tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 04-05-2016

  • Cập nhật : 04/05/2016

Báo động về “Lao động cưỡng bức”

Các doanh nghiệp dệt may đang “đi trên dây” trước ranh giới mong manh giữa gia tăng năng suất và vi phạm quyền lao động, dù vô tình hay cố ý.
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Năm 2013, một công nhân nam đã tử vong khi cố bơi qua chiếc hồ rộng hàng trăm m2 để bỏ trốn sau thời gian dài bị lạm dụng sức lao động, theo dõi 24/24 và tịch thu giấy tờ tùy thân khi làm việc tại một xưởng gỗ ở Bình Dương. Câu chuyện đau lòng này chỉ là một phần rất nhỏ của tảng băng chìm về nạn cưỡng bức lao động vẫn đang tồn tại từng ngày, từng giờ, ở mọi góc khuất trên thế giới ngay giữa thời đại văn minh.

Hiện trạng lao động cưỡng bức xảy ra khi người lao động bị lừa gạt, mắc bẫy trong công việc của mình mà không thoát ra được. Phát biểu với báo giới, Tiến sĩ Chang-Hee Lee, Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam, cho biết châu Á - Thái Bình Dương là khu vực chiếm đến một nửa số nạn nhân của nạn lao động cưỡng bức trên thế giới. Theo ông, cứ trong 1.000 người lao động ở khu vực này, có 3 người rơi vào tình trạng trên.

Tại Việt Nam, với lợi thế nhân công giá rẻ, những ngành nghề thâm dụng lao động đã trở thành thế mạnh của đất nước. Nhưng đó cũng là con dao 2 lưỡi khi doanh nghiệp ở những ngành nghề này phải đối mặt với vấn nạn lao động cưỡng bức nhiều hơn. Mới đây, bộ tài liệu hướng dẫn phòng ngừa lao động cưỡng bức trong chuỗi cung ứng ngành dệt may Việt Nam vừa được ILO và VCCI công bố đã đem đến nhiều thông tin “giật mình”.

Được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, dệt may đang là nguồn sống cho gần 6.000 doanh nghiệp và 2,5 triệu người lao động tại Việt Nam. Thế nhưng, các doanh nghiệp trong ngành đang “đi trên dây” trước ranh giới mong manh giữa gia tăng năng suất và vi phạm quyền lao động, dù vô tình hay cố ý.

Theo tài liệu trên, có 11 chỉ số để nhận biết tình trạng lao động cưỡng bức, bao gồm tình huống người lao động bị lạm dụng tình trạng khó khăn, lừa gạt, đe dọa, hạn chế đi lại, bị cô lập, bạo lực thân thể và tình dục, bị giữ giấy tờ tùy thân, giữ tiền lương, bị lệ thuộc vì nợ, bị lạm dụng về điều kiện làm việc, sinh hoạt và liên tục phải làm việc ngoài giờ. Một lãnh đạo trong ngành dệt may (không muốn nêu tên) cho biết, nạn lao động cưỡng bức trong những ngành nghề sản xuất, sử dụng lượng lớn nhân công vẫn tồn tại trên thực tế, dù chưa có con số thống kê cụ thể.

Ngay cả khi không cố tình vi phạm, các doanh nghiệp trong ngành dệt may vẫn chưa hoàn toàn vô can khi nguy cơ lao động cưỡng bức còn rình rập ở các nhà cung cấp, nhà thầu phụ do đặc thù phức tạp của chuỗi cung ứng. Bên cạnh sự tung hô thường được nghe thấy về chất lượng sản phẩm, những thương hiệu thời trang lớn của thế giới vẫn phải đối mặt với nhiều suy xét về lao động cưỡng bức khi một số đơn vị trong chuỗi cung ứng của họ đã từng vi phạm những quy định về sử dụng lao động trẻ em, bóc lột sức lao động trong quá khứ.

Việt Nam được xem là xưởng gia công cho các thương hiệu may mặc lớn nhỏ và hậu quả mà nhiều doanh nghiệp dệt may Việt phải đối mặt nếu bị cáo buộc vi phạm lao động cưỡng bức không hề nhỏ, nhất là ở những “sàn đấu” có luật chơi nghiêm ngặt như AEC hay TPP. Mất bạn hàng, chịu tổn hại to lớn về danh tiếng và tài chính, bị truy tố hình sự... là một số hậu quả trước mắt. Tệ hơn, những cáo buộc liên quan đến lao động cưỡng bức còn có thể ảnh hưởng xấu đến toàn ngành may mặc hay kết quả xuất khẩu của cả quốc gia.

Theo ước tính trong tài liệu vừa được công bố, các hành vi bất hợp pháp từ lao động cưỡng bức đem về 150 tỷ USD mỗi năm cho khối kinh tế tư nhân toàn cầu. Với lợi ích khổng lồ như vậy, đâu là những nguyên tắc cơ bản để các doanh nghiệp tự bảo vệ mình trước sức hấp dẫn của quyền lực đen này?

Trong tuyển dụng lao động, cung cấp thông tin đúng, đủ về tính chất và điều kiện công việc cho người lao động là bước đi đầu tiên trong hành trình sử dụng lao động minh bạch. Đặc biệt, khi thông qua đơn vị môi giới hay cung ứng lao động, doanh nghiệp trực tiếp sử dụng lao động phải kiểm soát chặt chẽ quá trình tuyển dụng ở các nhà trung gian này để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Thực tế, có nhiều chiêu trò dù không mới nhưng vẫn được hàng loạt trung tâm tuyển dụng “ma” sử dụng để lừa gạt lao động ngoại tỷnh đổ về các thành phố lớn tìm việc. Thu một khoản phí đặt cọc, giữ giấy tờ tùy thân để đưa người lao động vào thế bí là những ví dụ quen thuộc.

Trong sử dụng lao động, tình trạng lao động cưỡng bức có thể nảy sinh nếu doanh nghiệp sử dụng những biện pháp ép buộc nhằm tăng năng suất lao động, cung cấp điều kiện làm việc không đạt chuẩn trong khi người lao động không được chấm dứt hợp đồng. Những quy tắc minh bạch về trả lương, quy định thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo tự do cá nhân... tưởng như là những điều cơ bản mà doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện. Nhưng vẫn có một tỷ lệ các doanh nghiệp vô tình hay cố ý đi trái với những quy định này. Né đóng bảo hiểm xã hội, làm quá số giờ cho phép... là những vi phạm mà các chủ xí nghiệp, nhà máy tự phát, quy mô nhỏ thường mắc phải.

Ở những công ty lớn, việc đáp ứng đúng và đủ các điều kiện về sử dụng lao động để vào được chuỗi cung ứng của những thương hiệu thời trang lớn cũng không dễ dàng. Theo ông Lê Quang Hùng, Chủ tịch Công ty Sản xuất Thương mại May Sài Gòn, ngoài chất lượng, giá cả, thời gian làm hàng, thì khả năng tuân thủ trách nhiệm xã hội được các khách hàng lớn đánh giá khắt khe. Việc thực hiện các quy định của Luật Lao động Việt Nam và các điều luật lao động quốc tế được khách hàng kiểm tra thường xuyên, đặc biệt là giờ lao động, nghỉ ngơi, tiền lương, phương tiện bảo vệ cá nhân và các công cụ khác để đảm bảo an toàn cho người lao động.

Ông Hùng kể, có lần trong quá trình kiểm tra điều kiện làm việc, nhân viên đánh giá thình lình đập vỡ chuông báo cháy để xem chúng có hoạt động không, hoặc đột xuất đến phỏng vấn người lao động về điều kiện làm việc mà doanh nghiệp không được báo trước. Những ví dụ này cho thấy, nếu các doanh nghiệp trong nước muốn vào được guồng quay của ngành dệt may toàn cầu, thì dù muốn hay không, họ chắc chắn phải làm quen với việc thực thi đầy đủ các quy định về lao động, tài sản quan trọng trong những ngành nghề sản xuất.

Con số 21 triệu nạn nhân của tình trạng lao động cưỡng bức trên toàn cầu do ILO công bố là minh chứng không thể chối cãi rằng đích đến phát triển bền vững mà mọi doanh nghiệp đều chọn vẫn còn xa. Nhưng với các doanh nghiệp Việt Nam, việc chủ động tìm hiểu những quy định có liên quan để phòng ngừa rủi ro và xây dựng một bộ quy tắc ứng xử về sử dụng lao động là việc cần sớm được quan tâm. Làm được điều này, họ sẽ tự cứu được mình khỏi những rắc rối có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.


Một phụ nữ người Việt bị chồng bắn chết tại Mỹ

Thấy chồng lười lao động, suốt ngày ăn chơi nên người vợ đòi chia tay. Tức giận, người chồng lấy súng bắn chết vợ.

Nạn nhân là chị Nguyễn Thị Hồng Ngọc (SN 1971 tại phường Đức Long, TP.Phan Thiết, Bình Thuận). Chị sang định cư tại tại California, Hoa Kỳ một mình, không có thân thích. 

sau do, chi ngoc ket hon voi tran hai long (sn 1972) va co voi nhau hai con chung, hien con nho.

Sau đó, chị Ngọc kết hôn với Trần Hải Long (SN 1972) và có với nhau hai con chung, hiện còn nhỏ.

Trong thời gian chung sống, Long ham chơi, lười lao động nên chị Ngọc đòi chia tay. Tức giận, đêm 14-4-2016, Hải Long dùng súng bắn chết vợ.

doi tuong long

Đối tượng Long

Chị Hồng Ngọc qua đời, để lại hai con thơ, không người thân thích tại đất khách quê người.

Những đồng hương người Việt Nam sống tại California quyên góp tiền tổ chức đám tang cho nạn nhân tại thành phố Seaside, California vào 27-4.


Cấp gạo cứu đói cho 2 địa phương có cá chết bất thường

Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý với đề nghị của Bộ Tài chính xuất cấp gạo dự trữ quốc gia trong tình huống đột xuất, cấp bách cho các địa phương; đồng thời giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan chủ động cấp phát gạo dự trữ quốc gia để hỗ trợ các địa phương cứu đói cho người dân bị ảnh hưởng của tình trạng cá chết bất thường.

800 tan gao du tru da duoc chuyen toi quang binh va quang tri de ho tro nguoi dan. anh: internet.

800 tấn gạo dự trữ đã được chuyển tới Quảng Bình và Quảng Trị để hỗ trợ người dân. Ảnh: internet.

Trước đó, tình trạng cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, ngư dân các xã ven biển, các xã hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản, các xã có ngư dân làm muối và hoạt động liên quan đến du lịch. Tình trạng cá chết đã gây hoang mang trong nhân dân và dư luận địa phương.

Ngày 27-4-2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã đề nghị Bộ Tài chính (Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên) xuất tạm ứng cho tỉnh 500 tấn gạo để hỗ trợ người dân. Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ hoàn trả số gạo đã tạm ứng này sau khi có hỗ trợ từ Chính phủ.

Ngày 28-4-2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị cũng có văn bản đề nghị Bộ Tài chính hỗ trợ 300 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia để địa phương cứu đói cho người dân các địa phương sống ven biển bị tác động nghiêm trọng do nghi nước biển nhiễm độc.

Đáp ứng 2 đề nghị nói trên, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ đã xuất cấp từ nguồn dự trữ quốc gia 100 tấn gạo cho Quảng Bình và 100 tấn gạo cho Quảng Trị theo thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Đồng thời, Bộ Tài chính cũng giao Tổng cục Dự trữ Nhà nước xuất tạm ứng 400 tấn gạo cho Quảng Bình và tạm ứng 200 tấn gạo cho Quảng Trị để kịp thời hỗ trợ cho ngư dân và xử lý sự cố xảy ra trên địa bàn.

Tổng số lượng 600 tấn gạo xuất tạm ứng sẽ được trừ vào số lượng gạo dự trữ quốc gia cấp cho 2 tỉnh khi Thủ tướng Chính phủ có quyết định hỗ trợ gạo cho các địa phương để cứu đói cho người dân vùng biển, ngư dân bị ảnh hưởng của tình trạng cá chết bất thường. 

Ngày 29-4-2016, Bộ Tài chính đã gửi báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình xuất cấp gạo dự trữ quốc gia trong tình huống đột xuất, cấp bách cho các địa phương.

Theo Bộ Tài chính, trong thời gian tới, trường hợp có văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân các tỉnh về hỗ trợ gạo cho ngư dân các địa phương bị ảnh hưởng của tình trạng cá chết bất thường, Bộ sẽ chủ động cấp phát gạo dự trữ quốc gia theo đúng thẩm quyền và số lượng gạo còn lại vượt quá thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ cấp tạm ứng để đảm bảo đáp ứng ngay nhu cầu của các địa phương. Sau đó, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân các tỉnh và các bộ, ngành có liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ hoàn thiện thủ tục cấp hàng dự trữ quốc gia theo đúng quy định.


Phải nộp chiết khấu từ mua sắm tập trung vào ngân sách

Một trong những nội dung quan trọng tại các quy định về mua sắm tài sản Nhà nước theo phương thức tập trung (MSTT) là yêu cầu công khai các khoản hoa hồng, chiết khấu, khuyến mãi (nếu có). Theo ông Nguyễn Tân Thịnh – Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính, các khoản này sau khi công khai sẽ được nộp lại vào ngân sách Nhà nước.

anh minh hoa. nguon: internet.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet.

Việc công khai các thông tin về MSTT được thực hiện trên Cổng thông tin điện tử của Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương có liên quan và Trang thông tin về tài sản nhà nước.

Theo ông Nguyễn Tân Thịnh – Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính: Sự có mặt của các khoản hoa hồng, chiết khấu, giảm giá là thường có và mỗi nhà cung cấp lại có chế độ khác nhau đối với khách hàng dù là MSTT hay mua sắm phân tán.

Việc yêu cầu công khai các khoản này không phải bây giờ mới có yêu cầu mà đã bắt đầu từ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được quy định trong Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2014.

“Nhà nước cũng có cơ chế thực hiện và kiểm soát việc công khai. Khi thực hiện MSTT, số lượng các đơn vị triển khai không nhiều nên công tác này sẽ thực hiện thuận lợi hơn” – ông Thịnh nói.

Đặc biệt, bên cạnh sự kiểm soát của cơ quan Nhà nước, đại diện Bộ Tài chính cho rằng, sự giám sát của các đơn vị sử dụng mặt hàng cũng như các cơ quan thông tin đại chúng cũng sẽ là một kênh kiểm soát để hỗ trợ tốt cho cơ quan chức năng.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) với yêu cầu: “Sửa đổi, bổ sung các quy định về việc thành lập các Trung tâm mua sắm công tập trung, theo đúng yêu cầu của Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X)”.

Ngày 26-2-2016, Thủ tướng Chính phủ chính thức ban hành Quyết định số 08/2016/QĐ-TTg quy định việc MSTT.

Như vậy, cơ chế MSTT hiện hành được thực hiện theo Luật Đấu thầu năm 2013; Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu; Quyết định số 08/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định việc MSTT; Thông tư số 34/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính công bố danh mục tài sản MSTT cấp quốc gia; Thông tư số 35/206/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn việc MSTT.

Một quy định quan trọng trong các văn bản nói trên là yêu cầu công khai. Bên cạnh việc công khai số lượng tài sản mua sắm, chủng loại tài sản mua sắm, dự toán mua sắm tài sản, nguồn vốn mua sắm tài sản,…một số nội dung như đơn giá, nguồn vốn, hình thức mua sắm tài sản hay các khoản hoa hồng, chiết khấu, khuyến mãi (nếu có) cũng phải được công khai.

Tất cả các khoản chi hoa hồng, chiết khấu sau khi hạch toán đều sẽ được nộp lại vào ngân sách Nhà nước.(BHQ)


TP.Hồ Chí Minh: Thu nội địa đạt khá

Theo Cục Thuế TP.HCM, trong 3 tháng đầu năm 2016, tình hình kinh tế- xã hội trên địa bàn tiếp tục phát triển ổn định, chính sách thuế mới và công tác đốc thu nợ thuế đã góp phần tăng thu cho ngân sách.

nguoi dan nop ho so quyet toan thue tncn tai cuc thue tp.hcm. (anh: nguyen hue)

Người dân nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN tại Cục Thuế TP.HCM. (Ảnh: Nguyễn Huế)

Cục Thuế TP.HCM cho biết, trong quý 1 tổng thu nội địa thu trên địa bàn là 51.266 tỷ đồng, đạt trên 26% dự toán pháp lệnh năm, tăng trên 5% so cùng kỳ năm 2015, trong đó, thu nội địa tính cân đối trừ dầu là 47.693 tỷ đồng, đạt 27% dự toán pháp lệnh, tăng trên 13% so với cùng kỳ năm 2015. Thu từ dầu thô là 3.526 tỷ đồng, đạt trên 19% dự toán pháp lệnh, giảm gần 45% so cùng kỳ năm 2015.

Cũng trong quý 1, số thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn TP.HCM đạt được kết quả tích cực với số thu 31.743 tỷ đồng, đạt trên 27% dự toán pháp lệnh năm, tăng trên 14% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, thuế tiêu thụ đặc biệt có tỷ lệ tăng cao nhất trong 3 loại thuế chính của khu vực kinh tế, với mức tăng  24% so với cùng kỳ năm trước. Số thu từ thuế giá trị gia tăng tăng gần 18%, thuế thu nhập DN tăng trên 8%, so với cùng kỳ. Các ngành có số thu nộp đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ gồm: ngành thuốc lá nộp tăng trên 21%; ngành bảo hiểm tăng trên 50%; ngành sản xuất, chế biến tăng gần 11%... Một số khoản thu tăng so với cùng kỳ gồm có: thuế thu nhập cá nhân tăng 16,49%; thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước tăng trên 136%; thuế bảo vệ môi trường tăng gần 194%; lệ phí trước bạ tăng gần 26%... Thống kê của Cục Thuế TP.HCM trong quý 1 cũng cho thấy, hầu hết số thu ngân sách của các Chi cục Thuế đều đạt trên 27% dự toán pháp lệnh năm,  với tổng số thu nội địa của khối Chi cục Thuế  là 15.334 tỷ đồng, đạt gần 36% dự toán pháp lệnh năm, tăng trên 44% so với cùng kỳ năm 2015.

Theo Cục Thuế TP.HCM, tình hình thu ngân sách trong 3 tháng đầu năm đạt kết quả tích cực là do tình hình kinh tế- xã hội trên địa bàn tiếp tục giữ mức ổn định, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN thuận lợi hơn. Điển hình như  số thu từ thuế giá trị gia tăng tăng gần 18% so với cùng kỳ, trong đó một số doanh nghiệp nộp tăng như Công ty TNHH nhà máy bia Việt Nam nộp 516 tỷ đồng, tăng gần 49% so với cùng kì năm trước, Công ty cổ phần kinh doanh nhà NoVa nộp 173 tỷ đồng. Thuế thu nhập cá nhân tăng trên 16% so với cùng kỳ, trong đó từ tiền lương, tiền công chiếm tỷ trọng trên 81% do người lao động nộp quyết toán thuế năm 2015.

Ngoài ra, một số chính sách thuế mới cũng đã tác động tích cực tới nguồn thu ngân sách. Điển hình như thuế tiêu thụ đặc biệt trong quý 1 tăng trên 24,56% so với cùng kỳ, trong đó số thu tập trung vào các DN có hoạt động sản xuất, kinh doanh các mặt hàng như bia, rượu, thuốc lá, đây cũng là những mặt hàng có thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt tăng từ ngày 1-1-2016. Tương tự, thu từ thuế bảo vệ môi trường tăng gần 194% so với cùng kỳ, do tác động của Nghị quyết số 888a/2015/UBTVQH13 ngày 10 -3 - 2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Ngoài những tác động khách quan nêu trên nỗ lực triển khai công tác thu ngay từ đầu năm và việc tập trung chỉ đạo công tác đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế ngay từ đầu năm của Cục Thuế TP.HCM cũng góp phần quan trọng vào kết quả thu ngân sách. Tính đến ngày 31-3-2016, số nợ đã thu được của Cục Thuế TP.HCM là 4.280 tỷ đồng.

Mặc dù kết quả thu ngân sách nhà nước trong quý 1 đạt khá, nhưng theo Cục Thuế TP.HCM, nền kinh tế được dự báo tiếp tục gặp nhiều khó khăn thách thức, tốc độ phục hồi kinh tế vẫn còn chậm và tiềm ẩn nhiều rủi ro, biến động khó lường trên thị trường tài chính, tiền tệ, dầu thô… tình hình thời tiết xấu còn có khả năng kéo dài tác động bất lợi đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN trên địa bàn... có thể làm ảnh hưởng đến số thu ngân sách trong năm nay. Do vậy, nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thu với mức phấn đấu thu trong quý 2 là 26% dự toán pháp lệnh, lãnh đạo Cục Thuế TP.HCM chỉ đạo các đơn vị phải tiếp tục đẩy mạnh và triển khai thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của UBND TP.HCM, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế. Đồng thời, theo dõi sát diễn biến kinh tế - xã hội trên địa bàn, đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý thuế hàng tháng, đề ra các biện pháp, cách làm cụ thể đảm bảo thực hiện dự toán thu trong từng tháng, quý. Bên cạnh đó, Cục Thuế TP.HCM yêu cầu các đơn vị phát động phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác thuế 6 tháng đầu năm, tích cực triển khai các chính sách, quy định có hiệu lực thi hành trong năm 2016, kịp thời  đề xuất, kiến nghị giải quyết các vướng mắc trong việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách...(BHQ)


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục