tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 27-08-2016

  • Cập nhật : 27/08/2016

CIA giải mật nhiều tài liệu có liên quan tới Chiến tranh Việt Nam

mot buc anh ve chien tranh tai viet nam. (nguon: ap)

Một bức ảnh về chiến tranh tại Việt Nam. (Nguồn: AP)

Theo Đài BBC, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) hôm 24/8 đã giải mật 28.000 trang báo cáo hàng ngày cho các tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford, trong đó có phần liên quan đến chiến tranh Việt Nam.

2.500 tài liệu, với tổng số 28.000 trang, được đăng tải công khai trên mạng của CIA. Đây là những báo cáo hàng ngày cho tổng thống Mỹ về các diễn biến lịch sử như chiến tranh ở Việt Nam, các khủng hoảng quốc tế, đánh giá về lãnh đạo Liên Xô, Trung Quốc. 

Năm 2015, CIA cũng đã giải mật 19.000 trang báo cáo cho các tổng thống Kennedy và Johnson. CIA cho biết các báo cáo hàng ngày hiện nay cho Tổng thống Mỹ đã dùng phương tiện di động, kết hợp các tính năng tương tác hiện đại thay vì giấy tờ cổ điển. 

Từ tháng 2/2014, Tổng thống Barack Obama đã yêu cầu nhận báo cáo tình báo hàng ngày qua máy tính bảng.(TTXVN)     


Quảng Trị tiêu hủy 60 tấn hải sản đông lạnh

Quảng Trị vừa phê duyệt phương án tiêu hủy hải sản đông lạnh thu mua ở thời điểm cá chết do sự cố môi trường biển.

UBND tỉnh Quảng Trị vừa phê duyệt phương án tiêu hủy khoảng 60 tấn hải sản đông lạnh trên địa bàn. Đây là số hải sản thu mua trong thời điểm cá biển chết trắng vì sự cố môi trường biển do công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa gây ra.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị đang lập kế hoạch, lựa chọn địa điểm tiêu hủy bằng cách đào hố chôn lấp, có sử dụng bạt lót đáy, rắc vôi bột và hóa chất chloraminB, với chi phí gần 100 triệu đồng.

Trên thực tế, số hải sản đông lạnh còn tồn động nhiều hơn 60 tấn được phê duyệt tiêu hủy. Trong số hải sản được tiêu hủy, có 20 tấn cá nhiễm phenol (chất cực độc không được có trong thực phẩm) ở cơ sở đông lạnh Dũng Thuộc (thị trấn Cửa Tùng, Vĩnh Linh), 40 tấn hải sản đông lạnh khác gồm nước mắm, sứa, cá nục, cá hố, … không tiêu thụ được. 40 tấn hải sản còn lại tại 2 huyện Gio Linh và Triệu Phong, được thu mua cùng thời điểm trên hiện không có khả năng tiêu thụ. Số hải sản này được niêm phong trong kho đông lạnh gần 3 tháng qua.

Chủ cơ sở đông lạnh Dũng Thuộc cho biết cơ sở này còn tồn 70 tấn hải sản đông lạnh khác khó tiêu thụ.

Ngoài ra, cơ sở của hộ Lê Văn Thạo ở thị trấn Cửa Tùng còn tồn 7 tấn cá ngừ nhiễm caclimi, bị niêm phòng từ đầu tháng 7 nhưng không được đưa vào phương án xử lý./.(VOV)


Làm nhái tỏi Lý Sơn

Tình trạng nhái thương hiệu tỏi Lý Sơn không chỉ xuất hiện ở đất liền mà còn ngay trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) khiến người mua như lạc vào ma trận.

Theo khảo sát của chúng tôi, hiện trên đảo Lý Sơn có hàng trăm địa điểm bán tỏi Lý Sơn nhưng rất nhiều nơi có giá chênh lệch khác nhau. Anh Nguyễn Văn Quang, một khách du lịch đến từ Đà Nẵng, cho biết ngày 23-8, anh đến Lý Sơn du lịch và mua ít tỏi nơi đây về làm quà. “Khi chuẩn bị lên tàu, tôi ghé lại một vài địa điểm hỏi mua vài ký tỏi nhưng mỗi nơi nói một giá. Người thứ nhất ra giá 170.000 đồng/kg, người thứ hai nói 90.000 đồng/kg, một người khác lại bảo 120.000 đồng/kg và đều khẳng định tỏi Lý Sơn chính hiệu. Tôi thắc mắc tại sao cũng tỏi Lý Sơn nhưng lại có giá chênh lệch nhiều như vậy thì người bán không giải thích được và nói nếu khách mua được bên nào thì mua” - anh Quang kể.

Bà Nguyễn Thị Thanh, một người chuyên kinh doanh tỏi Lý Sơn, cho biết sở dĩ có sự chênh lệch là do bị nhái thương hiệu bởi các loại tỏi trồng ở nơi khác như tỏi Ninh Hiển (Khánh Hòa) tràn về đây và bày bán như tỏi Lý Sơn. Về hình thức, tỏi Ninh Hiển và Lý Sơn cơ bản giống nhau, rất khó phân biệt. Ngay cả rất nhiều người dân Lý Sơn cũng chưa chắc nhận ra được huống chi du khách. “Giá tỏi Lý Sơn hiện khoảng 160.000-170.000 đồng/kg (giá bán tại Lý Sơn), trong khi tỏi Ninh Hiển chỉ 50.000-60.000 đồng/kg. Bởi vậy mới có tình trạng giả thương hiệu tỏi Lý Sơn” - bà Thanh nói.

Theo ông Nguyễn Văn Định, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh và Chế biến hành tỏi Lý Sơn, tỏi giả thương hiệu Lý Sơn tràn lan hiện nay trên thị trường khiến hiệp hội rất đau đầu. Không chỉ ở đất liền, ngay tại Lý Sơn cũng có tình trạng thật giả lẫn lộn, từ tỏi trắng bình thường cho đến tỏi đen (loại tỏi đã qua chế biến, có giá trị kinh tế cao hơn tỏi trắng - PV) hoặc tỏi một (tỏi cô đơn) cũng bị làm giả. “Vì rất khó phân biệt tỏi Lý Sơn với tỏi nhái thương hiệu nên chúng tôi cũng chưa có cách nào hướng dẫn người tiêu dùng tránh mua phải tỏi kém chất lượng. Theo tôi, người tiêu dùng nên đến các siêu thị hoặc những điểm bán lẻ tỏi Lý Sơn đã có uy tín hoặc có tem chống hàng giả của hiệp hội hành tỏi để mua, như thế có thể yên tâm hơn” - ông Định khuyên.

Bà Phạm Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn, cho biết mỗi năm, tỏi Lý Sơn chỉ được sản xuất một vụ nên không có chuyện quá nhiều ngoài thị trường như hiện nay. “Để giảm tình trạng nhái thương hiệu tỏi Lý Sơn, ngoài việc tuyên truyền, chúng tôi còn hỗ trợ cho các phương tiện tàu thuyền chở hàng hóa từ đất liền ra Lý Sơn mỗi năm 6 triệu đồng, yêu cầu không được chở tỏi từ các nơi khác về đảo, nếu vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm, kể cả tàu cá. Bởi vậy, tình trạng tỏi nơi khác ồ ạt tràn về Lý Sơn giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên, biện pháp trên chỉ áp dụng ở Lý Sơn, còn ở đất liền thì chúng tôi không dám chắc bởi ngoài tầm quản lý của huyện” - bà Hương thông tin.(Người lao động)


Công ty Nhà nước chi quá tay hàng tỷ đồng sắm xe sang

Dù chỉ được mua xe tối đa một tỷ đồng nhưng có doanh nghiệp vẫn bỏ gần 2,3 tỷ đồng để mua ôtô hạng sang.

Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2015 được Kiểm toán Nhà nước công bố sáng 26/8 cho thấy, một số tập đoàn, tổng công ty sử dụng tài sản sau đầu tư không hiệu quả gây lãng phí vốn, thua lỗ; mua sắm, thanh lý tài sản không đúng quy định. Ví dụ như Tổng Công ty Xây dựng số 1 (CC1) - Công ty mẹ mua xe Toyota 4Runner 2,25 tỷ đồng, cao hơn mức tối đa cho phép tới 1,21 tỷ đồng. Công ty cổ phần Xây dựng số 1 – Việt Nguyên mua xe Mercedes-Benz và thanh lý xe Audi cũng không đúng quy chế tài chính.

mot so mau xe sang vuot quy dinh cung da duoc doanh nghiep nha nuoc mua sam.

Một số mẫu xe sang vượt quy định cũng đã được doanh nghiệp Nhà nước mua sắm.

Không chỉ vậy, Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra nhiều đơn vị sử dụng vượt định mức về số lượng ôtô. Tại Bộ Y tế, có một số đơn vị sử dụng vượt 17 xe so với định mức quy định. Bên cạnh đó, Bộ này cũng chưa thu hồi 6 xe thuộc Dự án Đồng bằng sông Cửu Long đã kết thúc từ 3 năm trước theo chỉ đạo của Thủ tướng.

Trong khi đó, theo báo cáo kiểm toán, vẫn còn tình trạng mua xe không phù hợp với mục đích trang bị như tỉnh Khánh Hoà, Bình Thuận. Trong khi đó, TP Đà Nẵng cũng bị nêu tên vì sử dụng tài sản công chưa hiệu quả, điều chuyển xe công cho Hội Nhà báo, Hội Nông dân, Hội từ thiện, Hội Liên hiệp các tổ chức hữu nghị - những đơn vị không có tiêu chuẩn được trang bị xe.

Trước đó, câu chuyện mua sắm, sử dụng xe công ở các bộ ngành, cơ quan, địa phương đã gây chú ý trong dư luận bởi nhiều vụ bê bối liên quan. Với chủ trương tiết kiệm chi tiêu, Chính phủ cũng đã có chỉ đạo về việc hạn chế, dừng mua sắm xe mới, song nhiều địa phương, đơn vị cũng có ý kiến về việc hiện có quá ít xe, không đảm bảo yêu cầu công tác...

Năm 2015, Kiểm toán Nhà nước cũng đã kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước năm 2014 của 234 doanh nghiệp thuộc 38 tập đoàn, tổng công ty, công ty. Theo đại diện cơ quan này, năm 2015 đã chuyển hồ sơ một vụ việc liên quan tới Công ty chứng khoán Ngân hàng Phát triển Nhà và Đồng bằng sông Cửu Long (MHBS).(Vnexpress)


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục