Phê duyệt quy hoạch dự án thép hơn 10 tỉ USD tại Ninh Thuận
Bí thư Thăng cam kết tạo thuận lợi 'chưa từng có' cho doanh nghiệp
Thủ tướng: Nếu xảy ra vi phạm môi trường thì đóng cửa nhà máy
Thủ tướng dự lễ khởi công dự án điện gió gần 4.000 tỉ đồng
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh trưa 26-08-2016
- Cập nhật : 26/08/2016
Cả nước có 1,08 triệu người thất nghiệp, hơn 1/3 là người có trình độ chuyên môn
Trong số 1,08 triệu lao động thất nghiệp, hơn 400 nghìn người có trình độ trung cấp, cao đẳng hoặc đại học trở lên.
Theo bản tin cập nhật thị trường lao động của Bộ LĐ-TB-XH, hiện Việt Nam có 70,85 triệu người từ 15 tuổi trở lên, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 54,36 triệu. Dân số từ 15 tuổi trở lên và lực lượng lao động khu vực thành thị có xu hướng tăng khá nhanh so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, dân số từ 15 tuổi trở lên tăng 6,27% và lực lượng lao động tăng 7,49%.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo nói chung được cải thiện chậm, chiếm 20,62% lực lượng lao động, chỉ tăng 0,56% so với quý II/2015. Tỷ trọng lao động khu vực nông thôn và ngành nông - lâm - thủy sản, ngành công nghiệp chế biến chế tạo giảm so với cùng kỳ năm 2015.
Cả nước có 1,0887 triệu người trong độ tuổi lao động thất nghiệp; so với quý I/2016 tăng 16.400 người (2,29%). Đáng chú ý, trong số những người bị thất nghiệp có tới 418.200 người có chuyên môn kỹ thuật, chiếm 38,41%. Cụ thể có 191.300 người có trình độ từ đại học trở lên, 94.800 người có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp và 59.100 người có trình độ trung cấp chuyên nghiệp.
Cũng theo bản tin, số giờ làm việc bình quân một tuần của lao động thiếu việc làm là 26,45 giờ, giảm 1,58 giờ so với quý I/2016, bằng 55,5% tổng số giờ làm việc bình quân của lao động cả nước (47,69 giờ/tuần).
Trên cả nước, tỷ lệ người tham gia BHXH so với lực lượng lao động là 23,05%; số người tham gia BHXH bắt buộc tăng 2,03% so với quý I/2016, tăng 5,48% so với cùng kỳ năm 2015; số tham gia BHXH tự nguyện tiếp tục giảm nhẹ so với quý I/2016. Nợ BHXH ở thời điểm cuối quý II/2016 là 9.242 nghìn tỷ, cao hơn 15,5% so với cùng kỳ năm 2015.
Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công ăn lương trong quý 2 là 4,85 triệu đồng (quý 1 là 5,08 triệu). Nguyên nhân do quý I gắn với Tết nguyên đán cho nên người lao động được hưởng thêm tiền thưởng Tết. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động làm công ăn lương cũng giảm so với quý I (từ 41,40% xuống còn 41,26%); ngành công nghiệp chế biến chế tạo có số lượng lao động giảm nhiều nhất (61.000 người, chiếm trên 10%).
Theo thống kê, tất cả các nhóm nghề đều có thu nhập thấp hơn quý I/2016, nhưng cao hơn quý II/2015. Nhóm quản lý và chuyên môn kỹ thuật bậc cao có thu nhập bình quân tháng cao nhất, song thu nhập của nhóm “lao động giản đơn” tăng nhanh hơn, thu hẹp khoảng cách đối với các nhóm còn lại.
Dự báo 6 tháng cuối năm, việc làm tăng trong một số ngành như: xây dựng, thông tin và truyền thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm xã hội, kinh doanh bất động sản. Lao động trong ngành nông nghiệp giảm nhanh hơn, tỷ lệ thất nghiệp giảm nhẹ.(NDH)
Dôi khoảng 7.000 xe công phục vụ công tác chung
Theo thống kê sơ bộ của Bộ Tài chính, sau rà soát, sắp xếp lại xe công trên cả nước, dự kiến ô tô phục vụ chung sẽ dôi ra khoảng 7.000 xe.
Số xe này sẽ được điều chuyển cho các cơ quan, đơn vị còn thiếu xe so với tiêu chuẩn, định mức, hoặc bán thanh lý thu tiền nộp ngân sách nhà nước.
Năm 2015, các bộ ngành, địa phương đã điều chuyển 304 xe ô tô với tổng nguyên giá 197 tỷ đồng. Từng bước khoán xe công đối với một số chức danh.(Tienphong)
Mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp: Môi trường kinh doanh phải thuận lợi
Khi môi trường kinh doanh thuận lợi, chính quyền phục vụ tốt doanh nghiệp thì mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp mới thành hiện thực.
Kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp và chính quyền phục vụ cộng đồng doanh nghiệp là nội dung Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh tại lễ ký cam kết tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp của VCCI và 32 tỉnh thành, Nam, Trung bộ ngày 24/8 tại TP HCM.
Trong 6 tháng qua, cả nước có hơn 54.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn gần 430.000 tỷ đồng, tăng 20% về số lượng doanh nghiệp, tăng 51% về số vốn so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tín hiệu tích cực của nền kinh tế và môi trường kinh doanh.
Từ kết quả này, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Các địa phương phải tiếp tục tạo môi trường thuận lợi nhất cho cộng đồng doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh với tinh thần chính quyền phục vụ cộng đồng doanh nghiệp. Các địa phương phải lập website và đường dây nóng để tiếp nhận, kịp thời xử lý những vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp.
Đồng thời, các tỉnh, thành xây dựng bộ chỉ số doanh nghiệp tỉnh, địa phương và các dịch vụ hỗ trợ. Các hiệp hội doanh nghiệp nêu cao vai trò tích cực hỗ trợ doanh nghiệp và có những phản hồi về các chính sách. Các tỉnh, thành phải thành lập quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ để doanh nghiệp thuận lợi tiếp cận vốn.
“Tập trung để phát triển và tháo gỡ các nút thắt của các loại thị trường, nhất là các yếu tố đầu vào của sản xuất. Nền kinh tế thị trường hiện đại có 5 thút thắt cần phải giải quyết, đó là thị trường hàng hóa, dịch vụ tiền tệ, khoa học công nghiệp, bất động sản và thị trường lao động”, Phó Thủ tướng chỉ rõ.
Qua lễ ký kết này, các địa phương phải có chương trình hành động cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp để đến năm 2020, cả nước có 1 triệu doanh nghiệp.
Tại lễ ký kết, TP HCM đăng ký đến năm 2020 có 500.000 doanh nghiệp. Đồng Nai có 32.000 doanh nghiệp và TP Đà Nẵng có 31.000 doanh nghiệp. Tại ĐBSCL, Đồng Tháp là tỉnh được các doanh nghiệp đánh giá cao về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận cho doanh nghiệp. Thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư từ 7 ngày nay chỉ còn 3 ngày.
Ông Nguyễn Văn Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, qua việc ký kết, Đồng Tháp có lộ trình rất rõ với VCCI, từ năm 2016 - 2020 sẽ cắt giảm thủ tục hành chính trong từng lĩnh vực, rút ngắn thời gian làm thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. UBND tỉnh sẽ có văn bản chỉ đạo các Sở, ngành thực lộ trình.
Hiệp hội doanh nghiệp một số tỉnh, thành cũng đề nghị, để chủ trương 1 triệu doanh nghiệp trở thành hiện thực, các tỉnh, thành phải xác định là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền trong sự phát triển doanh nghiệp và xem thành công, thất bại của doanh nghiệp cũng có trách nhiệm của mình.
Ông Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP HCM kiến nghị, yếu tố con người là hết sức quan trọng. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được cần phải có những người lãnh đạo giỏi. “500.000 doanh nghiệp thì 500 CEO đó đang ở đâu? Trường nào, viện nào đào tạo? Không có con người giỏi thì có đến 1 triệu doanh nghiệp nữa cũng sẽ vẫn teo top không thể lớn nổi, mất vốn ảnh hưởng đến tài chính, ngân sách…”, ông Minh chỉ rõ.
Hy vọng rằng, với quyết tâm của Chính phủ và sự chủ động, tích cực của các tỉnh, thành trong việc triển khai các chương trình hành động, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ doanh nghiệp…Doanh nghiệp Việt Nam ngày càng lớn mạnh sẽ góp phần tích cực vào sự phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập(Xaluan)
Triển khai Hiệp định thương mại biên giới Việt Nam-Lào
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định Thương mại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Theo Kế hoạch, các cơ quan chức năng liên quan sẽ triển khai tuyên truyền, phổ biến nội dung Hiệp định; hướng dẫn thực hiện Hiệp định và các văn bản hướng dẫn liên quan; hỗ trợ doanh nghiệp thương mại biên giới Việt Nam-Lào; xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch qua biên giới Việt Nam-Lào; phát triển hoạt động của chợ biên giới; chia sẻ thông tin và đào tạo; tổ chức Hội nghị Hợp tác phát triển thương mại biên giới Việt-Lào luân phiên tại mỗi nước...
Cụ thể, các cơ quan chức năng liên quan sẽ tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy thương mại hàng hóa qua biên giới Việt Nam-Lào bao gồm nghiên cứu, khảo sát thị trường, hội chợ, triển lãm thương mại, quảng cáo, tư vấn, môi giới, đại lý và các dịch vụ nâng cao khả năng tiếp cận và thâm nhập thị trường thông qua các cửa khẩu, lối mở biên giới Việt Nam-Lào; triển khai các chương trình khuyến khích thương nhân và cư dân biên giới đầu tư sản xuất, nuôi, trồng tại các tỉnh biên giới của Lào căn cứ các cơ chế, chính sách ưu đãi của Hiệp định đối với hoạt động đầu tư; thúc đẩy phát triển du lịch gắn kết với thương mại biên giới; đẩy mạnh hoạt động du lịch kết hợp với triển lãm thương mại, mua sắm qua biên giới; mở rộng các điểm, tuyến du lịch văn hóa qua biên giới, tuyến du lịch kết nối các tỉnh Việt Nam và Lào; khuyến khích xây dựng và phát triển các tuyến du lịch vào sâu trong nội địa của hai nước và kết nối với các nước trong khu vực.../.(vietnamplus)