Gần 10.000 tỷ đồng xây cảng hàng không vùng Tây Bắc
Tín dụng đen vùng biển lại bùng phát
Mê trận gạo lạ
Vắt sữa bò ra... nước mắt!
TP.HCM: Cần 1.000 tỷ đồng lát đá granite toàn bộ vỉa hè quận 1

Xuất cấp hơn 1.500 tấn gạo hỗ trợ 2 tỉnh Điện Biên và Lạng Sơn
Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Tài chính xuất cấp (không thu tiền) 1.544,43 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho 2 tỉnh Điện Biên và Lạng Sơn để hỗ trợ cứu đói trong thời gian giáp hạt đầu năm 2016.
Cụ thể, hỗ trợ tỉnh Điện Biên 1.220,13 tấn; tỉnh Lạng Sơn 324,3 tấn.
Thủ tướng yêu cầu 2 tỉnh Điện Biên và Lạng Sơn tiếp nhận và sử dụng số gạo được cấp trên để hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng theo quy định.
Được biết, trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Tài chính xuất cấp (không thu tiền) hơn 7 nghìn tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho 7 tỉnh: Ninh Thuận, Phú Yên, Đắk Lắk, Gia Lai, Thanh Hóa, Quảng Nam, Kon Tum để hỗ trợ cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016.
Thái Lan bắt 38 ngư dân Việt Nam
Bangkok Post đưa tin lực lượng hải quân từ hai tàu tuần tra bắt gặp các tàu cá Việt Nam đang đánh bắt ở đảo Koh Kra, cách bờ biển tỉnh phía nam Nakhon Si Thammarat 30 hải lý.
Các tàu thuyền và ngư dân trên bị cáo buộc "hoạt động trái phép" trong vùng biển Thái Lan và hôm nay được đưa về căn cứ hải quân Songkhla, thuộc Vùng Hải quân Số hai để giao cho cảnh sát.
Chuẩn đô đốc Sompop Suriyalankarn, phó chỉ huy Vùng Hải quân Số hai, cho hay các tàu và trực thăng của lực lượng này thường xuyên tuần tra để trấn áp các tàu thuyền nước ngoài mà Thái Lan cho rằng đánh bắt bất hợp pháp trong vùng biển nước này.
Vị trí tỉnh Nakhon Si Thammarat và vịnh Thái Lan. Đồ họa: Google Map
Ngày 11/9 năm ngoái, một số tàu cá của tỉnh Kiên Giang khi đang đánh cá trái phép trong vùng biển của Thái Lan từng bị tàu Thái Lan truy đuổi và sử dụng vũ khí tấn công, khiến một ngư dân Việt Nam thiệt mạng và hai ngư dân khác bị thương. Trong đó, thuyền trưởng Ngô Văn sinh bị bắn chết tại chỗ với ít nhất 3 vết đạn vào vùng đầu, mặt.
Cảnh sát biển Thái Lan cho rằng họ không biết có thương vong và rằng chỉ "tự vệ" khi tàu của họ "bị các tàu Việt Nam vây quanh".
Bộ Ngoại giao Việt Nam sau đó đã có công hàm gửi Đại sứ quán Thái Lan tại Hà Nội bày tỏ quan ngại sâu sắc và lên án mạnh mẽ những hành vi đối xử vô nhân đạo, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với các ngư dân Việt Nam. Giới chức Thái Lan sau đó thừa nhận lực lượng làm nhiệm vụ đã xử lý không tốt trong trường hợp trên.
Chống độc quyền giá thuốc: Khó hay dễ?
Các đại biểu đặc biệt quan tâm chống độc quyền, thao túng của doanh nghiêp dược nước ngoài, cụ thể là kiểm tra tại nước ngoài về chất lượng và quản lý giá chứ không thả nổi như lâu nay.
Các đại biểu kiến nghị rằng Luật Dược nên hạn chế tầng nấc trung gian đối với thuốc nhập khẩu để kiểm soát giá. Một thí dụ điển hình là TP.HCM có đến 2.000 công ty phân phối nên một viên thuốc ngoại về Việt Nam đã đi lòng vòng quá nhiều trung gian rồi mới đến tay người bệnh, như thế giá đẩy lên cao không có gì lạ. Rồi thậm chí đề nghị là phải ghi rõ giá thuốc bán lẻ ra thị trường trên vỏ hộp.
Có khả thi không? Nếu quy định hạn chế tầng nấc trung gian, vậy trung gian ở trong nước hay nước ngoài? Trung gian ở trong nước thì có thể khắc phục được, còn ở nước ngoài thì… có thể bó tay! Một viên thuốc muốn về Việt Nam nó cũng đi lòng vòng vài nơi, vài đại gia phân phối lớn rồi mới về chứ đâu phải đi thẳng từ nhà máy sản xuất về cảng Việt Nam.
Việc ghi giá thuốc bán lẻ trên vỏ hộp thì có khả thi nhưng điều đó là hình thức. Bởi thuốc đã được làm giá từ bên ngoài lãnh thổ Việt Nam mà cơ quan quản lý không thể biết giá xuất xưởng của nó là bao nhiêu, nó đã được làm giá lên bao nhiêu nên việc kê khai, kê khai lại giá của các nhà nhập khẩu là một hình thức. Doanh nghiệp khai bao nhiêu thì cơ quan quản lý ghi nhận bấy nhiêu. Nhiều doanh nghiệp kê khai giá nhưng khi kê khai lại giảm giá nhưng vẫn lời 10%-20% là chuyện rất bình thường. Rồi quy định thặng số bán buôn, bán lẻ nhưng cũng chẳng có ý nghĩa gì nếu không nắm được giá thuốc xuất xưởng để có khống chế.
Rồi kiểm soát bác sĩ “đi đêm” với trình dược viên để kê toa hưởng hoa hồng. Nhưng khi với thuốc Việt chưa tạo lòng tin cho bác sĩ mà bắt bác sĩ kê toa thuốc BHYT là điều “trái lương tâm”, bởi không cho bệnh nhân thuốc tốt thì đâu có hết bệnh được. Nên bác sĩ cứ kê thuốc ngoại, một mặt là để bệnh nhân yên tâm, mặt khác là… có thêm thu nhập.
Muốn chống độc quyền nâng giá, bên cạnh áp dụng các biện pháp hàng rào kỹ thuật, thuế quan thì phải bắt đầu từ chính sách phát triển công nghiệp dược Việt Nam, đó mới là lâu dài.
Nếu trong nước có nền sản xuất nguyên liệu tốt, có nghiên cứu phát triển thuốc mới, thuốc đặc trị thì thuốc nhập khẩu dù có muốn bán giá rẻ cũng chưa chắc cạnh tranh được. Đằng này chính sách phát triển công nghiệp dược trong nước chưa đi vào thực tế, công nghiệp hóa dược nhiều chuyên gia cho rằng là con số không. Có ý kiến khác thì nói ngành dược đang đi một chân vì thiếu chính sách nên mạnh ai nấy làm, không có định hướng, không đồng bộ. Nhiều nhà máy đạt chuẩn quốc tế nhưng chủ yếu sản xuất thuốc thông thường và công suất chỉ 40%-50%. Nhiều nhà máy nhưng không có nhà máy nào sản xuất thuốc biệt dược do mình tự nghiên cứu ra mà hầu như sản xuất hàng trăm mặt hàng, rồi cạnh tranh với nhau, rồi đua nhau giảm giá, như vậy chất lượng cũng giảm theo. Đây là cơ hội cho thuốc ngoại tràn vào mà chất lượng thuốc ngoại (trừ thuốc được bảo hộ sáng chế độc quyền, thuốc đặc trị) thì vẫn còn là dấu chấm hỏi.
Như ở một số nước, cơ chế độc quyền thuốc không có ý nghĩa nếu trong nước có dịch bệnh hay cần khẩn thì họ có thể sản xuất thuốc theo công thức thuốc độc quyền. Còn ở nước ta chưa có cơ chế này nên khi cần thì phải đi mua gấp mà mua gấp thì giá khỏi bàn cãi, lúc nào cũng cao ngất ngưởng, cao nhất thế giới!
Chống độc quyền giá thuốc hiện nay khó hay dễ? Thực tế hiện nay là rất khó. Do vậy, bên cạnh bàn chính sách hạn chế, kìm sự tăng giá thuốc chống độc quyền, chúng ta nên bàn sâu tìm phương pháp phát triển nền công nghiệp dược nước nhà chất lượng để bác sĩ tin, dân tin dùng…
Bổ sung 30 ha đất quân đội cho sân bay Tân Sơn Nhất
Tổ công tác liên ngành do ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, làm tổ trưởng cùng 15 thành viên thuộc Bộ GTVT và các đơn vị liên quan. Tổ này sẽ hoàn thiện việc khảo sát và đề nghị điều chỉnh trình Bộ GTVT và Bộ Quốc phòng xem xét thống nhất kế hoạch bàn giao khu đất 30 ha thuộc đất quốc phòng tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ngoài ra, tổ còn được giao khảo sát, nghiên cứu phương án sử dụng, bổ sung quy hoạch hệ thống kết nối giao thông tại 30 ha đất trên.
Trước đó, Bộ Quốc phòng đã đồng ý giao đất cho Bộ GTVT nhằm mục đích mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất.
Trưởng công an xã bị kiểm điểm vì giúp người chiếm đất
Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đã có văn bản chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm ông Nguyễn Hoàng Nam (trưởng công an xã Phong Lạc) vì có sai phạm trong lập thủ tục hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất.
Trước đó, qua xác minh đơn tố cáo của bà Mạc Thi Hui (xã Phong Lạc), Công an huyện Trần Văn Thời phát hiện ông Ngô Văn Trực có hành vi giả mạo chữ ký mẹ nuôi của mình (là bà Hui) trong hồ sơ chuyển tên quyền sử dụng đất.
Cũng theo Công an huyện Trần Văn Thời, khi ông Trực đem hồ sơ công chứng thì vắng mặt bà Hui nhưng ông Nam (khi còn làm công chức địa chính - nông nghiệp - xây dựng) vẫn tiến hành thủ tục trình lãnh đạo xã ký.
Văn bản kiểm điểm cho biết: nhiệm vụ công chứng, chứng thực không phải trách nhiệm của ông Nam.
Gần 10.000 tỷ đồng xây cảng hàng không vùng Tây Bắc
Tín dụng đen vùng biển lại bùng phát
Mê trận gạo lạ
Vắt sữa bò ra... nước mắt!
TP.HCM: Cần 1.000 tỷ đồng lát đá granite toàn bộ vỉa hè quận 1
Người trồng cây giống, cây ăn trái tại huyện Chợ Lách (Bến Tre) bị thiệt hại nặng nề do xâm nhập mặn. Một số loại cây giống mẫn cảm với nước mặn đã bị cháy lá, chết dần với mức thiệt hại ước tính hơn 30 tỷ đồng.
“Chính phủ Việt Nam coi nhà đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam là những người bạn của Việt Nam, thành phần kinh tế của Việt Nam, quyết định thành công của Việt Nam. Chúng ta là những nước kém cỏi và lạc hậu trong khu vực, nên chúng ta phải tìm mọi cách để phát triển trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài", Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay.
Dự án Tổ hợp Trung tâm thương mại và dịch vụ hỗn hợp, được đánh giá là dự án đạt công trình cấp I, với kiến trúc hiện đại. Sau khi hoàn thiện sẽ là tòa nhà cao nhất TP Quy Nhơn (Bình Định) nhưng giờ chỉ còn trên giấy tờ.
Chi phí sống tại Việt Nam ở mức nào so với thế giới?
Bí thư Đinh La Thăng: Xây dựng TP.HCM thành đặc khu kinh tế
TP.HCM cần tuyển 25.000 lao động dịp nghỉ lễ tháng 4/2016
Hơn 900 vụ cháy, nổ xảy ra trong 3 tháng qua
Chủ đầu tư dự án Cáp treo chùa Ngọa Vân – Yên Tử đạt gần 1.300 tỷ doanh thu năm 2015
Người Việt tại Hàn Quốc phản đối Trung Quốc ngang ngược trên Biển Đông
Đưa cầu đúc hẫng lớn nhất Việt Nam vào hoạt động
Hà Nội làm bãi xe ngầm trong công viên Thống Nhất
Cảnh báo nguy cơ “kinh doanh quyền lực”
Bộ trưởng Quốc phòng Việt-Trung trao đổi về tranh chấp trên biển Đông
Đại sứ Mỹ: “Khi đánh cược vào người Việt Nam, bạn luôn thắng”
Lào xả nước đập thuỷ điện giúp Việt Nam chống hạn
Thêm 25 ngư dân Việt bị Malaysia bắt giữ
Cháy các cửa hàng người Việt ở Thái, thiệt hại hơn một triệu USD
Chính phủ yêu cầu: 18 Bộ, 50 tỉnh phớt lờ, bỏ qua
5 người Việt bị phạt tù ở Singapore vì ăn cắp
Nguyên Giám đốc Selaco lừa đảo hơn 11 tỷ đồng
Một vụ án, 35 cán bộ hải quan ‘nhúng chàm’
Chi 4.800 tỷ đồng bảo hiểm thất nghiệp tại Việt Nam năm ngoái
“Quốc gia mà có nhiều Hòa “đại nhân” thì dân lấy gì mà ăn”
Lương tối thiểu vùng 2017 có thể bằng 60% lương trung bình
Không lấy ngân sách chi cho cán bộ du lịch nước ngoài
Tạm giữ lô hàng gạch men Trung Quốc giả mạo xuất xứ Việt Nam
Nguy cơ thiếu hụt trầm trọng nguyên liệu sản xuất vì hạn, mặn
Bố trí đủ vốn để hoàn thành dự án đường Láng - Hòa Lạc trong năm 2016
Bổ nhiệm giám đốc Công an tỉnh Hậu Giang và Bạc Liêu
Giá cả ở Lai Châu “qua mặt” cả Hà Nội, TP.HCM
Khách quốc tế đến VN tăng hơn 28%
Phó Thủ tướng đồng ý xây đập 200 tỉ chống hạn
Nam Định có tân Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự