Hàng nghìn ha cà phê bị phá bỏ
Dầu thô chịu phí bảo vệ môi trường 100.000 đồng/tấn
Phải thu mua ca cao theo thỏa thuận liên kết
Chất lượng hồ tiêu Việt Nam ngày càng giảm sút
Dân mất ruộng vì mỏ sắt

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, hiện nay là thời điểm vàng để Việt Nam tiến hành những cải cách mạnh mẽ. Nếu bỏ qua thời cơ này, Việt Nam có thể rơi vào nguy cơ tụt hậu xa hơn, rơi vào bẫy thu nhập trung bình...
Góp mặt tại Lễ công bố Báo cáo Việt Nam 2035 do Ngân hàng Thế giới tổ chức tại Hà Nội sáng 23/2, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư(KHĐT) Bùi Quang Vinh đã có bài phát biểu ấn tượng liên quan tới những cải cách mà Việt Nam cần phải làm nếu không muốn nguy cơ tụt hậu xa hơn.
Mở đầu bài trình bày của mình, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh thẳng thắn, Việt Nam hiện vẫn là một nước nghèo, chúng ta chưa bằng lòng, thoả mãn với những gì đạt được nhất là trong tương quan với các nước bên cạnh có cùng điều kiện.
Nếu đầu thế kỷ 19 (năm 1820) Việt Nam đã có một vị trí rất đáng nể trong khu vực về dân số cũng như quy mô về kinh tế, lớn hơn cả Philippines và Myamar cộng lại; gấp hơn 1,5 lần so với Thái Lan. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam khi đó xấp xỉ mức trung bình của thế giới.
Năm 2014 thu nhập bình quân đầu người của VN chỉ bằng hơn 1/5 mức trung bình thế giới, chỉ bằng hơn 1/3 thu nhập bình quân đầu người của Thái Lan và hơn 1/5 thu nhập của Malaysia.
“Tuy mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhưng nêu qua con số như vậy để thấy hiện nay yêu cầu đổi mới, phát triển đất nước đối với Việt Nam ngày càng cấp bách hơn bao giờ hết” – Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ KHĐT Bùi Quang Vinh lo lắng về nguy cơ tụt hậu, rơi vào bẫy thu nhập trung bình nếu Việt Nam không cải cách mạnh mẽ.
Đưa ra dẫn chứng cho yêu cầu “đòi hỏi phải đổi mới”, người đứng đầu Bộ KHĐT chỉ ra rằng, chỉ 10 năm nữa Việt Nam sẽ qua thời kỳ dân số vàng. Cùng với đó, những dư địa cho tăng trưởng dựa trên tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên khoáng sản .... không còn nhiều lợi thế.
“Việt Nam đang hội nhập sâu hơn, chấp nhận hội nhập là chấp nhận cạnh tranh. Vì thế, nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ là yếu tố sống còn. Việt Nam phải đổi mới hơn nữa nếu không muốn tụt hậu lại phía sau và rơi vào bẫy thu nhập trung bình” – Bộ trưởng Bùi Quang Vinh thẳng thắn.
Nêu cụ thể 3 trụ cột phát triển được đề cập trong báo cáo Việt Nam 2035, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng, để Việt Nam có mức tăng trưởng cao và ổn định liên tục trong 20 năm tới với mức tăng thu nhập bình quân đầu người hàng năm bằng 7% (tương đương GDP 8%/năm), mức thu nhập bình quân đầu người từ 15.0000 – 18.000 USD thì con đường duy nhất là tăng năng suất lao động, yếu tố mà Việt Nam đang rất yếu.
“Lao động trong khu vực phi chính thức cao hơn nhiều so với chính thức, hơn 44% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp – nơi tạo ra giá trị gia tăng thấp. Thị trường các yếu tố sản xuất như vốn, đất đai, tài nguyên khoáng sản được phân bổ chưa theo cơ chế thị trường, chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính...” – Bộ trưởng Vinh nêu rõ.
Ngoài yếu tố năng suất lao động thì nhiệm vụ trước mắt là phải nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả cho các DN tư nhân trong nước bằng cách củng cố nền tảng kinh tế thị trường, bởi sức khoẻ của DN trong nước chính là sức khoẻ của nền kinh tế. Bên cạnh đó, Nhà nước phải thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp, tạo ra môi trường thuận lợi... nhằm tạo ra một làn sóng khởi nghiệp mạnh mẽ trong khối doanh nghiệp.
Đề cập tới trụ cột thứ 2 về công bằng và hoà nhập xã hội, ông Vinh nhấn mạnh, sự phát triển nhanh vận động theo quy chế thị trường sẽ tạo ra sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Vì thế, bên cạnh chính sách phát triển phải đưa ra chính sách đảm bảo sự công bằng cho mọi đối tượng, nhất là đối tượng nghèo trong xã hội.
Cuối cùng, trụ cột thứ 3 được đề cập trong báo cáo Việt Nam 2035 và cũng là trụ cột quan trọng nhất được “tư lệnh” ngành kế hoạch nhắc tới, đó là nâng cao năng lực và trách nhiệm giải trình của Nhà nước.
Theo ông, năng suất trì trệ hiện nay và môi trường yếu kém cho khu vực tư nhân phát triển là do Nhà nước còn thiếu hiệu quả, thiếu sự giám sát của người dân.
Bộ trưởng Bộ KHĐT cảnh báo: “Việt Nam đang đứng trước bước ngoặt của cải cách và phát triển. Thời cơ và thuận lợi rất lớn, nhưng thách thức và khó khăn cũng không ít. Lựa chọn duy nhất của Việt Nam hiện giờ là cải cách dựa trên các trụ cột trên. Không thực hiện được những cải cách đó, chúng ta không thể khai thác cơ hội, không thể vượt qua thách thức và nguy cơ tụt hậu xa hơn, nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình sẽ khó tránh khỏi”.
Theo Nguyễn Hoài
Infonet
Hàng nghìn ha cà phê bị phá bỏ
Dầu thô chịu phí bảo vệ môi trường 100.000 đồng/tấn
Phải thu mua ca cao theo thỏa thuận liên kết
Chất lượng hồ tiêu Việt Nam ngày càng giảm sút
Dân mất ruộng vì mỏ sắt
Trong bối cảnh, Biển Đông tiếp tục leo thang căng thẳng, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương cho rằng, Mỹ nên dỡ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam, giúp Việt Nam nâng cao năng lực an ninh hàng hải và coi đây là cơ hội chiến lược.
Những ngày sau Tết, nông dân vùng trồng chuyên canh sầu riêng ở Tiền Giang phấn khởi bởi giá loại trái cây đặc sản này đang tăng mạnh và nhờ đó bà con được hưởng lợi.
Hàng loạt giàn khoan dầu nằm phơi nắng
Chủ tịch phường lên tiếng về tin đồn Hoài Linh 'bị dỡ nhà thờ tổ'
Truy tố nữ Phó phòng giúp sức cho siêu lừa Huyền Như
Đồng Nai dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Cước taxi chỉ giảm 300-600 đồng/km
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, điều kiện tiên quyết để đổi mới, cải cách là xác định lại vai trò của nhà nước trong mối quan hệ với thị trường và xã hội, và bài viết của Thủ tướng đã nhấn rất mạnh yêu cầu đó.
Cấm bác sĩ bệnh viện công mở phòng khám tư: Phong bì, quá tải, lách luật... càng bức bối hơn?
Hạn, mặn kỷ lục 100 năm do hồ chứa thượng nguồn
Chủ tịch Quốc hội: “Nhiều thủ tục hành chính của mình cay độc lắm”
Nâng tốc độ xe lên 90km/giờ ở đường Vành đai 3 từ ngày 1/3
Gần 1.180 tỷ đồng xây dựng Quốc lộ 12B đoạn Tam Điệp-Nho Quan
Đây là ý kiến của ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Bất động sản Đất Lành về vấn đề đang gây xôn xao giới bất động sản khi tới đây Ngân hàng Nhà nước giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn để hạn chế vốn vào thị trường bất động sản.
Trong vòng 20 năm tới tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người tối thiểu phải đạt 6,0%/năm để tiến tới mức thu nhập bình quân là 7.000 USD vào năm 2035.
Thu giữ hàng nghìn phụ tùng ô tô nghi trộm cắp ở Hà Nội
Donald Trump lại gây sốc với tuyên bố giành lại việc làm từ Việt Nam
Bình Thuận phải cắt giảm hơn 15.000 ha lúa vì hạn hán
Tránh phải khiếu nại khi vay tiêu dùng
Nhà Bè được hoán đổi đất nông nghiệp lấy đất ở tại dự án nhà ở
Indonesia đánh chìm 27 tàu cá của Việt Nam và ba nước khác
Hướng dẫn đóng BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp
Chém cảnh sát hình sự để giải vây cho đồng phạm
Bí thư Đinh La Thăng tìm giải pháp chống quá tải bệnh viện ở TP.HCM
Quảng Ngãi kỷ luật 50 công chức, viên chức vi phạm pháp luật
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự