tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 26-03-2016

  • Cập nhật : 26/03/2016

Lương tối thiểu vùng 2017 có thể bằng 60% lương trung bình

luong toi thieu vung 2017 co the bang 60% luong trung binh

Lương tối thiểu vùng 2017 có thể bằng 60% lương trung bình

Trước thềm cuộc họp tăng lương tối thiểu vùng 2017, Thứ trưởng Phạm Minh Huân đã trao đổi về kế hoạch tăng lương gắn với cạnh tranh trong khu vực.

Ông Phạm Minh Huân – Thứ trưởng Bộ LĐ – TBXH khẳng định: tăng lương tối thiểu là vấn đề lớn không chỉ đối với VN mà đối với tất các nước trong khu vực vì nó gắn liền với năng lực cạnh tranh quốc gia. Do vậy, việc tính toán tăng lương tối thiểu 2017 và những năm tiếp theo không phải là điều đơn giản.

Ông Huân cho biết, về lộ trình lương tối thiểu là 3 năm: 2016, 2017, 2018. Nếu trong trường hợp DN sức ép quá lớn, đặc biệt là những DN nhỏ và vừa, những DN sử dụng đông lao động thì các cơ quan của Chính phủ cũng như Tổng liên đoàn, bản thân giới chủ cũng phải có đánh giá xem xét để có kiến nghị làm sao chúng ta vừa thực hiện được chính sách điều chỉnh lương tối thiểu tăng để đảm bảo đúng luật nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo để DN hoạt động và phát triển.

- Rút bài học kinh nghiệm từ cuộc họp Hội đồng tiền lương quốc gia năm 2015, năm nay, với vai trò là Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia ông có “kế sách” gì để giúp các bên có thể nhanh chóng tìm được tiếng nói chung?

- Dự kiến cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4, Hội đồng tiền lương Quốc gia sẽ có chương trình khảo sát đánh giá cho đợt tăng lương 2017. Cụ thể, Hội đồng sẽ khảo sát đánh giá các yếu tố để tính mức sống tối thiểu củangười lao động, khảo sát thực tế tình hình thu nhập của người lao động, đánh giá tác động của chính sách tiền lương đối với cuộc sống người lao động.

Bên cạnh đó, Bộ LĐ-TBXH đang phối hợp với Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội để tìm hiểu những tác động của việc tăng lương tối thiểu tới các DN. Đặc biệt là những DN sử dụng đông lao động và hoat động trong những lĩnh vực gia công may mặc, da giày, chế biến thủy sản… Qua đó, nắm bắt tình hình thực tế, giao bộ phận kỹ thuật chuẩn bị lại các số liệu tính toán, kể cả nền nhu cầu trên mặt bằng mới sao cho dung hòa lợi ích giữa hai bên.

Tôi cũng nhấn mạnh rằng, trong chủ trương tăng lương tối thiểu của Hội đồng tiền lương quốc gia luôn luôn hướng tới yếu tố cân bằng hài hòa giữa chủ sử dụng lao động và người lao động.

- Tuy nhiên, gốc rễ của việc tăng tiền lương tối thiểu lại đang đụng chạm đến nhiều vấn đề của nền kinh tế như: năng suất lao động, cơ cấu, chất lượng nền kinh tế, thưa ông?

- Bài toán về tiền lương, đứng về phía người lao động thì đấy chính là thu nhập của họ, khi họ bỏ công sức ra thì được đồng lương thế nào cho phù hợp với công sức đó. Trong cơ cấu lương, chúng tôi đang chỉ đạo lương tối thiểu theo xu hướng chi phí cho lương thực, thực phẩm giảm đi, các chi phí khác phải lớn hơn. Có thời kỳ lương tối thiểu mà chi cho lương thực, thực phẩm chiếm tới 70%. Nhưng sắp tới, chúng tôi nghĩ chi phí cho lương thực, thực phẩm chỉ 40%…

Khi đặt vấn đề tổng thể trong mối quan hệ đó thì chúng ta phải tính đến cốt lõi lương đấy lấy ở đâu? Có phải lấy từ chi phí của DN, mà chi phí của DN thì lấy cái gì? Chi phí của DN liên quan rất chặt với chi phí đầu vào và giá thành đầu ra. Các hiệp định thương mại mà chúng ta cam kết với các nước, các sản phẩm của họ có lợi thế so với chúng ta vì năng suất lao động của họ cao hơn. Năng suất lao động cao hơn thì chi phí của họ thấp. Còn VN năng suất lao động thấp hơn cho nên khả năng cạnh tranh rất khó khăn, dẫn đến DN không có nhiều điều kiện để trả lương cao.

Dự kiến cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4, Hội đồng tiền lương Quốc gia sẽ có chương trình khảo sát đánh giá cho đợt tăng lương 2017.

Gốc rễ của vấn đề là phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hiện đại, chuyển dịch dần, hướng tới những sản phẩm có giá trị cao gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Khi năng suất lao động cao lên, sản phẩm người lao động làm ra có giá trị cao thì tiền lương cũng sẽ cao hơn. Bài toán chúng ta đang kiên trì đi là tăng lương cho người lao động, tăng dần lương tối thiểu, nhưng cũng cần có lộ trình, để DN có sức tích lũy, đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh. Bản thân người lao động tự nâng cao trình độ để có năng suất lao động cao thì mới có thể nhận lương cao được.

Nhìn về góc độ quốc gia thì đó là yếu tố cạnh tranh. Tất nhiên, chúng ta không có chủ trương dùng chi phí nhân công thấp để nhằm lợi thế cạnh tranh. Nhưng rõ ràng, điểm xuất phát của chúng ta thấp cho nên chúng ta phải tăng dần chứ không thể tăng đột ngột.

- Nhưng nhiều ý kiến vẫn cho rằng, sẽ rất khó để tìm được sự đồng thuận trong đợt điều chỉnh mức lương tối thiểu lần này cũng như những năm tiếp theo. Quan điểm của ông?

- Tính toán về lương tối thiểu không đơn giản. Ban đầu khi nghiên cứu và xây dựng Bộ Luật Lao động, chúng ta cũng đề xuất tới việc đưa mức lương tối thiểu phải đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu. Nhưng hiện nay trong quá trình hội nhập, các tổ chức quốc tế còn đưa thêm một khái niệm mới, là: Lương theo năng suất và chỉ số giá cả. Do đó, việc điều chỉnh lương các năm sắp tới sẽ khó khăn hơn nhiều. Đặc biệt khi chúng ta hội nhập.

Trong bối cảnh hiện nay, các bên cần tăng cường thảo luận và đối thoại để tìm ra giải pháp hài hòa. Một mặt nâng dần đời sống của người lao động, mặt khác, tính tới yếu tố khả năng thực tế của DN. Thậm chí, chúng ta phải tính thêm cả yếu tố cạnh tranh quốc gia. Nếu chúng ta hội nhập khu vực và quốc tế mà năng suất lao động quá thấp thì rất nguy hiểm và sẽ là bài toán luẩn quẩn. Hội đồng tiền lương quốc gia rất trăn trở về thực tế này.

- Như vậy, tăng lương sẽ phải đồng nghĩa với tăng năng suất lao động, thưa ông?

- Về nguyên lý, tiền lương gắn chặt với năng suất lao động. Theo lý thuyết chung của thị trường lao động, tốc độ tăng lương bao giờ cũng thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Khi đó, phải tạo ra năng suất từ đó mới có điều kiện để tăng lương. Hiện nay, năng suất lao động của người lao động VN đã được quan tâm, nhưng có lẽ phải củng cố hơn bộ phận tính toán cho tốt hơn.

Các thành viên Hội đồng tiền lương Quốc gia cũng đang kiến nghị Chính phủ thành lập Hội đồng nghiên cứu năng suất lao động, nhằm đảm bảo đời sống lao động và đề xuất những giải pháp cạnh tranh của lao động VN tốt hơn. Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy, năng suất lao động đánh giá năng lực cạnh tranh DN và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế của quốc gia.

Bởi vậy, năng suất gắn chặt với tiền lương. Đơn cử, khi nghiên cứu quan hệ lao động tại một số quốc gia như: Indonesia để đảm bảo tính cạnh tranh quốc gia, chính phủ Indonesia cũng đã tính lương theo năng suất lao động và chỉ số giá cả.

-Theo quan điểm ông, dự kiến mức tăng lương tối thiểu lần này sẽ đáp ứng được bao nhiêu phần trăm mức sống tối thiểu của người lao động?

- Kinh nghiệm của Tổ chức lao động quốc tế thì mức lương tối thiểu bằng khoảng 40-60% mức lương trung bình. Nếu quy định mức lương tối thiểu quá cao, sát với lương trung bình thì gần như không có cơ chế thương lượng, lúc đó chủ và thợ chỉ thấy mức lương tối thiểu đó mà áp vào.

Chúng ta sẽ xây dựng mức lương tối thiểu sao cho đạt 60% lương trung bình, tỷ lệ còn lại dành để thỏa thuận, thương lượng.


Không lấy ngân sách chi cho cán bộ du lịch nước ngoài

Lãnh đạo chủ chốt của sở, ngành địa phương không tham gia đoàn của các doanh nghiệp đi nước ngoài hoặc do các doanh nghiệp mời đích danh nếu chưa có sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.

UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chỉ thị của Thành ủy về tăng cường lãnh đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Theo đó, TP yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị kiểm soát chặt chẽ việc mua sắm, sử dụng tài sản, trang thiết bị làm việc, phương tiện đi lại, chỉ mua sắm khi thật sự cần thiết. Kiên quyết xử lý, thu hồi đối với những trường hợp trang bị, mua sắm sai tiêu chuẩn, định mức, chế độ.

UBND TP lưu ý việc tổ chức các đoàn đi nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài phải thiết thực, hiệu quả, có mục đích, nội dung, có kế hoạch rõ ràng, chi phí tiết kiệm. Kết quả chuyến đi phải báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền.

Lãnh đạo các ban đảng, sở ngành, tổ chức chính trị xã hội, quận huyện... thực hiện đúng quy định một năm đi nước ngoài tối đa hai lần, trừ trường hợp có nhu cầu công việc thật cần thiết hoặc tham gia các đoàn của lãnh đạo trung ương.

Lãnh đạo chủ chốt của sở, ngành địa phương không tham gia đoàn của các doanh nghiệp đi nước ngoài hoặc do các doanh nghiệp mời đích danh nếu chưa có sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.

Ngoài ra, không được tổ chức các chuyến tham quan, du lịch nước ngoài cho cán bộ bằng ngân sách nhà nước. Cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp không tham dự lễ hội và các hoạt động cắt băng khánh thành, động thổ, khởi công, khai trương nếu không được cấp có thẩm quyền phân công.


Tạm giữ lô hàng gạch men Trung Quốc giả mạo xuất xứ Việt Nam

tam giu lo hang gach men trung quoc gia mao xuat xu viet nam

Tạm giữ lô hàng gạch men Trung Quốc giả mạo xuất xứ Việt Nam

Theo tin từ Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị vừa phát hiện và tạm giữ một lô hàng gạch men nhập khẩu có xuất xứ từ Trung Quốc, nhưng trên sản phẩm lại ghi hàng có xuất xứ Việt Nam.

Lô hàng nêu trên do Công ty trách nhiệm hữu hạn H.T. (Thành phố Hồ Chí Minh) làm thủ tục nhập khẩu qua cảng Cát Lái.

Theo khai báo của doanh nghiệp, mặt hàng nhập khẩu là gạch ốp látkhông tráng men, mới 100%, xuất xứ Trung Quốc, được đóng trong gần 5.000 carton, trị giá trên 290 triệu đồng.

Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế hàng hóa, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện trên bao bì sản phẩm thể hiện chữ "made in Vietnam"; nhãn hiệu Royalgres Porcellanato, sản xuất tại Khu Công nghiệp Mỹ Xuân A, huyện Tân Thành, Bà Rịa-Vũng Tàu.

Qua thông tin xác minh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Gạch men Hoàng Gia có địa chỉ và sản phẩm như thông tin thể hiện trên sản phẩm nhập khẩu nêu trên, công ty này khẳng định không có bất cứ mối quan hệ làm ăn, mua bán hay đặt gia công với Công ty trách nhiệm hữu hạn H.T.

Công ty Gạch men Hoàng Gia cũng khẳng định không xuất khẩu mặt hàng gạch lát nền nhãn hiệu Royalgres vào thị trường Trung Quốc.

Với kết quả nêu trên, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 xác định Công ty trách nhiệm hữu hạn H.T. nhập khẩu hàng hóa có chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất đóng gói hàng hóa trên nhãn, bao bì hàng hóa./


Nguy cơ thiếu hụt trầm trọng nguyên liệu sản xuất vì hạn, mặn

mia chet vi han han o cu lao dung, soc trang. (anh: trung hieu/ttxvn)

Mía chết vì hạn hán ở Cù Lao Dung, Sóc Trăng. (Ảnh: Trung Hiếu/TTXVN)

Các doanh nghiệp thu mua, chế biến và xuất khẩu hàng hóa nông sản, thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt nguy cơ thiếu hụt nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, nhiều khả năng khó hoàn thành kế hoạch sản xuất-kinh doanh khi ở thời điểm này đã gần hết quý 1.

Nguyên nhân do tình trạng biến đổi khí hậu gây khô hạn đồng thời vớixâm nhập mặn kéo dài trong những ngày qua.

Nhìn những cánh đồng mía bạt ngàn tại Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng - vùng nguyên liệu mía đường cho năng suất cao nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, giờ đã bị nắng táp, thân ngậm mặn đến héo quắt, vàng lá, người dân không khỏi xót xa, bởi họ không chỉ tiếc vì thiệt hại của vụ mía năm nay, mà còn không biết tới bao giờ hơn 10.000ha diện tích đất trồng mía mới rửa sạch mặn và được cải tạo để đảm bảo xuống giống, cho chất lượng và năng suất cao như trước.

Ông Trịnh Trung Úy, đại diện một trong những doanh nghiệp thu mua mía nguyên liệu tại Sóc Trăng cho biết, với diễn biến này, sản lượng mía đường của nông dân chắc chắn sẽ giảm mạnh. Đáng lo ngại hơn là chất lượng mía cũng bị ảnh hưởng vì doanh nghiệp không thể thu mua những cây mía mặn. Đây sẽ là áp lực lớn đối với doanh nghiệp khi bị thiếu hụt nguồn nguyên liệu.

"Cho dù, chưa xác định được chính xác tỷ lệ thiếu hụt là bao nhiêu, song nhiều khả năng, doanh nghiệp sẽ phải tìm kiếm các nguồn cung khác để thay thế. Việc tìm nguồn cung mới cũng không hẳn dễ dàng trong bối cảnh này vì tình hình khô hạn đang diễn ra trên diện rộng và chắc chắn giá thành nguyên liệu sẽ tăng cao," ông Úy băn khoăn.

Cần Thơ là địa phương vốn có nhiều tiềm năng và thế mạnh về xuất khẩu lúa gạo cũng đang chủ trương dần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, tăng công nghiệp và dịch vụ nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, khó khăn giờ càng chồng chất khó khăn khi tình trạng khô hạn và xâm nhập mặn kéo dài.

Nếu không được can thiệp, xử lý kịp thời, doanh nghiệp ngành lương thực, ngành thủy sản sẽ thiếu hụt nguồn nguyên liệu đầu vào để phục vụ sản xuất kinh doanh.

Dù vụ lúa Đông Xuân đã qua thu hoạch và thiệt hại chỉ là mới bắt đầu với vụ thứ 3 trong năm, song, hậu quả do thiên tai để lại sẽ là lâu dài và các doanh nghiệp cần sớm chủ động có giải pháp để khắc phục tình thế.

Đánh giá về tình hình hoạt động xuất khẩu, ông Dương Nghĩa Hiệp, Phó Giám đốc Sở Công Thương thành phố Cần Thơ cho biết, trong thời gian qua, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu lúa gạo và hàng thủy sản hoạt động không hiệu quả bởi nhiều nguyên nhân.

Do doanh nghiệp đang trong quá trình tái cơ cấu nên thiếu vốn để sản xuất kinh doanh, lại chưa chủ động trong việc liên kết giữa sản xuất với tiêu thụ nhằm tạo nguồn nguyên liệu bền vững. Thêm nữa, chất lượng hàng hóa cũng chưa đáp ứng kịp nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

"Không chỉ thiếu nguyên liệu, vấn đề giá nguyên liệu tăng vào thời điểm tới cũng sẽ là thách thức đối với doanh nghiệp. Bởi năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện còn rất yếu. Tới đây, trước sức ép của hội nhập thì tình hình chung của doanh nghiệp chắc sẽ diễn biến căng thẳng hơn," ông Hiệp nhấn mạnh.

Đại diện nhiều doanh nghiệp trên địa bàn, ông Võ Hùng Dũng, Giám đốc, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ nhận định, tác động của biến đổi khí hậu đối ngành nông nghiệp, ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản ngày càng khắc nghiệt.

Không chỉ con tôm mà kể cả cá tra cũng chịu ảnh hưởng. Mặc dù thiệt hại là không đáng kể bởi phần lớn diện tích nuôi cá tra đang tập trung ở các tỉnh đầu nguồn như Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long... và thiệt hại chỉ khi độ mặn vượt quá chuẩn cho phép ngoài khả năng chịu mặn của tôm hoặc cá tra.

Ông Dũng khuyến nghị, đã tới lúc các nhà khoa học và chính quyền các địa phương cần tập trung nghiên cứu để tìm ra những giống mới, loài nuôi mới hoặc tăng khả năng thích ứng, chống chịu với điều kiện thời tiết khí hậu như hiện nay để hướng tới một nền sản xuất không chỉ an toàn, mà còn đảm bảo phát triển bền vững.

Thiên tai luôn là nỗi lo lắng thường trực không chỉ của người nông dân trực tiếp sản xuất, mà kể cả những doanh nghiệp tham gia vào quá trình gia tăng chuỗi giá trị cho hàng hóa nông, thủy sản của Việt Nam. Đây là thời điểm hai bên cần sát cánh bên nhau, không chỉ chia sẻ, mà cần sự tương hỗ để cùng nhau bước qua khó khăn


Bố trí đủ vốn để hoàn thành dự án đường Láng - Hòa Lạc trong năm 2016

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND thành phố Hà Nội khẩn trương bố trí đủ vốn để Bộ Giao thông vận tải thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản và thi công hoàn thành dứt điểm Dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hoà Lạc trong năm 2016.
anh minh hoa. nguon: internet

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, UBND thành phố Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực Hà Nội làm việc, thống nhất việc chuyển các trạm biến áp phục vụ chiếu sáng của cácdự án giao thông để tiếp nhận, quản lý các trạm biến áp này theo đúng quy định của pháp luật.

Dự án mở rộng, hoàn thiện đường Láng – Hòa Lạc có chiều dài 30km, điểm đầu là Km1+800 (giao cắt giữa vành đai 3 Hà Nội với đường Láng – Hòa Lạc tại nút giao Trung Hòa) và điểm cuối là Km31+064 (giao cắt với QL21). Chiều rộng tuyến đường là 140m bao gồm: 2 dải đường cao tốc quy mô 3 làn xe rộng 16,25m; 2 dải đường đô thị 2 làn xe cơ giới rộng 10,5m; dải phân cách giữa 2 đường cao tốc rộng 20m; 2 dải đất dự trữ giữa hai dải đường đô thị.

Tuyến đường Láng – Hòa Lạc không chỉ nối liền thủ đô Hà Nội với các chuỗi đô thị vệ tinh: Xuân Mai, Miếu Môn, Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Làng văn hóa các Dân tộc Việt Nam mà còn là cung đường mở đầu, nối với đường Hồ Chí Minh tại điểm xuất phát đầu tiên là Hòa Lạc. Tuyến đường còn hòa với các quốc lộ khác trong vùng như QL6, QL32, QL37, QL2… tạo thành mạng giao thông liên kết các vùng kinh tế, an ninh, quốc phòng quan trọng ở phía Bắc của đất nước.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục