tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 18-08-2016

  • Cập nhật : 18/08/2016

Hụt thu ngàn tỉ vì dự án tỉ đô

Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính) cho biết mỗi năm ngân sách sẽ hụt thu hàng ngàn tỉ đồng do những chính sách ưu đãi dành cho dự án Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Thanh Hóa.

khi nmld nghi son di vao hoat dong trong nam 2017, ngan sach nha nuoc se hut thu hang nghan ty dong moi nam - anh: d.ha.

Khi NMLD Nghi Sơn đi vào hoạt động trong năm 2017, ngân sách nhà nước sẽ hụt thu hàng nghàn tỷ đồng mỗi năm - Ảnh: Đ.HÀ.

Đó là thông tin trong báo cáo đánh giá tác động liên quan đến thu ngân sách khi Nhà máy lọc dầu (NMLD) Nghi Sơn (Thanh Hóa) đưa vào hoạt động từ tháng 7-2017. 

Theo tính toán sơ bộ của Vụ Ngân sách nhà nước, nếu giá dầu trong năm 2017 ở mức 45 USD/thùng, tổng thu thuế phát sinh tăng vào khoảng 4.868 tỉ đồng.

Tuy nhiên, tổng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu của VN sẽ giảm tới trên 6.200 tỉ đồng (do giảm nhập khẩu xăng dầu sau khi NMLD Nghi Sơn đi vào hoạt động).

Như vậy, ngân sách sẽ hụt thu hơn 1.300 tỉ đồng chỉ riêng trong năm 2017. Và từ năm 2018, khi NMLD Nghi Sơn nâng dần công suất, ngân sách còn hụt thu nhiều hơn.

Cụ thể, ngân sách nhà nước sẽ hụt thu khoảng 10.929 tỉ đồng trong năm 2018, hơn 10.600 tỉ đồng vào năm 2019 và năm 2020 hụt tới trên 14.100 tỉ đồng...

Đặc biệt, Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) - đơn vị tham gia góp vốn tại dự án này - phải bù lỗ cho nhà máy này hàng trăm triệu USD mỗi năm, chưa kể hơn 3.830 tỉ đồng bỏ ra hỗ trợ trực tiếp Nghi Sơn làm đê chắn sóng, đường nội bộ, hệ thống chiếu sáng...

Cụ thể, theo cam kết tại phần chế độ thuế trong thỏa thuận bảo lãnh và cam kết của Chính phủ dành cho dự án, PVN sẽ bao tiêu sản phẩm cho nhà máy này trong 10 năm với giá bằng giá xăng dầu nhập khẩu cộng thêm 3-7% thuế nhập khẩu (tùy loại xăng dầu).

Theo tính toán của Vụ Ngân sách nhà nước, nếu giá dầu 45 USD/thùng, số tiền mà PVN phải bỏ ra bù lỗ (cho việc bao tiêu sản phẩm) lên tới 1,54 tỉ USD/10 năm (tương đương 3.500 tỉ đồng/năm), trong khi lợi nhuận mà PVN nhận được với tư cách cổ đông của dự án này chỉ là 1.600 tỉ đồng/năm.

Và giá dầu càng tăng, khoản tiền mà PVN bù lỗ cho việc bao tiêu sản phẩm của NMLD Nghi Sơn càng lớn. Chẳng hạn nếu giá dầu ở mức 50 USD/thùng, PVN sẽ phải bù lỗ cho nhà máy lên tới 4.000 tỉ đồng/năm, trong khi lợi nhuận được chia với tư cách cổ đông chỉ có 1.400 tỉ đồng.

Theo nhận định của Vụ Ngân sách nhà nước, với chính sách ưu đãi này (cộng thêm 3-7% vào giá bán ra tại cổng nhà máy), nhiều khả năng Nghi Sơn sẽ tiêu thụ 100% sản lượng xăng dầu sản xuất ra ngay tại VN chứ không xuất khẩu.

Ngoài ra, theo cam kết của Chính phủ, NMLD Nghi Sơn được hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp 10% suốt đời dự án (70 năm), chưa kể được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm đầu và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 9 năm tiếp theo.

Do đó đến năm 2020, nhà máy này sẽ không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, cũng không phải nộp thuế xuất khẩu nếu sản phẩm được xuất đi các nước.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng đầu tư hóa lọc dầu đòi hỏi vốn rất lớn và được Nhà nước khuyến khích đầu tư để đảm bảo an ninh năng lượng.

Tuy nhiên, đối với dự án kinh tế dù bất kỳ lĩnh vực nào, trừ an ninh quốc phòng, một trong những yếu tố đầu tiên cân nhắc trước khi đầu tư là phải xem xét hiệu quả kinh tế.

Do đó với một nhà máy mà khi đưa vào hoạt động, ngân sách nhà nước bị hụt thu hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn tỉ đồng mỗi năm như NMLD Nghi Sơn là chuyện khó chấp nhận.

Theo ông Long, dự án này không mang lại hiệu quả kinh tế cho xã hội bởi Nhà nước bị thất thu, trong khi người tiêu dùng chắc chắn không được hưởng lợi do giá xăng dầu trong nước hiện đang điều hành theo cơ chế thị trường, phụ thuộc diễn biến giá xăng dầu thế giới.

“Để đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển công nghiệp hóa dầu, VN chỉ nên ưu đãi đối với các hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu chứ không thể “bao” cả dự án chế biến, sản xuất xăng dầu như với dự án NMLD Nghi Sơn” - ông Long nói.(TT)


Hong Kong mong muốn hợp tác với TP.HCM

 Ngày 16-8, tại buổi làm việc với bà Carrie Lam (Tổng Thư ký phụ trách hành chính-nội vụ chính quyền Đặc khu hành chính Hong Kong, Trung Quốc).

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết Hong Kong luôn được xem là một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam nói chung và của TP.HCM nói riêng.

Chủ tịch UBND TP.HCM hy vọng các nhà đầu tư từ Hong Kong sẽ quan tâm đầu tư trong lĩnh vực tài chính tại TP.HCM. Ông cũng cho rằng cơ hội hợp tác giao thương giữa TP.HCM và Hong Kong sẽ ngày càng mở rộng và đạt nhiều kết quả.

Đánh giá cao sự phát triển và tiềm năng hợp tác với TP.HCM, bà Carrie Lam cho biết nhiều đối tác Hong Kong ngày càng quan tâm đến môi trường đầu tư tại TP. “Mong rằng với vai trò đầu tàu kinh tế, TP.HCM sẽ thúc đẩy hợp tác hơn nữa giữa Việt Nam và Hong Kong. Các nhà đầu tư Hong Kong rất tin tưởng vào định hướng phát triển của TP.HCM, muốn hợp tác nhiều hơn trong lĩnh vực tài chính cũng như các lĩnh vực khác như hàng không, đường sắt đô thị, công nghệ cao” - bà Carrie Lam nói.


Nở rộ trái cây Trung Quốc núp bóng hàng Việt

Trung Quốc xuất hàng loạt trái cây giống hệt Việt Nam hoặc giống trái cây Mỹ, Úc để lừa người tiêu dùng.

Trước đây Trung Quốc (TQ) chủ yếu xuất khẩu sang Việt Nam những loại trái cây to, mẫu mã bắt mắt, bóng mượt nhờ sử dụng chất kích thích và chất tăng trưởng. Tuy nhiên, hiện nay TQ chuyển sang chiến lược đội lốt, sản xuất những sản phẩm giống hệt hàng Việt để qua mắt người mua.

Núp bóng

Mới đây, người tiêu dùng đã bị lừa khi tưởng nhầm xoài tí hon của TQ là xoài trồng tại Việt Nam. Mãi đến khi cơ quan chức năng, các chợ đầu mối khẳng định mỗi ngày có hàng trăm tấn xoài tí hon TQ đổ vào nước ta bán la liệt khắp cả nước, mọi người mới té ngửa lâu nay đã mua nhầm.

Càng “đau” hơn khi xoài tí hon TQ giá nhập về chỉ 1 đồng nhưng bán ra có khi gấp hơn chục lần. Cụ thể, theo Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, chỉ tính từ đầu tháng 2 đến hết tháng 7 vừa qua đã có 4.800 tấn xoài từ TQ nhập qua cửa khẩu Tân Thanh. Giá khai báo hải quan mặt hàng này rất rẻ, chỉ 160 USD một tấn.

Với mức giá này, nếu quy đổi theo tỉ giá, mỗi kg xoài nhập từ TQ chỉ khoảng 3.570 đồng. Thế nhưng tại TP.HCM, xoài tí hon TQ núp bóng xoài Việt bán với giá 30.000-40.000 đồng/kg, gấp cả chục lần so với giá nhập khẩu.

Ông Huỳnh Thanh Hồng, Trưởng Ban Quản lý chợ đầu mối trái cây Đồng Tháp, nhận xét: “Trái cây TQ ngày càng có nhiều chủng loại rất giống trái cây nước ta, đặc biệt là trái cây trồng ở miền Bắc. Tiêu biểu như trái mận, đào, nhãn”.

Dẫn chứng cho nhận định này, ông Hồng cho hay trước đây trái nho TQ nhập vào nước ta rất dễ nhận dạng vì trái to, giá rẻ. Nhưng hiện nay các chợ nhập về rất nhiều nho của TQ có hình dáng, màu sắc, kích cỡ giống hệt nho Ninh Thuận. Điều này làm giảm sức cạnh tranh của nho Ninh Thuận.

Chị Hồng Hải, nhà ở quận Gò Vấp (TP.HCM), chia sẻ: “Tôi thấy dọc đường bán đầy nho ghi nho Ba Mọi, nho Ninh Thuận nhưng không biết có thật không. Mong các cơ quan chức năng dẹp trái cây TQ đội lốt hàng Việt để dân được nhờ chứ họ núp bóng tinh vi như vậy thì người tiêu dùng không thể thông minh nổi”.

Người dân TP.HCM gần đây cũng bắt gặp nhiều xe ba gác treo bảng “dưa hoàng kim miền Tây”, “mận giòn Hà Nội”, “mận tím Sa Pa”... Thực ra theo tìm hiểu của chúng tôi, đây chủ yếu là hàng TQ giả mạo hàng Việt. Ngay cả nhãn lồng Hưng Yên nổi tiếng cũng bị hàng TQ giả bán tràn lan.

“Phải đến đầu tháng 8, nhãn lồng Hưng Yên mới vào vụ thu hoạch nhưng từ đầu tháng 7 vừa qua, nhãn từ TQ gắn mác nhãn lồng nổi tiếng của nước ta đã bán khắp thị trường” - đại diện một công ty xuất khẩu trái cây nêu thực trạng.

nguoi mua rat kho phan biet duoc dau la hang trung quoc, dau la hang viet. trong anh: nho, xoai…trung quoc ban tran lan tren thi truong. anh: qh

Người mua rất khó phân biệt được đâu là hàng Trung Quốc, đâu là hàng Việt. Trong ảnh: Nho, xoài…Trung Quốc bán tràn lan trên thị trường. Ảnh: QH

Kiểm đầu vào, công bố thông tin

Vì sao trái cây TQ núp bóng hàng Việt nở rộ? Trả lời thắc mắc này của chúng tôi, nhiều ý kiến nhận định nguyên nhân chính là do sau hàng loạt vụ bê bối thực phẩm bẩn (chất lượng kém, chứa nhiều dư lượng chất cấm, thuốc bảo vệ thực vật…) giờ đây người tiêu dùng Việt đã quay lưng với các sản phẩm của TQ, trong đó có mặt hàng trái cây. Do vậy muốn bán được ở Việt Nam, trái cây TQ tìm cách núp bóng hàng của nước ta.

Bên cạnh đó, không ít người bán vì hám hợi nên “biến” trái cây TQ thành hàng nội. Anh Thanh Tâm, chủ một cơ sở chuyên kinh doanh trái cây tại TP.HCM, phân tích trái cây cùng loại trồng ở Việt Nam thường đắt gấp 2-4 lần so với trái cây nhập từ TQ. Thế nên người bán phù phép trái cây TQ thành trái cây nội để có lợi nhuận cao, đánh lừa người mua.

Đề cập đến vấn đề này, TS Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, nguyên Cục phó Cục Bảo vệ thực vật, cho rằng các doanh nghiệp TQ là “cao thủ” khi họ trồng những mặt hàng trái cây giống hệt Việt Nam hoặc giống trái cây Mỹ, Úc. “Họ nắm rõ thị trường nước ta tẩy chay trái cây nước họ nên làm như vậy mới tiêu thụ được hàng” - bà Mai nói.

Thế nhưng để kiểm soát, ngăn chặn được tình trạng trên không hề đơn giản. Bà Mai phân tích: “Trái cây TQ chủ yếu vào nước ta bằng đường tiểu ngạch, được miễn thuế nên giá rẻ, dễ dàng vào các chợ đầu mối rồi phân tán ra các chợ nhỏ lẻ, tràn khắp thị trường. Cơ quan chức năng không thể đủ lực lượng để lấy mẫu kiểm tra”.

Tuy vậy, bà Mai cho rằng giải pháp khả thi nhất là kiểm soát chặt nguồn gốc xuất xứ, chất lượng trái cây TQ ngay từ đầu vào, nhất là tại các cửa khẩu. Ngoài ra, có thể kiểm tra nguồn gốc xuất xứ sản phẩm (như giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan bảo vệ thực vật) ở các chợ đầu mối, siêu thị, cửa hàng.

Đồng quan điểm, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, ông Nguyễn Văn Kỳ, nhấn mạnh cơ quan quản lý cấp phép nhập khẩu cần công khai thông tin chính xác, rõ ràng để người dân biết về những mặt hàng trái cây nhập khẩu từ TQ và nhiều nước khác. Khi đó tự thị trường trong nước sẽ quyết định và chắc chắn trái cây TQ sẽ không núp bóng nhiều như hiện nay.(PLO)


Điểm mặt các bộ ngành chây ỳ báo cáo số liệu thống kê

Nhiều cơ quan bộ, ngành thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo thống kê tổng hợp nhưng cũng có không ít bộ, ngành không chịu thực hiện công việc này.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT) tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ ngày 16-8, nhiều bộ, ngành chưa xây dựng hoặc xây dựng chưa tốt hệ thống thông tin thống kê, chưa thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo quy định.

Cụ thể là Bộ TN&MT, Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, TAND Tối cao đều không thực hiện báo cáo thống kê. Các bộ khác tuy có thực hiện nhưng chưa đầy đủ như Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính, Bộ VH-TT&DL .

ong nguyen bich lam, tong cuc truong tong cuc thong ke: nhieu bo, nganh bat hop tac cung cap so lieu thong ke. anh: tp

Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê: Nhiều bộ, ngành bất hợp tác cung cấp số liệu thống kê. Ảnh: TP

Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, cho biết cơ quan thống kê gặp rất nhiều trở ngại trong việc tiếp cận, chia sẻ và cung cấp thông tin, số liệu thống kê từ các bộ, ngành. Đây cũng là nguyên do khiến số liệu thống kê Trung ương nhiều lúc bị công bố chậm.

Ông Lâm đơn cử, Bộ TN&MT đến nay vẫn “bất hợp tác” với Tổng cục Thống kê trong cung cấp số liệu quản lý.

“Có những cuộc họp liên quan chúng tôi mời đích danh hoặc đại diện Bộ TN&MT tới nhưng chưa bao giờ họ có mặt” - Ông Lâm nói. 


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục