tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh 24-02-2016

  • Cập nhật : 24/02/2016

Cấm bác sĩ bệnh viện công mở phòng khám tư: Phong bì, quá tải, lách luật... càng bức bối hơn?

cam bac si benh vien cong mo phong kham tu: phong bi, qua tai, lach luat... cang buc boi hon?

Cấm bác sĩ bệnh viện công mở phòng khám tư: Phong bì, quá tải, lách luật... càng bức bối hơn?


Dự thảo nghị định mới của Bộ Y tế quy định từ 1/7/2016, bác sĩ làm tại Bệnh viện công không được làm giám đốc các bệnh viện và phòng khám đa khoa tư nhân đang gây ra nhiều tranh cãi.

Bộ Y tế mới đưa ra dự thảo nghị định mới thay thế nghị định 87/2011/NĐ – CP, hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề và cấp giấykhám chữa bệnh đối với cơ sở khám chữa bệnh.

Theo đó, tại Chấm 5, Điều 14, Mục 3, dự thảo nghị định trên nêu rõ: Người đang hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước không được đăng ký làm người đứng đầu của bệnh viện tư nhân hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử tham gia quản lý, điều hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phần vốn của Nhà nước.

Ngay sau khi đưa ra, dự thảo này đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều.

Đối với người dân, nhiều người cho rằng, họ sẵn sàng chi trả một mức tiền cao hơn để được khám bệnh ngoài giờ ở phòng khám tư nhân, lựa chọn bác sĩ giỏi theo yêu cầu của mình.

Nếu áp dụng quy định này, họ sẽ phải vào bệnh viện công để khám, dẫn đến tình trạng bệnh viện thêm quá tải. Từ đó, sẽ nảy sinh càng nhiều tiêu cực hơn.

Ngay cả những bác sĩ trong ngành cũng lo ngại. Hiện tại, lương bác sĩ ở bệnh viện công rất thấp. Nếu không có phòng mạch tư, có thể một số bác sĩ yêu cầu bệnh nhân đến nhà để đưa tiền bồi dưỡng, hoặc điều này sẽ diễn ra nhiều hơn đề bù lại khoản thu nhập từ phòng mạch, ai có thể kiểm soát được điều này?

Bác sĩ Phạm Đình Tuần – Khoa Nội Trung tâm Y tế lao động Bộ Nông nghiệp và PTNT cho rằng, thực tế, quy định trên của Bộ Y tế không quá chặt chẽ như nhiều người nói. Bởi vì nếu đồng ý cho bác sĩ vừa mở cửa phòng khám tư, vừa làm ở nhà nước thì công việc không được đảm bảo.

Bác sĩ Tuần cho hay, theo quy định, bác sĩ được làm thêm ở ngoài giờ để tăng thu nhập. Tuy nhiên, để đứng tên mở phòng khám, bác sĩ sẽ phải tập trung toàn bộ thời gian, 24/24 cho công việc ở phòng khám tư.

Điều đó có nghĩa là một bác sĩ không thể tập trung làm tốt cả bệnh viện công và bệnh viện tư cùng một lúc. "Vì sẽ có trường hợp, khi bác sĩ đang mổ ở bệnh viện công mà phòng khám tư xuất hiện bệnh nhân gặp tai biến yêu cầu bác sĩ phải có mặt để chỉ đạo chuyên môn", bác sĩ Tuần chia sẻ.

Tuy nhiên, vị bác sĩ này cũng thừa nhận rằng, không thể tránh tiêu cực xảy ra như tình trạng quá tải bệnh viện, bác sĩ "làm tiền" hay lách luật để được mở phòng khám tư...

Theo ông Tuần, nếu như ở các bệnh viện của Mỹ, một buổi sáng bác sĩ chỉ khám 10 bệnh nhân thì ở bệnh viện Bạch Mai, một bác sĩ phải khám 50-70 bệnh nhân trong 8 tiếng làm việc.

Hiện tại, tất cả các cơ sở khám chữa bệnh ở Việt Nam hiện nay mới chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu điều trị. Còn chưa kể nhiều bệnh nhân tự chữa ở nhà hay tự mua thuốc.

"Nếu quy định này được áp dụng sẽ dẫn đến tình trạng nhiều người thay vì khám ở bệnh viện tư như trước đó sẽ chuyển vào khám ở bệnh viện công. Điều này khiến cho các bệnh viện công đã quá tải lại càng quá tải thêm.

Tâm lý bệnh nhân cần bác sĩ chứ bác sĩ không cần bệnh nhân cũng dẫn đến nhiều tiêu cực như tặng phong bì cho bác sĩ", bác sĩ Tuần khẳng định.

Ngoài ra, không thể tránh trường hợp xuất hiện tình trạng các bác sĩ giỏi ở bệnh viện công sẽ ồ ạt bỏ ra ngoài làm vì cuộc sống mưu sinh, từ đó cũng dẫn đến tình trạng nhiều người lách luật để được mở phòng khám.

"Tất nhiên, chưa thể trả lời ngay có nên áp dụng quy định này không bởi vì phải để cho thị trường đánh giá. Được hay không tự cơ chế thị trường sẽ nói lên tất cả, chúng ta cứ chờ 3-5 năm nữa sẽ biết", bác sĩ Tuần nói.


Hạn, mặn kỷ lục 100 năm do hồ chứa thượng nguồn

han han, xam nhap man anh huong lon den san xuat cua nguoi dan dong bang song cuu long. anh: ngoc trinh.

Hạn hán, xâm nhập mặn ảnh hưởng lớn đến sản xuất của người dân đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Ngọc Trinh.


Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp nhận định, hạn hán, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long là do hiện tượng suy thoái các con sông trong quá trình phát triển hồ chứa ở thượng nguồn.

Năm 2016, Đồng bằng sông Cửu Long hạn hán, xâm nhập mặn kỷ lục trong 100 năm qua. Mực nước các dòng sông xuống thấp khiến tình trạng này ngày càng thêm trầm trọng.

Vào sâu 70 km, độ mặn gấp 8 lần tiêu chuẩn

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Quang Hoài, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy Lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn đang gây ra những tác động rất lớn đối với sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản.

Một số vị trí dọc theo khu vực ven biển của đồng bằng, từ sông Vàm Cỏ cho đến sông Tiền, sông Hậu, rồi khu vực biển Tây, mặn đều vào sâu hơn từ 30 đến 50 km, độ mặn cao hơn từ 4-7g/lít.

"Như vị trí Bến Lức (Long An), sâu vào trong cửa biển 69 km, độ mặn đã đạt 8,3g/lít, tức là 8,3‰ trong khi tiêu chuẩn để tưới được là 1‰", ông Hoài nói.

Theo ông Hoài, hiện tượng El Nilo dự báo kéo dài đến hết tháng 4, cộng với nước biển dâng cao và việc sử dụng nước phía thượng lưu các con sông ở Đồng bằng sông Cửu Long khiến ảnh hưởng của xâm nhập mặn rất lớn, vừa vào sâu hơn và nồng độ lớn hơn.

Còn Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Văn Thắng thì khẳng định, hạn hán, ngập mặn có nguyên nhân trực tiếp từ hiện tượng suy thoái các con sông. Và thủ phạm của sự suy thoái đó, chủ yếu là do quá trình phát triển hồ chứa ở thượng nguồn.

Ở sông Hồng, mực nước tụt xuống mạnh, các hệ thống lấy nước trước tự chảy giờ không lấy được nữa, như ở sông Đáy, sông Nhuệ... Đồng bằng sông Cửu Long cũng tương tự. Hội chứng này xảy ra thì toàn bộ hệ thống nối sông Tiền, sông Hậu sang phía Kiên Giang không có nguồn nước.

Theo Thứ trưởng Thắng, đây là vấn đề lâu dài nhưng phải tính rất gấp, nếu không 1-2 năm nữa nước về ít, mặn vào rất sâu. Thêm vào đó, mực nước hạ thấp, không lấy nước được sang ngang thì sẽ gây tác động rất lớn đối với Đồng bằng sông Cửu Long.

Ảnh hưởng tới cả vụ hè thu

Theo dự báo, cuối tháng 2 và tháng 3, tình hình xâm nhập mặn giảm dần. Mặn trên sông Vàm Cỏ rút ra khoảng 40 km và sông Tiền, sông Hậu khoảng 25 km. Đây là thời điểm lượng nước ở phía thượng lưu về nhiều hơn.

Tuy nhiên, ông Trần Quang Hoài cho rằng, đây chỉ là hiện tượng tạm thời, trong khi những tác động của hạn hán, xâm nhập mặn đang rất đáng lo ngại.

Thống kê của Bộ Nông nghiệp cho thấy, Kiên Giang là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Vụ đông xuân, tỉnh này mất 30.000 ha; còn những địa phương khác như Tiền Giang, Cà Mau đều từ 20.000 đến 29.000 ha…

Hiện, nhiều hệ thống kênh đã hết nước. Ở Cà Mau có những cống chênh lệch rất lớn giữa ngoài biển với trong đồng, trong đồng chỉ còn 1-2 m nước ngoài biển thì 4-5 m, một số cống yếu sẽ nguy hiểm.

"Những cống này gặp sự cố thì nước mặn sẽ tràn vào đất sản xuất của bà con" – ông Hoài lo lắng.

PGS.TS Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu (ĐH Cần Thơ) cho rằng, các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long chỉ mới bước đầu đối phó với những rủi ro thời tiết ở tầm ngắn hạn (3 đến 5 năm). Về lâu dài, tầm trung hạn (5-10 năm) và dài hạn (trên 10 đến 30 năm), khu vực này rất cần có kế hoạch và hành động ứng phó mang tính đột phá.

 

Để ứng phó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các cơ quan, địa phương theo dõi và thông tin kịp thời về độ mặn của Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam. Đây là cơ sở chỉ đạo, vận hành các công trình thủy lợi. Các địa phương chủ động trong việc tích nước, nạo vét, rồi đóng các cửa cống có thể xâm nhập mặn.

Trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho hay, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn không chỉ ảnh hưởng đến vụ đông xuân mà cả vụ hè thu tới.

Bộ đã chỉ đạo các địa phương cần phải làm sát, cụ thể đến từng huyện, xã và thông tin sâu rộng cho người dân để bà con chủ động tìm biện pháp ứng phó. Các cơ quan chuyên môn phải đề xuất và hướng dẫn các địa phương các giải pháp cần thiết, đặc biệt là về thủy lợi.

“Việc ngăn mặn, tích ngọt cần triển khai cụ thể với từng khu vực. Cục trồng trọt phải vào cùng địa phương bàn tính rất kỹ về mùa vụ và sớm đưa ra gói kỹ thuật trong điều kiện hạn hán, xâm nhập mặn như hiện nay” – Bộ trưởng Cao Đức Phát nói.

Đê bao gây hệ quả xấu

Theo tiến sĩ Dương Văn Ni (ĐH Cần Thơ), nước vào mùa lũ mang nguồn phù sa, thủy sản dồi dào, giúp đẩy xâm ngập mặn ra khỏi đồng bằng. Thời gian qua, các tỉnh thượng nguồn Đồng bằng sông Cửu Long như An Giang, Đồng Tháp phát sinh hàng loạt công trình đê bao khép kín. Thay vì nước lũ được tràn đầy đồng như trước đây, thì nay co cụm lại theo các dòng sông và lại theo sông Mê Kong rút nhanh về các tỉnh phía hạ nguồn.

Hệ quả, nông dân phải gánh khi bắt đầu vào mùa khô, nước đã khan hiếm lại càng rút nhanh hơn khiến hạn hán gay gắt, xâm ngập mặn ngày càng tăng. Theo tiến sĩ Ni, trước mắt cần có kế hoạch khai thác các tiểu vùng đê bao khép kín, biến nơi đây thành các hồ trữ nước vào mùa khô với điều kiện phải đảm bảo lợi ích của người dân trong và ngoài các tiểu vùng.

 


Chủ tịch Quốc hội: “Nhiều thủ tục hành chính của mình cay độc lắm”

chu tich quoc hoi cho rang con qua nhieu thu tuc hanh chinh gay phien ha cho dan

Chủ tịch Quốc hội cho rằng còn quá nhiều thủ tục hành chính gây phiền hà cho dân


“Nhiều thủ tục hành chính để làm gì? Là để có tiền mới xong chứ sao nữa!” – Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói.

Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý một số nội dung lớn của dự án Luật dược (sửa đổi) do bà Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội trình bày tại phiên làm việc sáng nay (23/2) của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết: Nhiều ý kiến nhất trí với dự thảo Luật là cấp chứng chỉ hành nghề có thời hạn 5 năm. Có ý kiến đề nghị quy định cấp Chứng chỉ hành nghề dược một lần kèm theo điều kiện định kỳ cập nhật kiến thức chuyên môn và tiến tới lộ trình cấp Chứng chỉ hành nghề cả nghề y và dược cùng có thời hạn 5 năm khi mà cải cách hành chính có tiến bộ.

”Thường trực Ủy ban thấy rằng, việc cấp CCHN 5 năm/lần tuy phù hợp với thông lệ quốc tế và giúp quản lý được chất lượng hành nghề, cập nhật kiến thức chuyên môn nhưng lại phát sinh thủ tục hành chính, chưa phù hợp với xu thế cải cách hành chính hiện nay”, bà Mai cho biết.

Do còn hai loại ý kiến khác nhau, Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho xin ý kiến Đại biểu Quốc hội 2 phương án: Cấp CCHN có thời hạn 5 năm và cấp CCHN dược 1 lần. Sau đó, Luật sẽ thể hiện theo ý kiến đa số ĐBQH.

Liên quan đến cải cách thủ tục hành chính, bà Trương Thị Mai cho biết, tiếp thu ý kiến của đại biểu, dự thảo Luật đã được chỉnh lý cụ thể tại một số điều thuộc Mục 1 Chương III về hành nghề dược và Điều 60.

Theo đó, thời gian cấp đăng ký gia hạn Giấy đăng ký lưu hành thuốc chỉ còn 3 tháng (theo Luật dược 2005, thời gian này là 6 tháng).

Thời gian cấp Giấy đăng ký lưu hành đối với thuốc mới, giảm từ 18 tháng còn 12 tháng khi đã có đầy đủ dữ liệu lâm sàng của thuốc mới được chứng minh đạt an toàn, hiệu quả.

Điều kiện về thời gian thực hành đối với người xin cấp Chứng chỉ hành nghề dược về cơ bản đã giảm từ 5 năm xuống còn 2 hoặc 3 năm tùy theo vị trí công việc.

Thảo luận về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói: “Tại sao lại không cấp một lần mà 5 năm lại cấp lại? Thủ tục hành chính của mình cay độc lắm, quá nhiều thủ tục gây phiền hà cho người dân. Nhiều thủ tục để làm gì, để có tiền thì mới xong chứ sao nữa!”

“Tự do kinh doanh mà sao nghề chữa bệnh cứu người lại gây cản trở. Chỉ cấp một lần thôi, về sau kiểm tra thấy đủ điều kiện thì hoạt động tiếp, còn không đủ thì thôi chứ sao lại một vài năm lại cấp lại”, ông Nguyễn Sinh Hùng nêu quan điểm.

Kết luận phiên làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị cần nghiên cứu thêm một số nội dung quan tâm đến cải cách thủ tục hành chính, làm sao cho công khai minh bạch, đơn giản hóa các thủ tục; giảm thời gian cấp và gia hạn giấy lưu hành cho các doanh nghiệp kinh doanh dược đang còn gặp nhiều khó khăn.

Liên quan đến thời hạn cấp Chứng chỉ hành nghề, Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết sẽ trình Quốc hội 2 phương án như Tờ trình, đồng thời nhấn mạnh: “Quan tâm giảm bớt nhiêu khê thủ tục khi cấp phép, đừng để người dân phàn nàn. Làm sao phát huy tiềm năng lợi thế Việt Nam cạnh tranh được với thế giới”./.


Nâng tốc độ xe lên 90km/giờ ở đường Vành đai 3 từ ngày 1/3

cac phuong tien luu thong duong vanh dai 3 tren cao.

Các phương tiện lưu thông đường Vành đai 3 trên cao.


Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có đề nghị Sở Giao thông Vận tải Hà Nội điều chỉnh tốc độ đường Vành đai 3 cho phép khai thác từ 80km/giờ hiện tại thành 90km/giờ kể từ ngày 01/3/2016.

Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT (thay thế Thông tư số 13/2009/TT-BGTVT) “quy định về tốc độ và khoảng cách xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ” sẽ có hiệu lực từ ngày 01/3/2016. Theo đó, đường đôi có dải phân cách giữa, xe ôtô con, xe ôtô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt), ôtô tải có trọng tải đến 3,5 tấn sẽ được khai thác với tốc độ tối đa 90km/giờ.

“Đường Vành đai 3 không có giao cắt đồng mức, là đường riêng biệt. Vì vậy, đề nghị điều chỉnh tốc độ cho phép khai thác từ 80km/giờ (hiện tại) thành 90km/giờ kể từ ngày 01/3/2016,” ông Nguyễn Văn Huyện cho hay.

Bên cạnh đó, theo vị Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, thời gian gần đây, việc ùn tắc tại khu vực đường lên, xuống của tuyến đường Vành đai 3 rất dễ xảy ra do các xe đi không đúng làn đường phù hợp, không nhường đường. Để giải quyết phù hợp với tình hình giao thông, tăng năng lực thông hành, giảm nguy cơ ùn tắc, Tổng cục Đường bộ đề nghị Sở Giao thông Vận tải Hà Nội nghiên cứu điều chỉnh vạch sơn, biển báo của tuyến đường này.

Cụ thể, đối với khu vực đường xuống hiện có nhiều trường trường hợp xe muốn rẽ phải để xuống khỏi đường Vành đai 3 nhưng không đi vào làn rẽ phải mà lại đi vào làn sát dải phân cách giữa và đến gần chỗ rẽ mới rẽ phải gây xung đột với các xe đi thẳng làm ùn tắc, mất an toàn giao thông; dải an toàn trên đường xuống rộng khoảng 1-:-2m gây thắt hẹp mặt cắt ngang và năng lực thông xe.

Do vậy, Tổng cục đề nghị bổ sung vạch sơn nét liền kết hợp với sơn nét đứt (hiện có) trên đoạn trước khi ra khỏi đường Vành đai 3 một đoạn phù hợp L = 300-500m; bổ sung, khôi phục vạch mũi tên để báo trước làn đường và hướng đi; điều chỉnh thay vạch sơn nét liền phân cách với dải an toàn trên đoạn đường dẫn bằng vạch sơn nét liền kẻ sát ra mép đường (kẻ đối xứng tương tự như vạch hiện tại phía bên trái); đồng thời điều chỉnh vạch sơn khu vực tiếp giáp cho phù hợp.

Đối với khu vực đường lên thực tế lượng xe và nhu cầu lên đường Vành đai 3 vào giờ cao điểm lớn; khả năng thông xe trên đường Vành đai 3 tốt nhưng đường lên chỉ tổ chức 1 làn xe cơ giới, phần mặt đường còn lại để bố trí dải an toàn rộng 1-:-2m nên đã giảm khả năng lưu thông. Tổng cục đưa ra giải pháp điều chỉnh thay vạch sơn nét liền phân cách với dải an toàn trên đoạn đường dẫn bằng vạch sơn nét liền kẻ sát ra mép đường (kẻ đối xứng tương tự như vạch hiện tại phía bên trái).


Gần 1.180 tỷ đồng xây dựng Quốc lộ 12B đoạn Tam Điệp-Nho Quan

Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh vừa có tờ trình lên Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng Quốc lộ 12B đoạn Tam Điệp-Nho Quan (Ninh Bình) với tổng mức đầu tư hơn 1.178 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ còn dư của các dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên.

Theo ông Dương Hồ Minh, Phó Tổng giám đốc Ban quản lý dự ánđường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 12B là tuyến nối Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn khi sông Hồng xả lũ, phòng chống cháy rừng Quốc gia Cúc Phương, đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Tây Bắc.

Hiện nay, lưu lượng xe, hàng hoá trên hai tuyến Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh không ngừng tăng nhanh, trong khi bề rộng mặt đường 5-5,5m cũng như tình trạng mặt đường trên nhiều đoạn tuyến của Quốc lộ 12B là không đủ đáp ứng nhu cầu liên thông giữa hai tuyến giao thông huyết mạch của cả nước.

“Việc đầu tư xây dựng nâng cấp tuyến Quốc lộ 12B sẽ góp phần nâng cao hiệu quả khai thác tuyến đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 1A đồng thời giảm tải ùn tắc giao thông, nhất là trong mùa du lịch, lễ hội hàng năm,” ông Dương Hồ Minh khẳng định.

Quốc lộ 12B gồm hai đoạn tuyến cần đầu tư với tổng chiều dài khoảng 35km. Cụ thể, đoạn Tam Điệp-Nho Quan có điểm đầu tại Km0+000 tại nút giao với Quốc lộ 1A, Tam Điệp (Ninh Bình), điếm cuối Km30+640 tại ranh giới giữa tỉnh Ninh Bình và Hoà Bình. Đoạn tuyến tránh Nho Quan có điểm đầu Km26+500 (lý trình Quốc lộ 12B), điểm cuối Km29+800 (lý trình Quốc lộ 12B).

Tuyến đường được đầu tư hoàn chỉnh quy mô tuyến theo quy mô đường cấp 3 đồng bằng, tốc độ thiết kế 60-80km/giờ; nền đường rộng 12m, bề mặt đường rộng 7m đồng thời làm mới các cầu Vĩnh Khương, Rịa, Lập Cập; xây dựng thêm một đơn nguyên mới bên cạnh cầu cũ với các cầu Điếm Tổng, Láo, Mí, Sui đảm bảo quy mô của cấp đường


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục