồng cư dân có dân trí cao, đảm bảo an ninh. Vinhomes Metropolis nhìn ra 4 hồ lớn của thành phố: hồ Thủ Lệ, hồ Tây, hồ Ngọc Khánh, hồ Giảng Võ - những ‘lá phổi’ xanh của thủ đô, nhờ đó hứa hẹn mang lại môi trường sống khác biệt cho cư dân ngay giữa trung tâm phố phường sôi động.

vinhomes metropolis nam tren truc duong lieu giai – con duong dep nhat thu do

Vinhomes Metropolis nằm trên trục đường Liễu Giai – con đường đẹp nhất thủ đô

Vinhomes Metropolis xây dựng theo phong cách kiến trúc hiện đại. Tổ hợp này bao gồm 2 tòa tháp văn phòng, trung tâm thương mại vui chơi giải trí Vincom, trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở Vinschool và 3 tòa tháp căn hộ sang trọng với đầy đủ tiện ích đi cùng cảnh quan sáng tạo.

Kiến trúc và cảnh quan đều do Atkins, đơn vị tư vấn thiết kế hàng đầu thế giới đảm trách. Rõ ràng, Vingroup cũng “chọn mặt gửi vàng” để đảm bảo công trình dựng lên phải xứng tầm với vị trí đắc địa bậc nhất Hà thành của dự án. Tầng 4, không gian liên thông của cả 3 tháp căn hộ, là không gian riêng bao gồm hơn ba mươi tiện ích chuyên biệt cho cộng đồng cư dân, đi cùng tiểu cảnh “vườn nổi” trên mặt nước xanh mát.  

Dự án cung cấp hơn 1.000 căn hộ cho thị trường với tiêu chuẩn bàn giao chất lượng, nội thất của hãng Duravit và Hansgrohe cùng với điều hòa trung tâm ở tất cả các căn hộ và hệ kính hộp Low-E bên ngoài tòa nhà. Ở đẳng cấp này, Vinhomes Metropolis sẽ “chọn lọc” chủ nhân. Nơi đây sẽ là nơi cư ngụ của cộng đồng cư dân văn minh, cấp tiến.  (TT)


Vốn FDI “rót” vào nông nghiệp tăng trên 86%

Theo Bộ NN&PTNT: Nửa đầu năm, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản là 53,1 triệu USD với 8 dự án cấp mới và 8 dự án tăng vốn, tăng 86,5% về vốn đầu tư và 62,5% về số dự án so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù có mức tăng trưởng khá khả quan trong 6 tháng qua, tuy nhiên, đại diện Bộ NN&PTNT đánh giá: Đầu tư FDI vào ngành vẫn khá khiêm tốn (chỉ chiếm 1,2% tổng vốn đầu tư và 0,052% tổng số dự án FDI vào Việt Nam).

Các lĩnh vực thu hút FDI chủ yếu là trồng trọt, thủy sản và chế biến nông, lâm sản. Hiện nay, Bộ NN&PTNT đang nghiên cứu, kiến nghị Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đẩy mạnh thu hút đầu tư FDI vào nông nghiệp, nông thôn.


Một số lưu ý khi xây dựng dự toán NSNN năm 2017

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 91/2016/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước năm 2017.

Trong Thông tư, Bộ Tài chính lưu ý thêm một số nội dung đặc biệt khi xây dựng dự toán NSNN năm 2017.

Trước hết, từ năm 2017, nhiệm vụ chi đặc biệt, chi trợ giá sẽ được bố trí trong các lĩnh vực chi ngân sách tương ứng, không còn là lĩnh vực chi riêng. Do đó, các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương có nhiệm vụ chi thuộc hai lĩnh vực này lập dự toán chi tiết và kèm theo thuyết minh cụ thể để Bộ Tài chính có cơ sở tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.

Bên cạnh đó, việc lập dự toán chi đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và thuyết minh cụ thể các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng; nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ, cấp cơ sở và hoạt động phục vụ quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của cơ quan có thẩm quyền; các nhiệm vụ không thường xuyên khác của tổ chức khoa học và công nghệ được lập dự toán.

Về chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, Bộ Tài chính lưu ý việc thuyết minh cơ sở xây dựng dự toán chi thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, chính sách phụ cấp thâm niên ngành giáo dục, chính sách ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn,...

Trong vấn đề chi sự nghiệp y tế, Bộ Tài chính đề nghị thuyết minh cụ thể cơ sở tính toán nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án giảm quá tải bệnh viện năm 2017 theo từng dự án, nhiệm vụ và các nguồn kinh phí để thực hiện; nhu cầu kinh phí NSNN phải đảm bảo chi trả tiền lương, chế độ phụ cấp đặc thù chưa kết cấu vào giá dịch vụ y tế, chế độ phụ cấp chống dịch theo quy định; dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm nghiệm, xử lý tiêu hủy thực phẩm không an toàn, kinh phí thanh tra, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm;...

Chi sự nghiệp kinh tế phải được xây dựng trên cơ sở khối lượng nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao và chế độ, định mức chi ngân sách quy định; tập trung bố trí chi cho những nhiệm vụ quan trọng như duy tu bảo dưỡng hệ thống hạ tầng kinh tế trọng yếu (giao thông, thủy lợi,...) để tăng thời gian sử dụng và hiệu quả đầu tư; kinh phí thực hiện công tác quy hoạch; thực hiện nhiệm vụ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công; nhiệm vụ phân giới cắm mốc biên giới; chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản;...

Dự toán chi quản lý hành chính cũng phải được thuyết minh rõ các nội dung về số biên chế năm 2017; xác định Quỹ tiền lương, phụ cấp theo mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng và cơ sở xây dựng dự toán các khoản chi đặc thù (cơ sở pháp lý, nội dung chi, mức chi,...) năm 2017 trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả.

Năm 2017 là năm thứ hai của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, là năm đầu triển khai Luật NSNN năm 2015 và cũng là năm đầu của thời kỳ ổn định NSNN giai đoạn 2017-2020. Do đó, năm 2017 có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển.

Cũng vì thế, việc xây dựng dự toán NSNN phải được thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành, phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 đã được Quốc hội thông qua và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017.


Được chỉ định thầu mua sắm tài sản công không quá 100 triệu đồng

Bộ Tài chính vừa phát đi thông cáo phổ biến một số nội dung thực hiện đấu thầu mua sắm đảm bảo hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước.

Phổ biến này của Bộ Tài chính nhằm tạo thuận lợi trong quá trình triển khai Thông tư 58/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

Theo phổ biến này, về hạn mức thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dich vụ đảm bảo hoạt động thường xuyên: Khoản 2 Điều 15 Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 quy định gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả gói thầu dịch vụ tư vấn trong mua sắm thường xuyên) có giá gói thầu không quá 100 triệu đồng thuộc trường hợp được áp dụng chỉ định thầu theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu và khoản 2 Điều 54 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ./.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục